Cùng với các nền tảng lớn trên khắp thế giới như Tencent, Weibo, MySpace, X, Deezer, LinkedIn, AdultFriendFinder, Adobe, Canva, VK, Daily Motion, Dropbox, Telegram…, ứng dụng Zing của Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nguồn rò rỉ dữ liệuđược xếp hạng ở cấp độ ‘nguy hiểm cao’, với 164 triệu hồ sơ người dùng được thống kê.
Theo các chuyên gia an ninh quốc tế, mặc dù số lượng hồ sơ bị rò rỉ rất lớn, song chúng có thể có nhiều bản sao do được tập hợp lại từ nhiều cuộc tấn công khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá sơ bộ về tính chất dữ liệu bị rò rỉ cho thấy chúng đều chứa nhiều thông tin nhạy cảm, không chỉ là thông tin xác thực đơn thuần.
Điều đó có nghĩa là chúng đã được tin tặc tập hợp một cách có chủ đích, chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc tấn công mạng quy mô lớn trong thời gian tới. Dữ liệu dạng này sẽ là nền tảng để tin tặc triển khai các hình thức tấn công như đánh cắp danh tính ở quy mô chưa từng có, lừa đảo bằng kỹ thuật xã hội, các cuộc tấn công mạng có chủ đích đối với cá nhân hoặc tổ chức và truy cập trái phép vào các tài khoản cá nhân.
Đặc biệt, các chuyên gia dự đoán khả năng sẽ có sự gia tăng đột biến các cuộc tấn công nhồi thông tin xác thực ngay trong những tuần tới, sau khi kho dữ liệu này bị các chuyên gia phát hiện và công bố.
Đây là phương pháp tự động sử dụng tên người dùng và mật khẩu đã đánh cắp được để giành quyền truy nhập trái phép vào các tài khoản trực tuyến.
Những người dùng có thói quen sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản trên các nền tảng ứng dụng khác nhau sẽ đối mặt với nguy cơ bị chiếm quyền kiểm soát tài khoản trên hàng loạt các ứng dụng khác nhau.
Người dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình trước tác động của vụ rò rỉ dữ liệu này?
Với quy mô của vụ rò rỉ, tất cả người dùng Việt Nam trên nền tảng trực tuyến, đặc biệt là Zing, cần nhanh chóng thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản. Việc lựa chọn các mật khẩu mạnh là một trong những cách thức tối ưu để tự bảo vệ mình trước nguy cơ của các cuộc tấn công.
Đồng thời, người dùng nên lựa chọn kích hoạt phương thức bảo mật xác thực đa yếu tố cho tất cả các ứng dụng có sẵn, giám sát các nỗ lực lừa đảo và không chia sẻ quá mức thông tin cá nhân trực tuyến.
Người dùng cũng có thể chủ động kiểm tra xem tài khoản của mình có bị rò rỉ hay không bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí.
Về lâu dài, người dùng Internet được khuyến cáo nên sử dụng trình quản lý mật khẩu bảo mật độc lập để có thể tạo ra mật khẩu dài và ngẫu nhiên cho các tài khoản trực tuyến. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, thậm chí có thể cân nhắc sử dụng khóa bảo mật phần cứng.
Quy mô của vụ rò rỉ khiến nhận thức của cá nhân và các biện pháp bảo mật chủ động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trước tình trạng lộ dữ liệu chưa từng có này.
(theo NBC)
Tại hội nghị, những người làm báo trên địa bàn tỉnh được Thạc sĩ Hoàng Thị Bích Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia, thường trực Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí, Cục Báo chí giới thiệu, hướng dẫn các cơ quan báo chí về chuyển đổi số; vai trò, sự cần thiết phải chuyển đổi số báo chí; kết quả chuyển đổi số báo chí tại Việt Nam.
Các đại biểu cũng được giới thiệu về Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí (theo Quyết định 1827/QĐ-BTTTT ngày 24/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông); hướng dẫn cơ quan báo chí áp dụng Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí.
Ngoài ra, các đại biểu được hướng dẫn kỹ năng sản xuất các sản phẩm báo chí số chất lượng cao phục vụ công tác tuyên truyền, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu quả các nền tảng số; giới thiệu các thực tiễn tốt, điển hình trong quá trình chuyển đổi số báo chí...
Dịp này, đội ngũ người làm báo trên địa bàn tỉnh cũng trao đổi kinh nghiệm và định hướng thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí; đánh giá thực trạng, cơ hội và thách thức trong công tác chuyển đổi số báo chí tại tỉnh; đưa ra các giải pháp, kế hoạch nhằm thúc đẩy chuyển đổi số báo chí trong thời gian tới.
Theo Mai Dương (Báo Lào Cai)
" alt=""/>Lào Cai: Hơn 100 đại biểu được tuyên truyền về chuyển đổi số báo chíDù còn nhiều lỗi sai về chính tả, sự ngây ngô trong câu từ nhưng "lá thư" vẫn thể hiện rõ nỗi niềm của con trẻ.
![]() |
![]() |
Trong "thư", cậu bé nhắc đến áp lực từ bố mẹ khi lúc nào cũng đòi hỏi con phải được 9, 10 điểm và không hài lòng, thậm chí đánh đòn khi chỉ được 7, 8 điểm.
“Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết… Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền”, những dòng chia sẻ non nớt của học sinh lớp 4 khiến người lớn không thể không suy ngẫm.
Cậu bé cũng nói đến việc bị cấm xem tivi, điện thoại nhưng chính bố mẹ lại không làm được. “Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con”, thư viết.
Kết “thư”, cậu bé cảm ơn bố mẹ đã sinh mình ra đời nhưng bày tỏ mong muốn có được sự thông cảm và thấu hiểu hơn.
“Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học. Lúc đấy con bực mình lắm. Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con” là chia sẻ dễ thương của cậu bé.
"Lá thư" đáng yêu nhưng cũng gửi gắm nhiều thông điệp từ cậu học sinh ở Hà Nội này có lẽ cũng là sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình.
Dưới đây là nguyên văn "bức thư".
“Điều em muốn nói
Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con.
Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào. Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình. Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi. Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con. Bố mẹ luôn nói con có làm được gì đâu mà áp lực nhưng bố mẹ nghĩ thế là đã quá sai rồi. Bởi vì áp lực lớn nhất của con là thi phải được 10; 9 nhưng khi được điểm kém con lại bị anh đánh. Đấy chính là áp lực lớn nhất của con. Vì nhiều khi bố mẹ cấm con đi chơi, cấm con xem tivi, điện thoại xong bố mẹ lại nói con lười không chịu đi vận động. Đến con đọc truyện bố mẹ cũng nói.
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra đời nhưng con nghĩ bố mẹ phải thông cảm và hiểu con hơn. Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, lúc đấy con bực mình lắm.
Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con”.
Thanh Hùng
- Những bức ảnh của Hương Ly khiến nhiều học sinh lớp 12 cảm thấy “đồng cảnh ngộ” vì kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đang cận kề.
" alt=""/>Học sinh lớp 4 viết thư phản đối áp lực điểm 10 của bố mẹ