Căn nhà có diện tích 45m2, 3 tầng được xây dựng từ thập niên 90 của thế kỷ trước với kiến trúc cũ kỹ được nữ chủ nhân “hô biến” thành một nơi đầy mộng mơ. |
Phòng khách trước và sau cải tạo. |
Đó là nhà của chị Hoàng Minh Thương (30 tuổi - Thanh Xuân, Hà Nội). Chị Thương làm trong ngành du lịch, yêu thiên nhiên và thường đi khắp nơi trải nghiệm cuộc sống.
Chị đã dành khoản tiền lớn, dự định năm 2020 sẽ đi du lịch 6 tháng qua Nam Mỹ, châu Mỹ, Tây Á nhưng dịch Covid-19 đã khiến kế hoạch phải dừng lại.
Lúc này, chị dồn toàn bộ tiền tiết kiệm mua căn nhà nằm ở khu vực Thanh Xuân và cải tạo lại theo đúng sở thích của mình. Căn nhà có 3 phòng ngủ, 3 nhà vệ sinh, 1 sân phơi, 1 bếp, 1 khách.
 |
Gian bếp được thiết kế hiện đại. |
“Số tiền đó tôi dư sức mua được căn hộ chung cư cao cấp nhưng không hiểu sao, ngay lần đầu đến xem, tôi đã có cảm tình và quyết định đặt tiền mua”, chị Thương nhớ lại.
Mặc dù xây được 30 năm nhưng kết cấu tường còn tốt và chắc chắn. Chị Thương muốn giữ lại phong cách cổ điển của ngôi nhà nên tận dụng lại: Đèn chùm, quạt trần, cửa nhà.
Sau một tuần nhận nhà gia chủ mới bắt đầu lên ý tưởng sửa chữa. Thời gian thi công khoảng 4 tháng. Do là người cầu toàn, phần đèn trang trí, thiết bị vệ sinh và các vật dụng khác chị đặt mua theo sở thích.
 |
Phòng khách tông trắng sáng, nhã nhặn theo phong cách Hàn Quốc. |
“Nếu thuê kiến trúc sư làm, chỉ mất khoảng 1 - 2 tháng nhưng tôi thích tự bài trí. Thời gian sửa nhà, tôi bận đi công tác, chạy giữa các tỉnh nên công trình bị chậm tiến độ, vì đợi tôi về mua đồ”, Thương nói.
Chị Thương thích kiến trúc lãng mạn của Pháp và sự tối giản, tông màu hiện đại của Hàn Quốc nên đã phối hợp 2 phong cách với nhau.
Chi phí gia chủ bỏ ra là gần 500 triệu cho tất cả cải tạo, nội thất, đồ dùng vật dụng, đồ điện tử.
 |
Giường ngủ và bàn phấn cùng tông màu với sàn. |
Trong căn nhà, chị Thương yêu nhất phòng ngủ ở tầng 2. Chị mong muốn có phòng ngủ rộng nên không làm ban công mà xây kéo dài hết diện tích đất, thay cửa kính to lấy ánh sáng cho phòng. Phòng vệ sinh ở đây có bồn tắm, kính ngăn phòng nhìn xuyên ra phòng ngủ.
 |
Nhà vệ sinh tầng 2 ốp gạch men trắng, bồn rửa mặt tích hợp với tủ đựng đồ. |
 |
Nhà tắm có cửa kính to, nhìn ra phòng ngủ. |
Ngoài ra, phòng được đặt một xích đu mây treo trần. Đây là nơi gia chủ ngồi đọc sách và thư giãn khi mệt mỏi.
 |
Xích đu mây treo trần tạo điểm nhấn cho phòng. |
 |
Hành lang trồng cây cảnh và đặt bể cá. |
 |
Phía ngoài căn nhà. |

Ngôi nhà bên gốc tùng già ở Đà Lạt đẹp như châu Âu
Ngôi nhà bằng gỗ ở Đà Lạt của vợ chồng chị Việt Anh mang phong cách farmhouse được ví như không gian ở châu Âu.
" alt=""/>Sự thay đổi ngoạn mục của căn nhà cũ xây từ thập niên 90
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo về tiến độ triển khai xây dựng Chương trình phát triển đô thị TP.HCM, TP.Thủ Đức giai đoạn 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050, cũng như đề án đề nghị công nhận TP.Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc TP.HCM. Để triển khai các chương trình phát triển đô thị nói trên, UBND TP.HCM chấp thuận thành lập tổ công tác liên ngành. Tổ công tác này sẽ do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ trưởng, Giám đốc Sở Xây dựng làm tổ phó và thành viên là lãnh đạo các cơ quan liên quan.
 |
Chương trình phát triển đô thị TP.Thủ Đức dự kiến phê duyệt vào tháng 1/2022. |
Quá trình lập Chương trình phát triển đô thị TP.HCM và TP.Thủ Đức, Sở Xây dựng đã ký 2 hợp đồng với đơn vị tư vấn là Viện Nhà ở và Công trình công cộng thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia – Bộ Xây dựng.
Tổng giá trị 2 hợp đồng nói trên hơn 5,5 tỷ đồng. Trong đó, một doanh nghiệp bất động sản tài trợ đã ứng trước hơn 1,6 tỷ đồng cho đơn vị tư vấn.
Hiện Sở Xây dựng TP.HCM đã phối hợp với đơn vị tư vấn cập nhật số liệu liên quan thực trạng phát triển đô thị TP.HCM. Trong khi đó, vẫn còn thiếu thông tin, tài liệu liên quan đến đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM và đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức.
Dự kiến tiến độ trình, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung TP.HCM hoàn tất vào tháng 2/2021, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM vào tháng 9/2021.
Dự kiến thời gian hoàn tất nhiệm vụ quy hoạch chung và đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức dự kiến thời gian hoàn tất lần lượt là tháng 4/2021 và tháng 10/2021.
Trải qua 8 bước, Chương trình phát triển đô thị TP.HCM và TP.Thủ Đức dự kiến sẽ được phê duyệt vào tháng 1/2022.
Trên cơ sở nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Đề án thành lập TP.Thủ Đức vào tháng 3/2019, TP.HCM mới chỉ lập báo cáo rà soát, đánh giá khu vực dự kiến thành lập TP.Thủ Đức theo tiêu chí đô thị loại I để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.
Để thực hiện, Sở Xây dựng đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn và doanh nghiệp tài trợ. Theo đó, một doanh nghiệp bất động sản đã tài trợ kinh phí 2,1 tỷ đồng để đơn vị tư vấn lập báo cáo rà soát, đánh giá khu vực dự kiến thành lập TP.Thủ Đức.
Đến nay, nội dung công việc nói trên đã hoàn thành, 3 bên đã ký biên bản nghiệm thu khối lượng công việc.
Việc lập đề án đề nghị công nhận TP.Thủ Đức là đô thị loại 1 sẽ được thực hiện theo trình tự 10 bước, trong đó phải đáp ứng những cơ sở pháp lý về quy hoạch chung TP.HCM và Chương trình phát triển đô thị TP.Thủ Đức. Kinh phí lập đề án này được lấy từ nguồn vốn ngân sách.

Môi giới rao bán cả đất quy hoạch công viên, đường giao thông ở TP.HCM
Quy hoạch đất công viên cây xanh và đường dự kiến thế nhưng khu đất hơn 757m2 tại P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM lại đang được một số môi giới mua bán bằng hình thức đặt cọc giữ chỗ, hợp đồng góp vốn.
" alt=""/>Kinh phí rà soát khu vực thành lập TP.Thủ Đức do doanh nghiệp chi trả