Các bình luận của người dùng mạng về trang phục của Thanh Thanh Huyền: "Đưa nét đẹp, hình ảnh con người Việt Nam ra bạn bè quốc tế đâu không thấy, chỉ thấy phản cảm", "Phản cảm lắm nhé, nhìn chật chội quá", "Trang phục không xấu nhưng cách tạo dáng phản cảm",...
Chia sẻ với VietNamNet, Thanh Thanh Huyền đã đọc và nắm vấn đề. Cô giải thích mình lựa chọn trang phục phù hợp với bối cảnh hồ bơi tại khách sạn để tập luyện cho phần thi áo tắm diễn ra tối 9/2.
Người đẹp cho hay: "Tôi chỉ mặc khi tập luyện trình diễn áo tắm chứ không bao giờ mặc như vậy ra đường".
Trước câu hỏi: "Thanh Thanh Huyền rút kinh nghiệm thế nào khi diện trang phục và cách tạo dáng gây tranh cãi?", cô xin không chia sẻ thêm.
Những ngày qua, Thanh Thanh Huyền cùng gần 40 thí sinh đại diện các quốc gia đang tham gia cuộc thi Miss Charm International 2023 - cuộc thi nhan sắc quốc tế đầu tiên do người Việt tổ chức.
Trong những hoạt động bên lề thuộc khuôn khổ cuộc thi, cô nổi bật với tinh thần hăng hái, nụ cười đẹp và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát.
Vài ngày trước, video quay cận cảnh gương mặt của Thanh Thanh Huyền tại sự kiện công bố cô là thí sinh Việt Nam dự thi Miss Charm 2023 cũng từng gây tranh luận. Cụ thể, qua camera điện thoại, cô lộ da mặt sần sùi, bị nhiều khán giả chê kém sắc.
Thí sinh 27 tuổi đã phản hồi: "Tôi mong mọi người hãy gặp ở ngoài để thấy gương mặt thế nào. Lúc nào tôi cũng trong tâm thế thể hiện bản thân tốt nhất.
Không chỉ tôi mà hầu hết thí sinh đều thấy áp lực trước ý kiến trái chiều của khán giả. Các bạn chia sẻ rằng ở nước mình, dư luận luôn nghĩ hoa hậu phải hoàn hảo. Tôi tin sau cuộc thi, các thí sinh, ban tổ chức và khán giả sẽ có cảm nhận riêng về mình".
Trường Giáo dưỡng số 2 là một trong 3 trường giáo dưỡng thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an), tiếp nhận học sinh thuộc 28 tỉnh, thành miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Học sinh ở đây chủ yếu là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, vi phạm pháp luật, từ trộm cắp, gây rối trật tự, cướp tài sản tới hiếp dâm; vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép ma túy, thậm chí giết người.
Trung tá Lưu Hồng Thanh cho biết, có thời điểm tới hơn 80% học sinh là người dân tộc thiểu số, đến từ các vùng sâu, vùng xa, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên công tác giảng dạy văn hoá cho các em tương đối vất vả. Rất nhiều học sinh khi mới vào trường không biết đọc, không biết viết, thậm chí không biết nói tiếng Kinh.
“Học sinh ở các trường phổ thông bên ngoài có ý thức học tập, rèn luyện và muốn học, việc dạy đã khó, huống chi học sinh của chúng tôi là những đứa trẻ nhận thức, suy nghĩ đôi phần còn sai lệch, hầu hết có tâm lý ngại học, lười học, thậm chí không cần học. Nếu hỏi, đa phần các em sẽ nói thích học nghề và đi lao động hơn, chứ không muốn học văn hóa”, thầy giáo chia sẻ.
Theo thầy Thanh, hầu như học sinh trường giáo dưỡng chỉ nhớ và nhận thức được ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày đặc biệt trong năm bởi trong khuôn viên trường có băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền.
“Học sinh hăng hái phát biểu, đạt điểm tốt trong dịp này một phần cũng vì quyền lợi của chính các em (nếu kết quả học tập tốt, học sinh được khen thưởng và được giảm thời gian chấp hành tại trường giáo dưỡng - PV). Đối với thầy, cô ở trường giáo dưỡng, ngày 20/11, được nhận một bó hoa hay một tấm thiệp chúc mừng từ học trò vẫn là mơ ước. Khi ở trường, các em không có điều kiện; còn ra trường rồi, việc học sinh cũ quay lại tri ân thầy, cô ở trường giáo dưỡng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam là điều chưa từng có”, thầy Thanh bộc bạch.
Thầy tâm sự, cứ mỗi dịp 20/11, bản thân có đôi chút bùi ngùi. Điều những thầy cô giáo nơi đây thiệt thòi hơn so với các đồng nghiệp khác là không khí rộn ràng, ấm áp của những cuộc gặp gỡ, hàn huyên thầy trò, của tình cảm tri ân, chứ không phải về vật chất.
Thầy Thanh cho hay, thầy rất thấu hiểu nỗi niềm của cán bộ giáo viên nhà trường, bởi bản thân ông đã 22 năm làm việc tại đây. “Những năm công tác, tôi chưa từng nhận được hoa từ học trò trong dịp này. Hoa hay quà thực ra chỉ là biểu hiện bên ngoài, điều chúng tôi thật tâm mong muốn là sự ghi nhận, là lòng biết ơn chân thành của các thế hệ học sinh đã trưởng thành từ ngôi trường với những nỗ lực, lo âu, trăn trở mà các thế hệ giáo viên của trường dành cho”, ông Thanh nói.
Song theo thầy Thanh, đặc thù của nghề dạy học cho trẻ từng vi phạm pháp luật tuy còn nhiều khó khăn, thầm lặng nhưng cũng rất vinh quang và hạnh phúc. Điều vui nhất và có lẽ cũng là món quà ý nghĩa nhất trên hành trình “uốn lại những mầm xanh” của thầy cô giáo nơi đây là góp phần giúp các học sinh sau khi ra trường trở thành người lương thiện, có công ăn việc làm ổn định, sống có trách nhiệm với xã hội.
Chia sẻ về HLV, Nikkie cho biết Mai Ngô rất cá tính, khác biệt, luôn có ngọn lửa bùng cháy với nghệ thuật trong người, khiến cô bị lôi cuốn.
Đỗ Phong