Căn nhà của cụ Đỗ Thị Hảo (88 tuổi - Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) nằm ở xóm 7. Ba năm nay, cụ chuyển sang xóm khác, sống cùng vợ chồng con trai, sau khi chồng qua đời.Cụ chia sẻ, mình sống cùng con không phải do sức khỏe yếu mà sợ nhớ chồng, tủi thân lại khóc. Trước đó, cụ đã quen với tiếng gọi: “Bà ơi, ra ăn sáng” của cụ ông.
 |
Cụ Đỗ Thị Hảo từng chết đi, sống lại. |
Hai mươi ba năm trước, cụ Hảo từng “qua đời” nhưng sau đó sống lại trước sự ngỡ ngàng của gia đình. “Tôi tưởng ông ấy để tang vợ, không ngờ, tôi lại để tang chồng”, cụ Hảo rơm rớm nước mắt nói.
Câu chuyện của cụ Hảo vẫn thường được bà con dân làng kể lại cho những vị khách phương xa.
Ly kỳ chuyện người chết sống lại
Ông Nguyễn Văn Thảo (SN 1963) - con trai cụ Hảo chia sẻ, mẹ ông sức khỏe kém. Năm 1997, cụ đau ốm liên miên, điều trị thuốc men cả năm không đỡ. Trong bàng quang của cụ có nhiều sỏi, đau buốt.
 |
Ông Thảo - con trai cụ Hảo kể lại câu chuyện của mẹ mình. |
Một lần, cụ nằm viện suốt nửa tháng, tình trạng ngày càng xấu, bỏ ăn. Bác sĩ khuyên gia đình chuẩn bị tâm lý, đưa cụ về nhà chăm sóc, được ngày nào hay ngày đó. Vợ chồng ông Thảo đành đưa mẹ về, đút từng thìa nước cháo cho mẹ cầm hơi.
“Nhà tôi cách nhà bố mẹ khoảng 3km. Hôm ấy, sau khi vệ sinh cá nhân cho mẹ, tôi về nhà tranh thủ chợp mắt. Vì mấy tuần cụ nằm viện, tôi xuyên đêm trông nom.
Khoảng 11h đêm, có người làng chạy vào báo hung tin, mẹ tôi đã qua đời”, ông Thảo nhớ lại.
Hai vợ chồng con trai vào đến nơi, cụ Hảo đã được buộc tay, buộc chân, khăn phủ kín mặt. Hàng xóm đang mang gạo sang thăm hỏi, bên cạnh là bát cơm úp lồng, 2 cái bát kê dưới lưng.
Ông Thảo cho biết, theo phong tục địa phương, gia đình nào vừa có người mất, hàng xóm sẽ mang gạo sang thăm, người nhà làm thủ tục buộc 2 ngón tay cái, 2 ngón chân cái vào nhau. Đồng thời, họ lấy 2 bát lật úp, kê dưới lưng.
“Bố tôi kể, mẹ tôi ăn cháo, uống thuốc xong một lúc, tay chân bắt đầu cứng đờ, lạnh toát, không còn phản xạ, ngừng thở. Cụ run rẩy, nhờ hàng xóm vào gọi con”, ông Thảo nói tiếp.
Đêm muộn nhưng hàng xóm láng giềng, họ hàng kéo đến nhà cụ Hảo khá đông, bàn bạc, giúp đỡ gia đình lo tang ma. Ai vào đều khẳng định cụ Hảo đã “đi”.
 |
Từ ngày "sống lại", cụ Hảo gầy nhưng khỏe hơn trước. |
Những người già trong nhà dự tính, khoảng 2h nữa sẽ làm công tác khâm liệm, nhập quan. Ông Thảo gọi điện nhờ người mua hộ áo quan, mời thầy về làm lễ… Những nén nhang bắt đầu được thắp lên.
"Do đêm khuya, gia đình tôi cũng chưa ra UBND khai tử cho mẹ theo thủ tục", ông Thảo nói.
Khi ông Thảo ngồi bên cạnh, lòng đầy đau đớn vì mất mẹ, bỗng thấy đôi mắt cụ Thảo khe khẽ động đậy, miệng mấp máy.
Mười phút sau thì cụ Hảo choàng mở mắt ra, thấy con trai liền hỏi: “Sao lại trói mẹ thế con?”. Ông Thảo ngỡ ngàng, người cứng đờ ra vì cảnh tượng kỳ lạ.
Ông định thần lại rồi gọi người nhà vào, nhanh chóng tháo dây buộc tay, chân mẹ ra.
 |
Cụ bà gần 90 tuổi vẫn còn tinh tường. |
"Lúc mở mắt, tôi chỉ nghĩ mình vừa ngủ dậy, không biết mình vừa “chết”. Đến lúc con trai cởi dây trói, tôi thấy cộm cộm dưới lưng, liền đưa tay sờ, thấy 2 cái bát úp. Hóa ra, mọi người tưởng tôi đã chết nên làm thủ tục như vậy”, cụ Hảo mỉm cười tiếp lời con trai.
Trong trí nhớ của cụ Hảo, hôm ấy, nhà nhốn nháo người, tiếng khóc xen lẫn tiếng sụt sùi, gọi tên mình. Cụ nhổm người, ngồi dậy, cả làng nghe tin, kéo đến xem.
Chia sẻ về giây phút “âm-dương”, cụ Hảo cho hay, cụ nghĩ mình ngủ say, mơ một giấc mơ lạ rồi giật mình tỉnh dậy, không có gì quá đặc biệt.
Mỗi ngày ăn 4 bát cơm, đi chăn bò
Sau khi tỉnh dậy, sức khỏe cụ Hảo dần khá hơn, ăn uống ngon miệng. Con dâu cụ là bà Nguyễn Thị Ngọc (SN 1963) cho mẹ chồng uống thuốc tây y, kết hợp xoa bóp thuốc Nam, dần dần cụ đi lại được.
 |
Bà Ngọc là người trực tiếp chăm sóc cụ Hảo vài năm gần đây. |
Cụ Hảo không đi cấy nữa, bàn với chồng vay mượn, mua đôi bò về chăn thả. “Tôi bảo với ông Cù (chồng cụ Hảo - nv): “Tôi không ra ruộng được, ông mua cho tôi đôi bò, tôi chăn cho vui, vừa có tiền, vừa khuây khỏa. Giờ còn sức khỏe, ở nhà ăn rồi ngủ, tay chân thừa thãi, càng ốm thêm”.
Vợ chồng cụ Hảo sống riêng, ngày ngày cụ Hảo lùa bò ra đồng, trưa về thổi cơm, làm vườn. Ngoài cặp bò, vợ chồng cụ Hảo nuôi thêm đàn vịt, lấy trứng, tăng gia. Cách đây 3 năm, cụ Cù mắc bạo bệnh, đột ngột qua đời.
Cụ Hảo nhớ thương chồng, khóc hết nước mắt. Con trai đón mẹ sang sống cùng, tiện việc chăm sóc. Cụ định không đi nhưng ở nhà, thấy đâu cũng có bóng dáng người chồng quá cố nên đành thu dọn theo con.
 |
Cụ bà 88 tuổi vẫn tự dọn dẹp nhà cửa, đi lại nhanh nhẹn. |
Bà Ngọc cho biết, mỗi bữa, bà xới 2 bát cơm, chuẩn bị ít thịt, cá, canh, bưng xuống mời mẹ chồng. Cụ Hảo ăn tốt, không để thừa đồ ăn bao giờ.
“Bốn năm trước, mẹ tôi ốm một trận cũng “thập tử, nhất sinh”, phải mổ lấy sỏi ra. Người đã gầy càng teo tóp, chúng tôi sợ cụ không qua khỏi. Bố chồng tôi khỏe mạnh, chăm vợ cẩn thận. Ai ngờ, mẹ tôi mổ năm trước, năm sau bố tôi mất”, bà nói.
Theo bà Ngọc, đến giờ cụ Hảo vẫn minh mẫn, nhớ cả những chuyện từ lúc còn nhỏ, xem ti vi, quét nhà bình thường. Việc vệ sinh cá nhân, cụ tự làm, không lệ thuộc vào con cháu.
“Hôm nào cụ mệt, mới đồng ý để tôi rửa mặt, chải đầu cho”, con dâu cụ Hảo nói thêm.
Ông Trần Thanh Chinh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Quang Thiện thông tin: "Trường hợp cụ Hảo là người cao tuổi tại địa phương. Chuyện cụ chết đi, sống lại tôi không nắm rõ, chỉ nghe phong thanh.
Vì nếu gia đình có người mất, sẽ phải làm thủ tục khai tử, kế hoạch tổ chức tang ma, báo cáo lên chính quyền địa phương theo quy định pháp luật.
Có thể, thời điểm đó, cụ mới chỉ bất tỉnh, rồi hồi sức lại, gia đình chưa báo ra chính quyền".

Cụ bà 82 tuổi tay không đánh thắng gấu ở vườn nhà
Một cụ bà Nhật Bản 82 tuổi đã dũng cảm chiến đấu chống lại một con gấu đen châu Á ở ngay sân sau vườn nhà mình bằng tay không và bất ngờ giành chiến thắng.
" alt=""/>Cụ bà bất ngờ sống lại khi gia đình đang lo hậu sự ở Ninh Bình

 |
Các thực khách xếp hàng trước một quán phở gia truyền ở Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Trong các thương hiệu phở Hà Thành, Tư lùn từng được đi vào văn chương, báo chí nhiều nhất.
Tôi biết rõ ngôi nhà số 23 phố Hai Bà Trưng ấy từ ngày mới về nước năm 1958. Hồi đó, cụ Tư còn khoẻ và luôn đứng bán hàng. Cụ có dị tật ở tay phải, hơi ngắn và cong. Chính vì thế, tay cầm dao luôn gần mặt thớt và động tác của cụ thật khó quên khi đè dao miết thịt bò rồi lấy lên đặt trên miệng bát, đoạn với tay cắt 2 củ hành, xẻo lát gừng tươi rồi đập đánh ‘đét’ một cái, xong xuôi mới múc nước dùng thơm phức… Khác hẳn bây giờ, người ta lấy miếng thịt bò cho vào muôi rồi nhúng vào nồi, còn gừng đã băm sẵn.
Cũng như những ngành nghề khác, sự thăng trầm trong nghề phở là tất yếu. ‘Bản đồ phở’ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20 ở Hà Nội sừng sững những cái tên phở Dung và phở Đức ở ngõ Tràng Tiền. Đến nỗi nhiều học sinh trường Việt Đức vẫn nhớ câu: ‘Mê phở bò phải hỏi hàng ông Nguyễn Dung’.
Giờ ông bà Dung mất đã lâu và ngôi nhà đã chuyển sang bán cơm hộp. Phở Đức xưa cũng không còn kinh doanh món này. Ngay phở Sướng, cũng là thương hiệu gạo cội của Hà thành, sau khi mở lại tại Trần Quý Cáp rồi chuyển về Đinh Liệt, chất lượng cũng thua sút ngày nào, không còn mấy sức hấp dẫn.
Với sự cẩn trọng và gu ẩm thực của mình, tôi cho rằng ‘top’ 10 phở bò Hà Nội vẫn là Hàng Đồng, Tư lùn, Thìn, Lý Quốc Sư (cũ), Bát Đàn, Bắc Hải, Cồ Cử, Lý Sáng và 2 lính mới ở Gia Lâm và qua cầu Vĩnh Tuy.
Nhân du xuân lại nhớ phở Lý Quốc Sư thời bao cấp, thoạt đầu là tổ hợp tác do một bà cụ cầm chịch, phở vừa ngon vừa rẻ, mỗi tội phải xếp hàng dài dằng dặc. Nay Lý Quốc Sư được ‘nhân bản’, chất lượng kém hẳn và chỉ còn vớt vát lại nhờ món phở xào.
Nhưng phở xào thì Tư lùn vẫn là hạng nhất.
 |
Phở - món ăn 'thương hiệu' của Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Các thực khách cũng ưa phở xào ở đầu phố Hàng Buồm, chỉ bán buổi tối: đĩa phở săn khô dễ ăn. Một địa chỉ khác là phở Thanh Hà ở Lạc Trung với nồi nước dùng thật to – một tiêu chí hàng đầu về phở gia truyền.
Phở gốc ban đầu chỉ có phở bò với mấy loại thịt: chín, tái, sốt vang. Sau người ta thêm món gầu, bây giờ giới trẻ thích cả bắp bò.
Ở Nam Định – nơi có dòng phở khá ngon, từng thấy quán to rất nổi tiếng ở phố Nguyễn Du, tô nào cũng kèm quả trứng gà luộc đã bóc vỏ. Tuy vậy, những người ưa lý số lại tối kị để trứng vào trong tô phở. Theo họ, trứng thuộc mệnh kim, còn phở mệnh mộc, để cùng sao được!
Phở kèm quẩy phổ biến hơn cả. Xưa, ngày Tết một số hàng phở lại có thêm đĩa bánh rán mời khách. Xưa bánh phở thái to, giờ thái bằng máy mất cái thú cũ và làm người ta có cảm giác như ăn bún hoặc miến.
Người Hà Nội ăn phở bò nêm dấm tỏi, còn phở gà mới vắt chanh. Nhưng thói quen này nay ít nhiều biến tướng. Nếu muốn ăn bánh phở loại to, hãy tới nhà bà Ngoan ở Bát Đàn, bánh phở ở đây không có hàn the và theo khẩu vị của tôi thì thuộc loại không có đối thủ.
Nếu quen ‘gu’ phở Hà Nội, thực khách sẽ nhận ra ở Sài Gòn hay nhiều tỉnh phía Nam, phở được gia tăng vị ngọt ở nồi nước dùng. Phở Nam lại có thêm đĩa rau mùi tàu, húng quế hay mấy đĩa bánh nếp, bánh tẻ…
 |
Xưa bánh phở thái to, giờ thái bằng máy mất cái thú cũ và làm người ta có cảm giác như ăn bún hoặc miến. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tôi còn nhớ chuyện đi ăn phở gà ở Sài Gòn cùng cố nhà báo Nguyễn Duy Vượng – là tay yêu phở có hạng và lại là người hết lòng vì bạn.
Năm 1985, từ Tây Nguyên tôi về TP.HCM công tác, do biết ý bạn mình chê phở Sài thành ngọt đường, song lại mê phở gà nên ông Vượng chở bạn đi khắp nơi tìm phở gà.
Biết tôi khoái món phao câu, ông bạn dẫn khách đảo qua đảo lại phố Võ Thị Sáu – nơi mấy hàng phở gà thường treo những con gà béo ngậy trong tủ kính. Mãi chưa thấy chỗ vừa ý khách, bực mình ông nói như quát: ‘Hết rồi, cả Sài Gòn lôi đâu ra cái phao câu nào to hơn nữa mà ông vẫn lắc!’
Không ngờ ông chủ từ trong quán bước ra mời 2 ký giả vào, lôi đâu ra cặp phao câu gà thiến khiến thực khách trố mắt. Khách xơi hết tô phở rồi mới biết ông chủ là dân Hà thành một thời đánh Pháp, từ đó có thêm người bạn mới.
Bất luận thế nào, bản đồ phở Hà thành đang mở rộng đến chóng mặt. Nhiều nhà bé tẹo mặt tiền cũng treo biển nhỏ tí bán phở, tất nhiên là cái nồi nước dùng bé tẹo.
‘Du kích’ như thế nhưng thi thoảng cũng có ‘anh’ có thể mon men vào hàng ‘top’. Chẳng hạn hàng phở Lê Béo ở Thanh Nhàn, mặt hàng hẹp y như đàn anh Tư lùn, nhưng nước dùng rất đặc trưng. Có hôm tôi bắt gặp đến 4 cái mũ bê-rê ngồi quán lúc sáng sớm. Nên nhớ, đội mũ bê-rê Hà thành thường là những người cũ từng trải và sành điệu.
Mới đây, dân sành điệu cũng ghi nhận hai 'tân binh' phở bò chất lượng rất khá là phở Tin (Đại La) và phở Tùng (Kim Ngưu), tôi cho là vào 'top' được.
Vui xuân, làm một ‘tour’ phở với bạn bè, tôi ngẫm ra rằng, ở đâu không biết nhưng trong đại gia đình nhà phở, chân lý ‘nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’ là mãi trường tồn.

Loạt món ngon nhất định phải thử khi đến Chiang Mai
Chiang Mai (Thái Lan) tạo sức hút với du khách bằng các món ăn đường phố hấp dẫn từ hương vị đến cách trình bày. Loạt món ngon sau đây sẽ khiến bạn muốn thưởng thức ngay.
" alt=""/>Ngày xuân bàn về phở Hà Nội xưa và nay