Đồng thời, khi chọn tính năng “Yêu cầu hỗ trợ”, người dùng có thể thực hiện hai thao tác “Kết nối cứu trợ” và “Liên hệ khẩn cấp” trực tiếp trên mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai. Tính năng “Liên hệ khẩn cấp” cung cấp danh sách đường dây nóng tại những địa phương chịu ảnh hưởng của siêu bão.
Theo thống kê, trong hai ngày 7-8/9, đã có 300.000 người đăng trạng thái an toàn và 10.300 người cho biết đang gặp nguy hiểm; 35.000 người yêu cầu hỗ trợ; 17.000 người liên hệ khẩn cấp.
Tính năng Zalo SOS được mở cho người dân các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi gây sạt lở, lũ quét, ngập lụt tại miền Bắc, Zalo SOS được mở rộng đến các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La.
Tính tới thời điểm hiện tại, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai cùng nhiều bộ, ban, ngành các địa phương khu vực phía Bắc đã gửi đi 141 triệu tin nhắn qua Zalo OA nhằm cập nhật cho người dân thông tin mới nhất về siêu bão, cũng như đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn an toàn.
Trước tình trạng tin giả liên quan đến siêu bão Yagi xuất hiện trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, người dân nên theo dõi các trang Zalo OA (Official Account) của các bộ, ban, ngành và cơ quan chức năng để tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời.
" alt=""/>35.000 người yêu cầu hỗ trợ trong bão số 3 qua ZaloLiên quan đến sự việc này, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, vào lúc 15h chiều 23/8, Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình đã có buổi làm việc với các cá nhân, đơn vị có liên quan với lãnh đạo sở, đại diện công an tỉnh và đại diện Viettel Thái Bình, đại diện ban Giám hiệu Trường THCS Hoàng Diệu - TP Thái Bình và bà Lù Thị Điệp (phụ huynh thí sinh L.K.A).
Tại buổi làm việc, bà Điệp có trình bày điểm môn Toán của con mình có sự thay đổi khi tra cứu ở các thời điểm khác nhau trên Hệ thống tuyển sinh đầu cấp tỉnh Thái Bình. Gia đình cung cấp 3 hình ảnh chụp màn hình và đề nghị làm đơn phúc khảo điểm thi môn Toán cho học sinh L.K.A (sinh ngày 26/9/2009, số báo danh 240286 đăng ký tuyển sinh tại Trường THPT Chu Văn An).
Bà Điệp cho biết, điểm thi của L.K.A được thông báo lần đầu là Ngữ văn 7,25; Toán 4,5; tiếng Anh 4,2; điểm khuyến khích 2. Sau thanh tra, 9h02 ngày 20/8, gia đình tra cứu thì điểm môn Ngữ văn 7,25; Toán 5,5; tiếng Anh 4,2. Vào 16h14 ngày 20/8 gia định tiếp tục tra cứu thì điểm số vẫn giống như thời điểm lúc sáng. Đến 9h ngày 21/8, gia đình tra cứu thì nhận được điểm tiếng Anh 4,2; Ngữ văn 7,25; Toán 0,5 nên đã đề nghị Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình xem xét.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Thái Bình, đại diện Viettel Thái Bình đã mở lịch sử tra cứu (log) trên Hệ thống tuyển sinh đầu cấp tỉnh Thái Bình với sự chứng kiến của các thành viên tham gia cuộc họp. Kết quả cho thấy điểm của thí sinh được tra cứu hơn 20 lần. Tất cả các lần tra cứu môn Toán đều là 0,5 điểm (có lịch sử tra cứu chi tiết kèm theo; trong đó có một lần tra cứu vào lúc 9h02’58’’ (trùng với thời điểm gia đình cung cấp).
Hiện, gia đình thí sinh L.K.A đã làm đơn phúc khảo.
Tối 23/8, trao đổi với PV VietNamNet, bà Lù Thị Điệp bày tỏ, bà không phải là cán bộ thông tin và đang thắc mắc quyền lợi cho con mình.
Cuộc họp chiều nay có giới thiệu cho bà xem cách sửa điểm trên hệ thống, nhưng bà nói mình “mù công nghệ” nên cũng không hiểu cách sửa trên hệ thống là như thế nào. Bà cũng cho biết thêm, trong ngày 20/8 chỉ tra cứu nhiều nhất là 4 lần, trong đó có lần hệ thống bị lỗi.
“Tại cuộc họp, tôi đã bày tỏ mong muốn, hôm nay dù con tôi được 0 điểm môn Toán đi nữa, cho tôi xin phép được nhìn thấy bài thi của con tôi”, bà Điệp bày tỏ nguyện vọng.