Tôi nghĩ rằng, với xe cũ, dù đã kiểm tra kỹ lưỡng nhưng vẫn sẽ có nhiều vấn đề mà phải đi một thời gian mới phát hiện ra được. Từ giờ đến Tết còn hơn 1 tháng nữa, thời gian này là đủ để tôi tập lái, làm quen và có những chỉnh sửa, "mông má" lại xe có những hành trình an toàn, an tâm nhất, cùng gia đình về quê ăn Tết, du xuân.
![]() |
Xe cũ cũng là lựa chọn của rất nhiều người dịp gần Tết. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Nhưng một số người quen của tôi cho rằng, nên để đến sát Tết mua sẽ có lợi hơn vì thời điểm đó rất nhiều người đổi xe hoặc bán xe để tiêu Tết, do đó giá sẽ mềm hơn bây giờ.
Tôi thấy đó cũng là phương án hợp lý bởi bản thân cũng không phải là người quá cần xe để đi ngay nên đến gần Tết mua cũng không vấn đề gì. Hơn nữa, đến lúc đó biết đâu tôi có tiền thưởng Tết và tài chính "rủng rỉnh" để chọn được chiếc xe chất lượng hơn.
Hiện tôi vẫn đang phân vân, không biết nên mua xe ngay thời điểm này hay để cận Tết mới "xuống tiền" tậu xe. Rất mong nhận được ý kiến của những người có kinh nghiệm. Xin cảm ơn!
Độc giả Hữu Văn(Hoàng Mai, Hà Nội)
Bạn có ý kiến thế nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với tài chính eo hẹp thì tậu ô tô cũ giá rẻ là lựa chọn phù hợp của nhiều người để thoả mãn ước mơ sở hữu xế hộp. Thế nhưng với những loại xe dưới đây, bạn nên tránh xa kẻo tiền mất tật mang.
" alt=""/>Mua ô tô đi Tết: Có nên ‘tậu’ xe ngay từ bây giờ?Bạn bắc nồi lên bếp, cho nước dừa vào, chờ cho nước sủi tăm rồi mới bỏ trứng vào luộc. Đặt trứng vào muôi rồi nhẹ nhàng cho vào nồi nước để trứng không bị vỡ. Dùng muôi khuấy nhẹ theo vòng tròn để trứng định hình và chín đều.
Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và luộc khoảng 15 phút rồi tắt bếp, đậy vung thêm 5 phút cho trứng chín, ngọt thơm. Không nên lấy ra quá sớm để tránh tình trạng trứng chưa chín kỹ, dễ bị tanh và kém an toàn. Bạn có thể kiểm tra trứng chín hay chưa bằng cách dùng đũa gắp, nếu dễ gắp là trứng đã chín.
Nước dừa có rất nhiều ứng dụng trong nấu nướng. Luộc trứng vịt lộn cho thêm thứ này, trứng sẽ không tanh và rất ngon.
Nên chọn trứng vịt lộn non vì trứng non sẽ mềm, ngon và giàu dinh dưỡng. Kiểm tra phần đầu của trứng bằng cách soi dưới ánh sáng, nếu bạn thấy khoảng trống rộng thì đó là quả trứng đã già, còn nếu là khoảng trống nhỏ thì đó là trứng vịt lộn non.
Khi cầm, nếu bạn cảm nhận được phần vỏ hơi thô ráp, vỏ có một ít cám màu trắng thì đó là trứng ngon.
Trứng vịt già thường có màu xanh sạm, cầm nhẹ tay, lắc trứng thấy kêu sòng sọc, ăn khô cứng, ít chất. Tránh mua những trứng quá nhẹ, phát ra tiếng động hoặc có cảm giác rỗng. Đây có thể là dấu hiệu của trứng đã bị lưu trữ quá lâu hoặc đã hỏng.
Một cách khác để kiểm tra trứng vịt lộn là ngâm chúng trong nước. Trứng tươi ngon sẽ nặng và chìm xuống đáy chậu. Ngược lại, nếu trứng nổi lên trên mặt nước, có thể chúng đã không còn tươi và bạn cần xem xét kỹ hơn trước khi sử dụng.
Khi mua về nếu chưa chế biến ngay, bạn nên bảo quản trứng vịt lộn ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tuy nhiên, không nên để trứng quá lâu vì con vịt bên trong sẽ tiếp tục phát triển, làm trứng trở nên già và cứng hơn.
Trước khi luộc, bạn nên rửa trứng dưới vòi nước để loại bỏ hết các chất bẩn bám bên ngoài.
- Nên kết hợp trứng vịt lộn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, giúp chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.
- Nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có năng lượng cho cả ngày làm việc, tránh ăn vào buổi tối, đêm muộn gây khó tiêu, tăng cân.
- Không nên ăn trứng vịt lộn quá nhiều trong một ngày hay ăn liên tục, bởi có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người bệnh gút.
- Không nên ăn hơn 2 quả trứng vịt lộn trong một lần, nhìn chung hầu hết mọi người không nên ăn quá 2 quả/tuần.
- Không dùng trứng vịt lộn đã luộc chín để qua đêm vì có thể nhiễm vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo VTC
Tôi bắt đầu thói quen đọc từ khi đi du học Đức. Ở cấp THPT, học sinh không được rèn thói quen đọc mỗi ngày. Các em đọc nội dung đã chọn sẵn thay vì đọc thứ mình muốn nên việc đọc phần nhiều mang tính nghĩa vụ. Chưa kể, việc đọc cũng rất hình thức, học sinh tự cảm nhận thì ít, được “mớm” cảm nhận là nhiều. Khi sang Đức, trường kết hợp đọc “nghĩa vụ” và đọc tự do, yêu cầu chúng tôi viết tóm tắt, diễn đạt cảm nhận. Dần dần, tôi mới chuyển từ “phải đọc” sang “muốn đọc”.
Tôi sợ bản thân tự tin vào những thứ mình đang có nên luôn đọc thêm. Sách là người bạn dám nói những thứ trái quan điểm hoặc ngoài tầm hiểu biết của tôi. Vì vậy, chúng ta cần đọc nhiều để có quan điểm riêng nhưng vẫn rộng mở với những quan điểm khác mình.
Thuật toán Internet rất thông minh. Chúng chỉ gợi ý thứ bạn thích thay vì thứ bạn cần. Nếu không ý thức rõ, điều này rất nguy hiểm. Chúng ta tưởng mình ngày càng thông minh nhưng thực tế là ngày càng bị gói gọn trong thế giới bé xíu của mình. Mạng xã hội cũng khiến con người tưởng rằng họ ngày càng liên kết nhưng thực tế là ngày càng rời xa nhau.
![]() |
Tôi thường đọc sách về ngôn ngữ vì đang dạy ngôn ngữ và đọc sách tâm lý học hành vi để hiểu thêm về con người. Tôi không phải fan đọc nhưng có ý thức ép mình đọc. Chẳng hạn, với công việc di chuyển nhiều, tôi không để “chết” thời gian trên xe, máy bay, ở sân bay, chờ diễn, chờ chạy chương trình… Lạ là các sân bay hay khách sạn lớn ở Việt Nam đều hiếm thấy sách. Một lần, tôi ghé phòng chờ một khách sạn 5 sao để đọc thì thấy tạp chí ở đây đều phát hành 2 – 3 năm trước. Có lẽ do khách không có nhu cầu nên nơi đó cũng không muốn tốn chi phí lấy báo mới.
Tôi đọc mỗi lần 4 cuốn, việc chọn mang sách nào khi đi công tác khá tốn thời gian. Có cuốn mất 3 – 4 ngày, có cuốn mất cả tháng. Tôi có thói quen khi đến bất cứ thành phố nào trên thế giới đều mua ít nhất 1 quyển sách làm kỷ niệm.
Tôi muốn review 2 cuốn sách đến độc giả VietNamNet: Lost connectioncho mảng tâm lý và Fluent Forever: How to learn any language fast and never forget itcho mảng ngôn ngữ. Cuốn Fluent Foreverđơn giản, dễ đọc, bày chúng ta cách học bất kỳ ngôn ngữ nào nhanh và không bị quên. Mỗi ngôn ngữ có đặc điểm riêng nhưng Gabriel Wyner lại tìm thấy điểm chung để học tất cả ngôn ngữ. Những lời khuyên của tác giả khá lạ nhưng hay. Chẳng hạn, học ngôn ngữ phải gắn kết với cảm xúc, làm thế nào đưa cảm xúc vào học từ, cách tạo ra cảm xúc là gì…
Cuốn thứ 2 là Lost connection, tôi rất thích vì nó cần thiết cho con người trong xã hội đương đại: chúng ta, không kể ai, đều có thể đối mặt với chứng trầm cảm. Xung quanh tôi đều có người từ trầm cảm cấp độ nhẹ tới trầm cảm y khoa. Tôi đọc sách để hỗ trợ bạn bè và điều trị chính mình. Cuốn sách này chỉ ra cho bạn dấu hiệu của trầm cảm và cách tìm thấy hy vọng, thoát khỏi trầm cảm. Tôi thích nhất việc tác giả chỉ ra rằng cách con người sống đang mất kết nối với tự nhiên, với xã hội và với chính mình. Người trầm cảm bẩm sinh do di truyền chiếm một phần rất nhỏ, hầu hết là chúng ta mắc kẹt trong vấn đề của chính mình.
Xây thư viện sẽ vô nghĩa nếu không có nhu cầu đọc
![]() |
Việc đọc sách để làm màu không có gì phải lên án. Tôi thấy một người đang chăm chú đọc sách trông rất ngầu hoặc đọc sách bên biển cũng là một hình ảnh đẹp. Nếu có người nhìn mình khi đang đọc, tôi cũng điều chỉnh tư thế một chút. Tôi cũng nghĩ mình trông ngầu hơn đấy! Đọc sách để làm màu không tốt nhưng cũng chẳng xấu. Nếu đích đến của tôi là lấy kiến thức thì quá trình thực hiện nó, tôi làm màu một chút cũng chẳng sao!
Thường tôi thích ngồi một góc quán café đông người để ngắm nghía con người. Tôi thấy anh này đang giả vờ đọc sách, cô kia đang rất tận hưởng khi chụp selfie… Và đó là chất liệu để tôi sáng tạo Jazz – đời nhất, gần gũi nhất. Vì Jazz không khuôn mẫu, cao siêu, xa vời.
Một trong những lý do người trẻ ít đọc vì thực dụng, vội vã, đòi hỏi kết quả minh thị, tức thì – những điều sách không thể đáp ứng các bạn. Đọc sách là công việc tích lũy, các bạn sẽ nhận thứ lợi ích lớn hơn, giá trị hơn rất nhiều những lợi ích trước mắt.
![]() |
Tựu trung, gu nghệ thuật của khán giả Việt Nam còn một màu từ nghe nhạc, xem phim, truyền hình… chứ không chỉ đọc. Chúng ta chọn thứ dễ xem, dễ nghe hoặc dễ đọc với lý do thường trực là “thấy mệt nếu phải suy nghĩ nhiều”. Tôi lại cho rằng được suy nghĩ, tư duy là một đặc quyền của con người. Chúng ta phải thấy vui khi được tư duy chứ…
Nâng cao văn hóa đọc không thể là vấn đề từ một phía, ví dụ hô hào xây thư viện sẽ vô nghĩa nếu người dân không có nhu cầu đọc. Vì vậy, điều chúng ta có thể làm là thay đổi từ gốc hay tập thói quen đọc cho trẻ em từ bé. Trẻ không cần đọc nhiều, đọc dài nhưng phải được tự do chọn đọc thông qua việc nói rõ chúng muốn đọc gì. Dĩ nhiên cha mẹ phải định hướng cho con đọc chứ không thả trôi nhưng đó là vấn đề giáo dục. Quan trọng nhất, cha mẹ phải dành thời gian đọc cùng con, thảo luận với chúng về những gì đọc được trong sách.
Ca sĩ Hồ Trung Dũng
Ảnh:Bảo Hòa
"Tôi có tặng sách, “ép” những anh chị, bạn bè là nghệ sĩ đọc sách của mình và thỉnh thoảng nhờ họ viết lời bạt nữa. Nhìn chung, mọi người khá yêu thích những trang viết của tôi", Hà Thanh Phúc nói.
" alt=""/>Hồ Trung Dũng: Tôi thấy 'ngầu' hơn khi chăm chú đọc sách