Đây là báo cáo đánh giá sự sẵn sàng của chính phủ 181 quốc gia trong việc khai thác những ứng dụng của AI để vận hành và cung cấp dịch vụ.
Đây là lần thứ 5 báo cáo chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu được xuất bản, sau bốn lần vào các năm 2017, 2019, 2020 và 2021. Chỉ số này được sử dụng như một công cụ để so sánh tình trạng hiện tại về mức độ sẵn sàng cho AI của chính phủ các quốc gia trên thế giới.
Phương pháp đánh giá năm 2022 của Oxford Insights sử dụng 39 chỉ số dựa trên ba trụ cột là chính phủ, trình độ công nghệ, hạ tầng và dữ liệu.
Trong lần đánh giá này, Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới và đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN, tăng 7 bậc so với năm 2021.
Điểm trung bình về việc sẵn sàng ứng dụng AI của Việt Nam đạt mức 53.96 (tăng so với năm 2021 là 51.82 điểm). Chỉ số này vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới (44.61 điểm).
Đánh giá của Oxford Insights nhận định, trình độ công nghệ trong toàn khu vực Đông Á đang ngày càng phát triển. Đây là khu vực có nhiều lợi thế phát triển ngành công nghệ với dân số trẻ, kỹ năng số cao và có khả năng thích nghi nhanh với các giải pháp kỹ thuật số.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng và phát triển các trung tâm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, thu hút nhiều chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đến làm việc. Đồng thời, tại thị trường trong nước cũng đã có một lực lượng tương đối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo áp dụng công nghệ AI trong các sản phẩm, dịch vụ mới.
Trọng Đạt
Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2019. Diễn đàn đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới - đó là Make in Viet Nam. Đồng thời, trở thành một trong những sự kiện thường niên lớn nhất của ngành công nghệ số Việt Nam với vai trò dẫn dắt, định hình đường hướng phát triển của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số.
Năm 2019, chủ đề Diễn đàn "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường" nhằm đưa ra thông điệp về doanh nghiệp công nghệ số và chủ trương định hướng Make in Viet Nam - Thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam trong phát triển đất nước. Năm 2020, chủ đề Diễn đàn "Doanh nghiệp công nghệ số - Động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam", năm 2021, chủ đề Diễn đàn "Chuyển đổi số - Động lực phục hồi và phát triển kinh tế".
Hiện nay, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài là định hướng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Các doanh nghiệp đang vươn ra thị trường nước ngoài rất mạnh mẽ cả về quy mô hiện diện và tốc độ tăng trưởng. Dẫn đầu xu hướng là một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT, FPT. Các doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực đã đầu tư trực tiếp để phát triển mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu lựa chọn phương thức triển khai theo dự án cụ thể. Đây là bước tiến khởi đầu tốt giúp các sản phẩm, giải pháp phần mềm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường khu vực và tiến ra thế giới.
Do vậy, Nhà nước cần có chủ trương, định hướng và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số trong nước liên kết với nhau, hợp tác với nhau hình thành hệ sinh thái khai phá thị trường nước ngoài.
Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT sẽ tổ chức Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 4 năm 2022 với chủ đề: "Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu". Diễn đàn được tổ chức vào ngày 8/12/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Diễn đàn dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuộc lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Đây là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Các chủ đề sẽ được trình bày và tập trung thảo luận tại Diễn đàn bao gồm: Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển bền vững giữa giai đoạn kinh tế trong nước và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế; Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia; Giải pháp nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; Hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và các BigTech để đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra thị trường quốc tế...
Diễn giả là lãnh đạo các doanh nghiệp đã thành công ở thị trường trong và nước ngoài; là đại diện đến từ những tập đoàn công nghệ lớn của thế giới như Google, Samsung, Mediatek...
" alt=""/>Sắp tổ chức Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số