Bước sang cuộc hôn nhân thứ 2 sau khi chia tay người chồng đồng tính, em vẫn thấy chán nản, bế tắc quá. Em đã chọn sai đường một lần, em sợ mình lại chọn sai đường một lần nữa.Em năm nay 27 tuổi, đang làm công nhân và chung sống với người chồng thứ 2. Em với chồng đều là tập 2 của nhau. Em có 1 con trai rồi, bé đang ở với bố. Chồng đồng tính nên ở bên anh ấy, em không được yêu thương, chăm sóc. Chuyện ái ân thì không có.
Mặc dù chồng cũ của em là người tài giỏi, kiếm ra tiền và sống có trách nhiệm với gia đình, anh ấy không yêu em, không hòa hợp với em trong chuyện phòng the nhưng lại rất chăm con, khéo làm việc nhà.
Em ly hôn vì cảm thấy mình không được làm vợ. Chuyện này nhà chồng cũ của em rất hiểu và thông cảm cho em. Sau khi ly hôn, mối quan hệ của em với nhà chồng cũ rất tốt. Em vẫn đi lại thăm con. Họ hàng nhà chồng cũ vẫn quý mến em. Chồng cũ của em là người đồng tính nên anh ấy không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con.
Em đến với người thứ hai vì thấy anh ấy đồng cảm với mình. Em thương hoàn cảnh của anh nữa. Anh ly hôn vì vợ chê anh nghèo, chạy theo người khác. Trước ở với chồng cũ, em không được làm vợ nên khi gặp chồng em bây giờ, em như bị bỏ bùa mê vậy.
Chồng bây giờ của em cũng chỉ đi làm thuê thôi, lương tháng 7-8 triệu. Em học xong thạc sỹ nhưng chưa xin được việc nên cũng chỉ đi làm công nhân. Nhà chồng em có trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt nhưng đợt vừa rồi mưa bão, vật nuôi ốm, chết gần hết.
Lấy người chồng thứ hai về, em mới cảm thấy nhiều gánh nặng. Có lẽ do em yêu, chiều chồng quá nên từ ngày lấy nhau về, anh lười biếng vô cùng. Anh không giúp em làm một việc gì, ăn ở cũng không gọn gàng.
Sáng nào em cũng phải dậy sớm lo dọn dẹp, cơm nước rồi cho gà, vịt, lợn ăn. Em đi làm đến tối về lại tất tả lo cơm nước, dọn dẹp cho cả nhà chồng. Vậy mà, mẹ chồng chẳng thương em lại xét nét em đủ điều. Bà toàn mỉa mai em đi học thạc sỹ tốn bao cơm gạo mà giờ vẫn đi làm công nhân. Rồi bà lại so sánh em với vợ cũ của chồng vì chị ấy kiếm được tiền.
Lấy nhau về em mới biết chồng em là kiểu người sống không lo cho tương lai, tiền có đến đâu tiêu đến đấy, hoang phí vô cùng. Anh còn mê gà chọi, cứ có thời gian là anh đi đá gà, chẳng đoái hoài gì đến vợ.
Em mang bầu đến tháng thứ 5 thì bị động thai nên xin nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Thấy em đau yếu vậy, chồng cũng chẳng quan tâm. Biết em mang bầu con gái, chồng em và nhà chồng tỏ ra thất vọng. Không những thế, mẹ chồng còn liên tục nói bóng gió rằng em ở nhà ăn bám chồng.
Hôm đó là sinh nhật em. Em nũng nịu đòi chồng mua quà. Nào ngờ, mẹ chồng em nghe thấy, bà chen ngang luôn một câu: "Đẻ được con trai đâu mà đòi quà, làm được gì cho nhà này mà đòi hỏi, ăn bám mà không thấy nhục".
Chồng em quay đi rồi quát: "Hết tiền rồi, vợ gì mà suốt ngày đòi tiền, đòi quà, thích gì thì tự mua lấy." Nghe câu nói của chồng và mẹ chồng mà em tủi thân trào nước mắt. Em nghỉ việc nhưng cũng biết thân biết phận, cũng lo lắng cơm nước, dọn dẹp, lợn gà chứ đâu phải nằm chơi không. Vậy mà mẹ chồng và chồng em lại nỡ nói ra những câu như thế.
Giữa lúc đó, chồng cũ nhắn tin cho em: "Chúc mừng sinh nhật em. Biết em thích ăn gà rán nên anh mua tặng em một suất lớn. Nếu em không phiền, anh sẽ mang đến tặng em."
Nghe chồng cũ nhắn thế, em ứa nước mắt, vội vàng ngăn anh mang đồ đến vì sợ chồng em hiểu lầm. Mấy hôm nay, đêm nào em cũng khóc thầm vì tủi thân, thất vọng. Em không muốn sống chung với chồng và gia đình chồng nữa nhưng quay về với chồng cũ thì em không còn cơ hội nữa rồi.

Dừng lại 2 cuộc hôn nhân chắp vá để tìm chốn bình yên cho con
“Tôi không thể để sai lầm của đời mình bắt các con phải gánh chịu. Tôi phải dừng lại mọi cơn cuồng nộ của hạnh phúc trong mơ ảo, để đổi lấy cuộc sống bình yên cho các con”.
" alt=""/>Tôi chìm trong bế tắc sau khi ly hôn chồng đồng tính
. Do không sử dụng nhiều vật liệu và không tốn thời gian thi công, mọi thứ đều vừa túi tiền với người mua.</p><p>Theo <em>Mainichi Shimbun</em>, các cuộc thi thiết kế nhà ở kiểu mới tại một ngôi làng miền Trung Nhật Bản đã tăng gấp 7 lần trong 3 năm qua. Sự quan tâm đến những căn hộ nhỏ được thúc đẩy bởi quan niệm mới trong việc sở hữu nhà ở xứ sở hoa anh đào.</p><p>Thế hệ trẻ, các cặp vợ chồng không sinh nhiều con hoặc những người độc thân đang tìm kiếm lối sống tối giản đều chú ý đến xu hướng này.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Giá nhà đất đắt đỏ là một trong những lý do khiến nhiều người Nhật ngại kết hôn. Ảnh: Mainichi Shimbun. |
Thiết kế nhà kiểu mới
Vào năm 2017, cuộc thi thiết kế nhà tí hon được phát động tại làng Kosuge (tỉnh Yamanashi) đã thu hút nhiều người tham dự.
Mục đích của cuộc thi là khuyến khích sử dụng tài nguyên hiện có trong khu vực và quảng bá các căn nhà có diện tích nhỏ tới nhóm đối tượng là người trẻ thành thị.
Ngoài xây dựng nhà thực tế, ban tổ chức còn cho phép thí sinh gửi bản phác thảo ý tưởng kèm hướng dẫn sử dụng để ngay cả những người không xuất thân từ ngành kiến trúc cũng có thể tham gia.
Từ 49 bài dự thi vào năm 2017, số thí sinh đã tăng lên 265 người sau 2 năm. Năm 2020, tỉnh Yamanashi nhận được 336 bài thi từ khắp Nhật Bản. Trong đó, 55% người nộp đơn là sinh viên đại học hoặc thạc sĩ đang theo học chuyên ngành kiến trúc, 35% là kiến trúc sư và các chuyên gia nhà đất khác.
 |
Nhà tí hon là lựa chọn của nhiều cặp vợ chồng trẻ. |
Người chiến thắng sẽ nhận được số tiền 300.000 yen (khoảng 2.900 USD). Điểm nhấn của các thiết kế năm nay là "studio tự cung tự cấp" - tác phẩm đã giành được giải thưởng đặc biệt của thị trưởng.
Trong bản thiết kế, tác giả mô tả đây là ngôi nhà nhỏ được bao quanh bởi cây cối, cho phép mọi người có thể tự đáp ứng nhu cầu về điện nước thông qua sự kết hợp của các tấm pin năng lượng mặt trời và nước mưa được chiết lọc. Sáng kiến này được xem như bước đột phá trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
“Do tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa nhanh chóng, người dân không còn cần những ngôi nhà lớn. Cả khu vực thành thị và nông thôn đều đang chứng kiến những ngôi nhà bị bỏ trống. Thay vì dành cả cuộc đời để trả các khoản vay mua nhà đắt đỏ, tôi đoán nhiều người đang tìm kiếm những lựa chọn khác - thứ không khiến họ bị ràng buộc về tài chính”, Takao Wada (73 tuổi), trưởng ban thư ký cuộc thi, nói với Mainichi Shimbum.
Nỗi sợ trả nợ cả đời
Takeshi Hosaka - kiến trúc sư - quyết định cùng vợ rời Yokohama đến Tokyo để tìm không gian sống thích hợp. Là người mê xu hướng nhà diện tích nhỏ, Hosaka tự xây dựng cho mình căn hộ theo sở thích. Nơi ở mới của đôi vợ chồng chỉ rộng 19 m2, với mái nhà được làm theo hình cánh buồm.
Phần mái được thiết kế thông minh giúp khuếch tán ánh sáng vào nơi không nhận được ánh nắng trực tiếp từ hai cửa sổ chính.
“Vào mùa đông, hai giếng trời sẽ mang ánh sáng dịu nhẹ vào nhà. Còn tới mùa hè, cả nơi đây sẽ tràn ngập trong không khí phấn khởi như ở một đất nước nhiệt đới”, Hosaka nói với Dezeen.
Ngoài ra, ngôi nhà còn được lấy cảm hứng từ kiến trúc của những biệt thự châu Âu thời cổ đại. Tuy bị hạn chế về diện tích, các nội thất trong nhà vẫn đầy đủ, tiện nghi, có không gian vừa đủ cho việc đọc sách, nghe nhạc và thư giãn.
Hosaka chú trọng phân định bố cục rõ ràng giữa phòng khách, nhà bếp, phòng tắm và phòng ngủ.
  |
Ngôi nhà của Hosaka vẫn đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Ảnh: Dezeen. |
Không chỉ ở Nhật Bản, một số quốc gia châu Á khác cũng đang thay đổi sở thích về nhà ở, điển hình là Hàn Quốc. Thay vì tiết kiệm khoản tiền quá lớn để sở hữu một căn hộ ở thủ đô Seoul, những người 20-30 tuổi có xu hướng chọn nhà siêu mỏng.
Với họ, đây là giải pháp khả thi và có thể trút bỏ gánh nặng mang tên “không có tiền mua nhà, không nên lập gia đình”.
Vợ chồng kiến trúc sư Choi Min-wook nằm trong số những người tiên phong xây nhà nhỏ. Cơ ngơi của họ chỉ bằng 1/3 các ngôi nhà bình thường khác ở xứ sở kim chi. Song cả hai vẫn hài lòng với quyết định của mình.
Căn nhà có 5 tầng, mỗi tầng được sử dụng với mục đích riêng biệt. Khi xây dựng xong, ngôi nhà nhỏ bé của cặp vợ chồng vô tình được nhiều người biết đến. Họ được nhiều đài truyền hình và các tờ báo uy tín trong nước tìm đến phỏng vấn.
Trong khi giá nhà đất tăng lên chóng mặt, nhờ các mô hình nhà ở kiểu mới như nhà siêu mỏng, nhà tí hon, giấc mơ sở hữu một cơ ngơi cho riêng mình với thế hệ trẻ không còn xa vời.

Cô bé 11 tuổi tổn thương vì bị bao bọc thái quá, òa khóc vì sợ mẹ giận
Cô bé Thảo My ví mình như chú bướm, được cái kén gia đình bảo vệ quá nghiêm ngặt nên không thể phát triển theo cách của mình được.
" alt=""/>Sợ giá đất đắt đỏ, giới trẻ Nhật đổ xô mua nhà tí hon