Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, ông Bùi Quốc Dũng là cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản đã trải qua nhiều vị trí công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, ông là người có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, nhất là kinh tế vĩ mô.
Tân Phó Tổng KTNN Bùi Quốc Dũng khẳng định sẽ không ngừng nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu cùng lãnh đạo KTNN hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của KTNN trong tình hình mới.
Như vậy, về cơ cấu tổ chức lãnh đạo KTNN, ngoài Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn, cơ quan này có 5 Phó tổng, gồm các ông bà: Nguyễn Tuấn Anh, Đặng Thế Vinh, Doãn Anh Thơ, Hà Thị Mỹ Dung và ông Bùi Quốc Dũng.
Ông Bùi Quốc Dũng là cán bộ có năng lực, được đào tạo bài bản, trải qua nhiều vị trí, cơ quan công tác như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nhà nước, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và bây giờ là Kiểm toán nhà nước.
Ông từng là trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khóa XII.
Đặc biệt, tháng 5/2015, ông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước nhiệm kỳ 5 năm.
" alt=""/>Ông Bùi Quốc Dũng làm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nướcTrong cuộc gặp báo chí mới đây, cô giáoTrương Phương Hạnh (chủ nhiệm lớp 4/3 đang gây xôn xao dư luận với việc xin phụ huynh mua laptop) thừa nhận, đoạn ghi âm trên là cô nói trong một buổi họp cùng ban giám hiệu, liên tịch trong trường. “Khi có nhiều giáo viên đứng lên chỉ trích tôi, tôi quá bức xúc bởi những ngày qua tôi quá nhiều việc” - cô Hạnh nói.
Trả lời câu hỏi, vì sao là một giáo viên, lại dùng những lời như "đầu đường xó chợ", “ăn đằng sóng nói đằng gió”... để nói về phụ huynh, cô Hạnh cho biết, nguyên nhân do hội trưởng phụ huynh lớp 4/3 trước đó điện thoại hứa sẽ ủng hộ cô trong cuộc họp nhưng trong buổi họp phụ huynh lại phát biểu ngược lại khiến cô bức xúc.
“Chị này còn vận động, kích động phụ huynh kiện thưa tôi. Họ đã 'trở mặt' một cách tôi không tưởng tượng nổi” - cô Hạnh giải thích.
Với quan điểm của một thầy giáo, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD-ĐT quận 1, cho rằng một nhà giáo nếu phát biểu như vậy không phù hợp, nhưng cần phải xem xét nhiều chiều, nhiều vấn đề.
Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, khối trưởng khối 4, Trường Tiểu học Chương Dương bị hơn 20 phụ huynh lớp 4/3 đứng chung đơn phản ánh lên hiệu trưởng xin đổi chủ nhiệm. Lý do là cô đề nghị phụ huynh ủng hộ mua laptop, khi có ý kiến không đồng ý thì cô "dỗi" nói không soạn đề cương ôn tập cho học sinh. Đơn tố của phụ huynh cũng nêu cô Hạnh còn bán đồ ăn trong lớp cho học sinh...
Chia sẻ với VietNamNet chiều qua (30/9), nữ giáo viên nói, xin tiền phụ huynh mua laptop vì nghĩ "đấy là xã hội hoá giáo dục". Còn cô bị phụ huynh phản ánh lên hiệu trưởng vì không nhận tiền mua laptop, nếu nhận mọi chuyện đã không xảy ra.
Đối với việc bán xúc xích, mì gói cho học sinh, theo lý giải của cô Hạnh, nhà cô ở xa nên có những lúc đến trường chưa ăn sáng. Vì vậy, cô luôn dự trữ sẵn mấy gói mì để vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng "đòi" cô nấu cho ăn. 1 hộp mì và 1 cây xúc xích là 20.000 đồng. Học sinh có tiền thì trả, không có thì thôi.
Hiện cô giáo này đã bị Trường Tiểu học Chương Dương đình chỉ công tác 15 ngày. Thời gian đình chỉ tính từ ngày 30/9.