Trong khi đó, Google Pixel được cập nhật Android 12 vào ngày 19 tháng 10, muộn hơn so với dự kiến, nhưng vẫn đi trước so với mọi hãng khác.
Hầu hết các hãng Android khác đều đang vật lộn để theo kịp lừa hứa cập nhật hệ điều hành hai năm. Thậm chí nếu họ giữ được lời hứa đó, thì các bạn cập nhật cũng đến cực muộn. Ví dụ ASUS chỉ mới cập nhật Android 11 cách đây vài tháng và chiếc flagship Motorola Edge 2020 phải mất 6 tháng mới được cập nhật.
Với việc Google cập nhật nhanh chóng và lâu dài cho sản phẩm của mình và Samsung hết lần này đến lần khác đã không còn chậm chạp nữa, các hãng Android khác cần phải chú ý, nếu không họ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Samsung và Google, hai “leader” của cập nhật Android
Chính sách mới nhất của Google là ba năm nâng cấp và năm năm vá bảo mật. Điều này có nghĩa là chiếc flagship năm 2021 của công ty - Google Pixel 6 - sẽ nhận dược Android 13 vào năm 2022, Android 14 vào năm 2023 và Android 15 vào năm 2024.
Từ cuối năm 2024 đến cuối năm 2026, chúng sẽ chỉ nhận các bản vá bảo mật và sau đó sẽ đạt đến cuối dòng đời. Tuy nhiên, điều này chỉ dành cho dòng Pixel 6 - hầu hết các điện thoại Pixel, bao gồm cả Pixel 5a của năm nay, cung cấp ba năm nâng cấp và bốn năm cập nhật bảo mật.
Samsung cũng đặt ra chính sách của riêng mình vào năm 2020. Họ cung cấp 3 bản nâng cấp Android lớn và 4 năm bản vá bảo mật cho phần lớn dòng sản phẩm của mình. Điều này khá gần với mức của Google, mặc dù Samsung đôi khi chỉ có thể phát hành các bản cập nhật bảo mật hàng quý hoặc 6 tháng thay vì các bản vá hàng tháng.
Ở một khía cạnh nào đó, hai công ty đã liên tục cố gắng vượt qua nhau. Khi ra mắt Pixel 2, Google đã tăng từ hai năm nâng cấp và ba năm vá lỗi lên ba năm nâng cấp và ba năm bảo mật. Vào năm 2020, Samsung cuối cùng đã cải thiện chính sách của riêng mình lên ba bản nâng cấp/bốn năm bản bảo mật. Giờ đây, với dòng Pixel 6, Google đã bổ sung thêm năm bản vá bảo mật. Với tốc độ này, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi một trong hai công ty tăng các bản nâng cấp lên bốn năm.
Công bằng mà nói, các hãng khác cũng đang tăng cường cập nhật. OnePlus gần đây đã làm như vậy, thiết lập một lịch trình ngang với Samsung - nhưng chỉ cho các flagship và phân khúc tầm trung cao cấp của hãng. Oppo và Vivo cũng đưa ra những lời hứa tương tự cho các dòng flagship Find X và X của họ. Xiaomi cũng làm theo, nhưng chỉ dành cho một số smartphone, bắt đầu với dòng Xiaomi 11T.
Nói cách khác, Google và Samsung đang dẫn đầu trong khi các OEM khác cố gắng để đuổi kịp. Mặc dù vậy, Google và Samsung vẫn còn nhiều chỗ cần cải thiện.
Google nên trở thành một người dẫn đầu rõ ràng hơn
Mọi người đều biết Google sở hữu Android. Công ty đã mua lại hệ điều hành này vào năm 2005. Google ra mắt dòng Pixel 11 năm sau đó và cho đến năm 2021, công ty mới chỉ cam kết ba lần nâng cấp Android và năm năm bản vá bảo mật.
Xét đến những lợi thế mà Google có so với Samsung - quyền truy cập trực tiếp vào hệ điều hành chính mình sở hữu và lượng điện thoại cần hỗ trợ nhỏ hơn rất nhiều - điều đáng buồn là Google lại không đi trước Samsung quá xa và tất nhiên là Google không thể đứng ngang hàng với Apple về cập nhật sản phẩm, dù cả hai đều sở hữu hệ điều hành và phần cứng của chính mình.
Có khả năng trong tương lai, Google sẽ áp dụng cập nhật 5/5 cho sản phẩm của họ. Có thể Pixel 7 sẽ được nâng cấp Android 5 năm và cập nhật bảo mật 5 năm. Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, cam kết của Google chỉ ấn tượng nếu bạn bỏ qua việc họ có thể làm tốt hơn như thế nào. Là một công ty sở hữu cả hệ điều hành và phần cứng, Google nên đặt ra tiêu chuẩn về update, không phải chỉ chơi đuổi bắt với Samsung.
Cuộc chiến update giữa Google và Samsung
Dù Google có làm không tốt trên cương vị người sở hữu Android, thì một điều rõ ràng là các hãng Android khác cũng đang phải chật vật để theo kịp Google và Samsung. Khi nói đến cập nhật Android, đó là cuộc đua song mã giữa Google và Samsung.
OnePlus từng dẫn đầu về các bản cập nhật dài hạn nhất quán, thậm chí vẫn chưa có ngày ấn định cho việc triển khai Oxygen OS 12. Oppo vẫn không cam kết mang lại ba năm nâng cấp trên toàn bộ dòng sản phẩm của mình. Xiaomi, Sony, Vivo, Realme, Asus, Motorola - tất cả họ đều chưa theo được tiêu chuẩn mà Samsung và Google đã đặt ra.
Nếu các bản cập nhật Android là yếu tố then chốt để bạn chọn điện thoại, thì smartphone Samsung hoặc Google là thứ bạn cần để ý. Các công ty khác sẽ cần phải cố đuổi kịp Samsung và Google.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, AA)
Trước khi được Google mua lại vào năm 2005, Android là một startup phát triển hệ điều hành cho điện thoại với mô hình kinh doanh mới mẻ.
" alt=""/>Google và Samsung: hai 'ông vua' trong việc cập nhật Android và các hãng khác đang ra sức đuổi theoPhụ huynh cần đồng hành với trẻ em trên mạng - Ảnh chụp màn hình
Có một thực tế hiện nay là phụ huynh ở Việt Nam khi lo việc học trực tuyến cho con của mình chủ yếu quan tâm đến thiết bị và phần mềm tham gia lớp học, rất nhiều phụ huynh đều không quan tâm đến các vấn đề an toàn cho con của mình, khi chúng bước vào thế giới online.
Khi được hỏi về vấn đề này, chị Hồng Hạnh, đang sống tại Thủ Đức, TP.HCM cho biết, khi được nhà trường thông báo học trực tuyến do ảnh hưởng của Covid-19, chị liền lên mạng mua một chiếc máy tính bảng cho con trai của mình, sau đó cài các phần mềm theo hướng dẫn nhà trường để cháu vào học. Thực tế, chị chỉ làm có vậy, còn việc cài các chương trình bảo mật, hay hướng dẫn con lên mạng như thế nào được an toàn chị gần như không biết gì.
Hay anh Lê Hoàng, một công nhân vệ sinh đang làm việc tại Bình Thạnh cũng tương tự, vợ chồng anh đi làm suốt ngày, do khó khăn nên khi học trực tuyến con anh được người ta tặng cho một bộ máy tính cũ, xong họ hướng dẫn con vào học từ đó đến giờ. Thực tế vợ chồng anh hoàn toàn cũng không biết gì về mấy cái máy móc này .
“Con mình học hay làm gì trên đó vợ chồng mình cũng không biết gì thật, bởi công việc suốt ngày ở ngoài đường dọn rác có bao giờ tiếp xúc với công nghệ đâu mà hướng dẫn cháu mấy cái an toàn hay an ninh mạng”, anh Hoàng chia sẻ.
Không chỉ riêng chị Hạnh, anh Hoàng, mà thực tế nhiều phụ huynh ở Việt Nam đều lâm vào cảnh tương tự như trên. Một phần vì họ phải tập trung vào công việc của mình, một phần do thiếu hiểu biết, chỉ một số ít các phụ huynh là nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ con trước những nguy cơ bị xâm hại trên mạng.
Phụ huynh cần đồng hành cùng con
Theo các đại sứ an toàn của chương trình "Em an toàn hơn cùng Google - Be Internet Awesome (BIA)", do Google đồng hành cùng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), cho chương trình cấp quốc gia “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”, việc phụ huynh đồng hành với con trên mạng là vô cùng quan trọng.
Bà Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc điều hành Trung tâm Tư vấn Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFC) chia sẻ, những rủi ro tiềm ẩn ở đời thực với trẻ em như bị bắt nạt, bắt cóc hay xâm hại thì cũng tương tự trên môi trường mạng. Việc của phụ huynh không phải chỉ đơn thuần bảo vệ trẻ tránh xa khỏi những rủi ro mà quan trọng hơn là cần trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng để có thể nhận thức được rủi ro và tự bảo vệ mình, đặc biệt trong bối cảnh do đại dịch Covid-19 trường học phải tạm đóng cửa và trẻ em học trực tuyến. Trước khi nói tới sự phát triển và sự sáng tạo, cần phải đảm bảo an toàn trước nhất.
Đồng quan điểm, nhà báo Trần Thu Hà, cũng cho rằng, phụ huynh cần phải học rất nhiều để đồng hành cùng với con, và là một nhà báo, chị cho biết sẽ chia sẻ thông tin về các chương trình bảo vệ trẻ em trên mạng, như chương trình “Em an toàn hơn cùng Google” mà chị với vai trò là một đại sứ an toàn. Cụ thể, chị sẽ nêu ra ở các bài viết và sách trong thời gian tới, về việc làm sao cha mẹ đồng hành cùng với con trên mạng an toàn hơn.
Hay bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, nhà sáng lập hệ thống giáo dục Tomato Kids, nhận định, kỹ năng an toàn trên Internet là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu mà phụ huynh rất cần trang bị cho con em mình trong thế giới số ngày nay. Nếu đối với những thế hệ trước, thế giới số được xem là thế giới ảo thì với các em nhỏ được sinh ra trong thời đại số hiện nay, Internet đã trở thành một phần thế giới thực của các em. Không chỉ vui chơi, kết bạn mà việc học của các em cũng diễn ra trên Internet, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn phức tạp như hiện nay.
Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua, thời gian các em sống trên thế giới này thậm chí còn nhiều hơn thế giới thực. Trên không gian mạng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không khác gì thế giới thực, thậm chí có những nguy cơ mới hơn và vô hình hơn.
“Em an toàn hơn cùng Google - Be Internet Awesome (BIA)” là một dự án giáo dục, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số một cách an toàn và tự tin dành cho trẻ từ 7-13 tuổi. Dự án với giáo trình được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn trẻ sử dụng Internet một cách an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ, cũng như dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến. Dự án này là một phần của Sáng kiến ‘An Toàn Hơn Cùng Google’ dành cho Việt Nam." alt=""/>Phụ huynh cần đồng hành với trẻ em trên môi trường mạng![]() |
Luke Perry |
Thời điểm Luke Perry gặp phải cơn đột quỵ, hàng loạt ngôi sao thân thiết với anh qua các dự án truyền hình như Ian Ziering, Shannen Doherty đều bày tỏ sự tiếc nuối, thương cảm đối với tình trạng sức khỏe của người bạn. Shannen Doherty - bạn diễn thân thiết của anh trong nhiều năm viết trên Instagram: "Bạn tôi. Ôm chặt bạn và trao cho bạn sức mạnh. Hãy cố gắng nhé".
"Perry qua đời giữa vòng tay của các con, hôn thê Wendy Madison Bauer, vợ cũ Minnie Sharp, mẹ, cha dượng, các anh chị em và bạn bè. Gia đình xin cảm tạ những lời cầu nguyện và động viên của mọi người từ khắp thế giới dành cho anh ấy", đại diện của Luke Perry bày tỏ.
![]() |
Perry có sự nghiệp vụt sáng nhờ vai Dylan McKay trong “Beverly Hills, 90210" năm 1990. |
Theo người này, tang lễ của Luke Perry sẽ diễn ra với tính chất riêng tư dành cho gia đình. Họ cũng mong muốn công chúng tôn trọng điều này và đồng thời sẽ không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào về sự qua đời của nam diễn viên.
Luke Perry sinh năm 1966, là gương mặt quen thuộc trong các phim truyền hình Mỹ thập niên 1980 và 1990. Sau nhiều năm diễn xuất, Luke Perry đã tìm được ánh hào quang và trở thành mỹ nam nổi tiếng Hollywood vào những năm 1990 nhờ tác phẩm để đời "Beverly Hills, 90210". Đây là phim truyền hình ăn khách và nổi tiếng nhất nhì nước Mỹ vào thời điểm đó, tạo nên nền móng phát triển cho dòng Phim truyền hình teen và làm nên sự thành công của hãng Fox.
![]() |
Tài tử 53 tuổi đột ngột qua đời khi nhiều dự án của ông còn dang dở. |
Theo chia sẻ từ các nhà làm phim, Luke Perry ra đi khi nhiều dự án phim còn dang dở. Trong đó, dự án “Riverdale” do anh đóng chính đang được tiến hành ghi hình. Loạt phim truyền hình “Beverly Hills, 90210” cũng được công bố làm lại ngay thời điểm nam diễn viên vừa nhập viện không lâu.
Tuấn Chiêu
- Làng thời trang quốc tế bất ngờ trước sự ra đi của NTK Karl Lagerfeld vào ngày 19/2.
" alt=""/>Diễn viên Luke Perry qua đời vì đột quỵ ở tuổi 53