Ngày 19/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký văn bản gửi Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT về việc báo cáo nội dung liên quan đến các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trên cơ sở phản ánh của báo chí, xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác có liên quan.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ đối với đội ngũ viên chức. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu nêu rõ những loại chứng chỉ nào là điều kiện để được bổ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT báo cáo cụ thể về nội dung tương tự nêu trên đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở công lập các cấp.
Bộ GD-ĐT đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cho phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trong thời gian vừa qua về vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ đề xuất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3 này.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự kiến vào ngày 7-8/7
Ngày thứ 7 (20/3), Bộ GD-ĐT đã công bố dự kiến về lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, dự kiến, ngày 6/7, các thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Các thí sinh sẽ thi trong hai ngày 7 và 8/7; ngày thi dự phòng là 9/7. Thứ tự thi các môn được giữ nguyên như năm trước, tức môn Ngữ văn vào sáng 7/7, buổi chiều thi môn Toán.
Ngày 8/7, buổi sáng, các thí sinh thi một trong 2 bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân) theo lựa chọn; buổi chiều thi môn Ngoại ngữ.
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 |
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (xây dựng ma trận đề thi, ngân hàng câu hỏi, đề thi tham khảo) đã được tiến hành đúng tiến độ. Hiện nay, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT đang được Bộ GD-ĐT rà soát để công bố trong tháng 3.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định như năm 2020.
Học sinh tiếp tục bị đánh
Trong tuần qua tiếp tục xảy ra các sự việc học sinh bị đánh, bao gồm cả giáo viên đánh học sinh, học sinh đánh nhau và học sinh bị người lạ đánh.
Vụ đáng chú ý thứ nhất là chiều ngày 17/3, Em T.N.T.M (lớp 6 Trường THCS Phan Bội Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã bị một người đàn ông lạ mặt đánh đập trên đường đi học về. Sau đó, người này kéo em xuống hố cao su bên đường. Em cầu xin tha nhưng người này vẫn đánh liên tục cho đến khi em ngất đi không biết gì nữa. Sau hơn 2 ngày, công an đã xác định được nghi phạm V.H.T (16 tuổi, trú tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức).
![]() |
Nữ sinh lớp 6 bị đánh |
Ngày 18/3, Công an huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cũng đã phải vào cuộc xác minh sau khi phát hiện một clip dài khoảng 22 giây ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị bạn lột áo và kéo lê trên đường. Nữ sinh này sau đó đã bị bạn lột trần, chiếc áo bị vứt xuống ruộng. Clip cũng ghi lại hình ảnh một số học sinh chứng kiến sự việc nhưng không hề can ngăn.
Công an huyện Mỹ Đức xác định sự việc xảy ra do mâu thuẫn giữa Nguyễn Thị N.A, và Đồng M.N (cùng học khối 10 trường THPT Mỹ Đức C). Đáng chú ý, sau sự việc xảy ra, nữ sinh N bị gia đình trách mắng nên đã... bỏ nhà đi, đến nay chưa liên lạc được.
Đến sáng ngày 19/3, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip dài khoảng 30 giây, ghi lại cảnh một người phụ nữ đang la hét và dùng thước nhựa dẻo đánh liên tiếp vào người một cháu học sinh. Ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Quảng Ngãi, cho biết làm việc đơn vị nắm được clip trên được quay vào ngày 18/3, tại một Trung tâm luyện chữ cho trẻ do tư nhân làm chủ, có địa chỉ tại phường Trần Hưng Đạo (TP Quảng Ngãi). Đơn vị đang phối hợp với Công an thành phố điều tra, xác minh vụ việc.
Những cái chết bất ngờ của học sinh
Ngày 17/3, một cháu bé sinh năm 2019 đến nhóm lớp mầm non Phú An (thuộc xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) ở cạnh nhà để học. 14h15 cùng ngày, cô giáo gọi cháu bé dậy để chơi cùng các bạn nhưng bé lả đi, da thâm tím. Ngay lập tức, cô giáo đã gọi gia đình tới trường (cách nhà 500m). Sau đó, bé được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong. Cơ quan công an huyện Thanh Trì đang phối hợp với chính quyền xã Vĩnh Quỳnh để tiếp tục làm rõ sự việc.
![]() |
Nhóm lớp mầm non Phú An (thuộc xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) |
Sáng ngày 18/3, một nhóm khoảng 10 em học sinh Trường Tiểu học thị trấn Ba Tơ rủ nhau ra bờ tràn hồ Tôn Dung để tắm. Các em được nghỉ học do thầy cô Trường Tiểu học thị trấn Ba Tơ (huyện Ba Tơ) đi học Nghị quyết Đảng bộ. Trong lúc tắm, không may các học sinh bị trượt chân vào khu vực nước sâu dẫn đến đuối nước, nên kêu cứu. Nghe tiếng hô hoán, người dân đã chạy đến ứng cứu, tuy nhiên 2 học sinh đã tử vong.
Cũng trong sáng ngày 17/3, UBND xã Cẩm Vịnh (Hà Tĩnh) cho biết chính quyền địa phương phối hợp với gia đình đã tìm thấy thi thể một nam sinh ở cách cầu Phủ khoảng 1 km.
Trước đó, 18h ngày 15/3, người dân nhìn thấy em N.X.H. (SN 2004, trú huyện Cẩm Xuyên) đi xe máy đến giữa cầu Phủ 2 (thuộc địa phận xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên), nhưng sau đó chỉ thấy chiếc xe máy và giấy tờ tùy thân để lại gần cầu. Nghi X. nhảy cầu tự tử, người dân đã trình báo chính quyền địa phương, huy động lực lượng chức năng tìm kiếm. Được biết, N.X.H đang là học sinh lớp 11 tại một trường nghề ở Hà Tĩnh.
Sinh viên háo hức trở lại trường đại học ở Hà Nội
Phải tới đầu tuần này, hàng loạt trường đại học ở Hà Nội mới bắt đầu cho sinh viên quay trở lại giảng đường sau kỳ nghỉ Tết kéo dài vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhiều sinh viên tỏ ra khá hào hứng khi được quay lại trường. Trong ngày đầu trở lại học tập trung, công tác phòng dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay, đo thân nhiệt,… được thực hiện nghiêm túc. Hàu hết sinh viên tỏ ra phấn khởi được trở lại trường sau một kì nghỉ dài.
Phương Chitổng hợp
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến việc xếp hạng giáo viên cho phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trong thời gian vừa qua về vấn đề này.
" alt=""/>Thủ tướng chỉ đạo về CCNN giáo viênCũng qua kiểm tra, có 5 trường chưa đủ điều kiện tuyển sinh (gồm 2 trường chuyển địa điểm và chưa được cấp phép hoạt động; 2 trường không có hồ sơ xác định chỉ tiêu; 1 trường xin tạm dừng tuyển sinh).
![]() |
Ảnh: Thanh Hùng |
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị này bổ sung và hoàn thiện hồ sơ xác định chỉ tiêu để phục vụ tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10.
Thời hạn nộp hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trước ngày 1/4.
Thanh Hùng
Hôm nay (12/3), Sở GD-ĐT Hà Nội đã văn bản thông báo các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2021 - 2022.
" alt=""/>5 trường ở Hà Nội chưa đủ điều kiện tuyển sinh lớp 10Giáo viên đổ đi học chứng chỉ
Trong thư gửi về Báo VietNamNet, chị N.T.T cho biết mình là giáo viên THCS ở Hà Nội. Dù đã đứng lớp gần 30 năm nhưng khi nghe thông tin về hướng dẫn mới của Bộ GD-ĐT, cô và nhiều giáo viên khác băn khoăn nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 thì sẽ phải tụt xuống hạng 3. Như vậy, tiền lương cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo chị T, chị đã hỏi hiệu trưởng nhưng vị này cho hay bản thân cũng chưa hiểu rõ và đang chờ hướng dẫn cụ thể.
“Chúng tôi đều có nhiều năm cống hiến cho ngành, chỉ còn vài năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu. Nếu giờ đây vẫn phải đi học lấy chứng chỉ để được “giữ hạng” thì thật vô lý”, cô T. nói.
Còn chị Thu Hằng - một giáo viên tiểu học ở Lạng Sơn chia sẻ dù chưa rõ cụ thể, chị đã đăng ký học chứng chỉ nghề nghiệp hạng II vì “thấy đồng nghiệp đi học”.
Không chỉ cô T, chị Hằng, những ngày qua, trên các hội, nhóm của giáo viên, chuyện đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, chuyện “nâng hạng”, “tụt hạng” hay có “giữ hạng” được không là chủ đề gây bàn tán nhiều nhất.
![]() |
Giáo viên sắp về hưu cũng lo học chứng chỉ để “giữ hạng, giữ lương” |
Giữa lúc xôn xao vì chưa có đầy đủ thông tin, giáo viên liên tục nhận được tin nhắn quảng cáo các lớp học chứng chỉ “cấp tốc” với mức học phí từ 2 – 3,5 triệu đồng, học khoảng 5 ngày. Đồng thời, người đăng tin cũng “thúc giục” giáo viên đi học sớm để “khi cần là có ngay”, tránh bị lỡ các kì xét hạng, ảnh hưởng tới lương…
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài 49 đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thì còn hàng loạt đơn vị liên kết đào tạo tổ chức các lớp học tương tự.
Có trường trung cấp điều dưỡng, quản trị kinh doanh hay truyền thông cũng liên kết với trường đại học sư phạm để bồi dưỡng loại chứng chỉ này.
Hiệu trưởng 1 trường sư phạm xin giấu tên phân tích: "Việc tổ chức một số lớp quá đơn giản, chỉ 3-5 ngày thu 2-3,5 triệu đồng/người trong khi chi phí bỏ ra thấp, nên các trung tâm, đơn vị liên kết tuyển sinh mới mọc ra nhiều như vậy. Giáo viên ít thông tin, nên khi không có hướng dẫn từ cơ quan quản lý họ sẽ đi học theo quảng cáo, hoặc người nọ chỉ cho người kia. Hơn nữa, sự thật là đa phần giáo viên không thiết tha học mà chỉ cần chứng chỉ, nên chất lượng lớp bồi dưỡng thấp là dễ hiểu".
"Nên thận trọng"
Sau khi các thông tư mới của Bộ GD-ĐT được ban hành, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra hiện tượng các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ồ ạt đăng ký tham gia học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Trước tình trạng này, ngày 26/2, Sở GD-ĐT Quảng Trị đã phải ra công văn hỏa tốc, trong đó nêu rõ "giáo viên phải xác định bản thân đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng nào để chọn lựa, đăng ký bồi dưỡng lấy chứng chỉ phù hợp, đảm bảo các quy định...
Trong lúc chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết của Bộ GD-ĐT và các ngành liên quan, Sở GD-ĐT đề nghị Trưởng phòng GD-ĐT và Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở phổ biến, yêu cầu giáo viên thận trọng, cân nhắc việc đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp với hạng của giáo viên, để việc bồi dưỡng thiết thực và có hiệu quả".
![]() |
Công văn hỏa tốc của Sở GD-ĐT Quảng Trị |
Ông Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị, người ký văn bản này cho biết: "Sở dĩ Sở GD-ĐT Quảng Trị phải ra công văn hỏa tốc vì khi có sự thay đổi, nhiều giáo viên chưa tiếp cận đầy đủ nội dung thông tư mới. Nhiều người chưa đủ tiêu chuẩn chuyển hạng nhưng vẫn sốt ruột đi học. Đây là điều không cần thiết.
Ví dụ có giáo viên mới đi làm được 4, 5 năm đã đi học chứng chỉ hạng II, trong khi theo quy định phải 9 năm mới được chuyển hạng.
Việc ra công văn hỏa tốc cũng là để các cơ sở giáo dục có thời gian rà soát, tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng, đồng thời thu xếp hoạt động của nhà trường, những ai chưa cần thiết thì có thể để sau chứ không nhất thiết học đợt này" - ông Phương nói.
"Theo quan điểm cá nhân của tôi, là người đã có một thời gian khá dài trong ngành, việc Bộ GD-ĐT nâng yêu cầu đối với giáo viên hạng 1, hạng 2.... chỉ là một phần trong việc nâng cao chất lượng giáo viên. Bên cạnh đó, chất lượng giáo viên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác mà quan trọng nhất là tinh thần tự nguyện và sự tâm huyết – học để đạt trình độ chứ không phải để đạt bằng cấp".
Theo ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, trước đây đã có tình trạng giáo viên trong tỉnh đua nhau bỏ tiền đi học chứng chỉ nghề nghiệp, thậm chí nhiều giáo viên do không nắm rõ nên học nhầm loại chứng chỉ.
Sở GD-ĐT đã chỉ đạo phải làm bài bản, các đơn vị tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
“… Đối với giáo viên, để tránh lãng phí thì đến lúc cần thiết hãy đăng ký học. Ví dụ như còn 6, 7 năm nữa mới tới hạn nâng bậc thì học từ bây giờ làm gì? Hay còn thiếu các điều kiện khác nữa thì cứ bổ sung đi rồi hãy học” – ông Thành nói.
Trước đó, ngày 24/2, Sở GD-ĐT Nghệ An đã có công văn đề nghị các Phòng GD-ĐT, trường học trên địa bàn rà soát cơ cấu, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Trong đó, lưu ý xác định từng giáo viên phải đào tạo trình độ nào, phải bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng bao nhiêu và khuyến cáo giáo viên không tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng online do các đơn vị không đủ điều kiện, không có chức năng bồi dưỡng để tránh lãng phí không đáng có.
![]() |
Từ ngày 20/3, giáo viên các cấp sẽ được tính lương theo cách xếp hạng, bậc mới |
Ông Thái Văn Thành khẳng định, để công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả, chất lượng và không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, Sở GD-ĐT Nghệ An sẽ phối hợp với một số cơ sở có năng lực, được Bộ GD-ĐT cho phép để triển khai hoạt động này.
Cần sớm có hướng dẫn cụ thể TS Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị nhận định, cả nước có hơn 1 triệu giáo viên, nên khi một chính sách mới có hiệu lực sẽ gây những xôn xao. Đây là chuyện bình thường. Điều cần thiết nhất bây giờ là có hướng dẫn thật cụ thể để tránh tình trạng giáo viên đổ xô đi học chứng chỉ. Thầy giáo Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cũng đồng tình với đề nghị này. “Dù sao thì giáo viên là nhóm yếu thế nên hay lo lắng. Lợi dụng việc này, các trung tâm, đơn vị không biết hợp pháp hay chưa, đã nhảy vào mời chào, lôi kéo giáo viên. Giáo viên vì lo lắng quá mà đăng ký học và tạo điều kiện cho những trung tâm không hợp pháp trục lợi, tốn kém nhưng không chắc có kết quả” – thầy Tuấn Anh phân tích. Bên cạnh đó, theo thầy Tuấn Anh thì cần phân loại để hướng dẫn từng nhóm giáo viên về yêu cầu chứng chỉ. “Như giáo viên có chứng chỉ cao nhất có thay thế được cho các chứng chỉ các hạng thấp hơn được hay không? Có chứng chỉ hạng 1 có phải học chứng chỉ hạng 3 không, hay cứ bắt buộc phải đi học cả 3 loại chứng chỉ… Rồi với những trường hợp còn vài năm nữa sẽ nghỉ hưu, khi đang ở hạng này rồi, có cần thiết bổ sung thêm chứng chỉ hay không. Hay nếu trong trường hợp không cần học cũng được thì cần nói rõ…” – thầy Tuấn Anh đề xuất. |
Ngân Anh - Thanh Hùng
Then chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài.
" alt=""/>Giáo viên ồ ạt đi học chứng chỉ, lo 'giữ hạng, giữ lương', các giám đốc Sở nói gì?