Theo Medical News Today, có ba loại carbohydrate chính trong thực phẩm: tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột và đường gây ra những vấn đề lớn nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường glucose.
Carb tinh chế
Carb tinh chế, hoặc tinh bột tinh chế, được phân hủy trong quá trình chế biến. Do đó, cơ thể nhanh chóng hấp thụ và chuyển hóa carb thành glucose. Điều này làm tăng lượng đường trong máu khiến một người nhanh chóng đói trở lại ngay sau bữa ăn.
Một số loại carb tinh chế cần giảm ăn gồm bánh mì trắng, mì ống trắng, một số ngũ cốc, bánh quy.
Đường
Thực phẩm có đường chủ yếu chứa đường và carbohydrate chất lượng thấp. Chúng thường có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng và có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Đường cũng góp phần làm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Thực phẩm thường chứa nhiều đường bao gồm bánh rán, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh quy, bánh pizza. Một số nguồn đường khác bao gồm nhiều loại nước sốt và gia vị, các chất làm ngọt, siro, sữa chua có hương vị trái cây bán sẵn.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi ăn trái cây sấy khô, nước ép trái cây, salad trái cây vì chúng thường chứa thêm đường. Chất làm ngọt nhân tạo có lượng calo thấp, có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu do tăng kháng insulin.
Protein
Protein giúp cơ thể xây dựng, duy trì và thay thế mô. Các cơ quan, cơ bắp và hệ miễn dịch của chúng ta bao gồm các protein. Cơ thể có thể phân hủy protein thành đường, nhưng quá trình này kém hiệu quả hơn so với quá trình phân hủy carb.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn nguồn protein tốt phần lớn phụ thuộc vào lượng chất béo và carbohydrate mà những thực phẩm này chứa. Khi thực phẩm giàu protein cũng chứa nhiều chất béo, có thể dẫn đến tăng cân và cholesterol cao.
Thịt mỡ hoặc thịt chế biến sẵn
Ăn một lượng nhỏ thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, lợn, cừu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy chỉ ăn 50g thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường nên cân nhắc tránh hoặc hạn chế ăn:
- Thịt tẩm bột, chiên và nhiều muối
- Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội
- Xương sườn và các miếng thịt nhiều mỡ khác
- Gia cầm còn da
- Cá rán kỹ
Thịt chế biến có xu hướng chứa nhiều muối hoặc natri. Những người bị huyết áp cao cũng nên đặc biệt thận trọng và hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2,3g mỗi ngày.
Loại chất béo cần giảm
Đây là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, chẳng hạn như omega-3 và là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Chất béo cũng giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E và K.
Chất béo không lành mạnh có thể làm tăng mức cholesterol và góp phần kháng insulin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường hoặc góp phần làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở người bệnh.
Chất béo bão hòa
Loại chất béo này chủ yếu có trong các sản phẩm động vật, dầu và thực phẩm chế biến. Một người nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo hằng ngày từ chất béo bão hòa.
Một số thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao bao gồm bơ, mỡ lợn, một số loại dầu, chẳng hạn như dầu cọ, nước chấm và nước sốt dạng kem, sốt mayonnaise béo, khoai tây chiên, thức ăn tẩm bột, bánh mì kẹp thịt, nhiều loại thức ăn nhanh, nước xốt salad.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa được hình thành từ quá trình hydro hóa - biến dầu lỏng thành chất béo rắn. Bạn nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có dầu hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Tương tự chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có thể gia tăng tỷ trọng LDL cholesterol, hay còn gọi cholesterol xấu. Loại chất béo này có thể có trong đồ ăn nhanh, chiên rán, chế biến sẵn, bơ thực vật.
Các loại đồ uống cần hạn chế
Nhiều loại nước ngọt và nước trái cây có chứa carbohydrate và đường bổ sung.
Một người mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà không đường, cà phê và đồ uống không calo cũng như nước lọc. Để tạo hương vị cho nước, hãy thử cho vào một số miếng trái cây.
Đồ uống có cồn cũng có thể chứa đường và carb. Mọi người nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, đồ uống có trái cây, rượu tráng miệng.
Một người không nên uống quá 150ml rượu vang, 350ml bia hoặc 45ml rượu mạnh.
Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Các triệu chứng tương tự như say rượu và có thể khó nhận ra.
Trump xuất hiện ấn tượng trong bộ suit xanh thẫm và cà vạt đỏ.
Cà vạt là điểm nhấn quan trọng trên bộ trang phục của nam giới. Không chỉ là món phụ kiện, chúng còn giúp cánh đàn ông ‘khoe’ khéo gu thẩm mỹ, sở thích và cả cá tính khó trộn lận của mình. Trump luôn yêu thích những chiếc cà vạt gam màu nổi bật. Chúng là điểm nhấn hút mắt trên cây đồ gồm sơ mi trắng và áo vest sẫm màu.
Trump thường chọn cho mình những chiếc cà vạt có họa tiết lạ mắt, màu sắc thu hút, ấn tượng.
Cà vạt sọc chéo màu xanh tím than mang lại vẻ trẻ trung cho Tổng thống đắc cử Mỹ.
Trump đeo cà vạt đỏ rực rỡ trong một buổi diễn thuyết.
Donald Trump đề cao sự thoải mái trong thời trang. Ông yêu thích những bộ suit rộng rãi, mang đến cảm giác tự do và phóng khoáng. Trump thường xuất hiện trong những chiếc áo vest xanh tím than, đen hoặc xám đậm.
Trump chọn vest tím than cho những lần kết hợp cùng cà vạt màu đỏ.
Bộ sưu tập áo vest nam của Donald Trump không thể thiếu màu đen
Sản phẩm minh họa trong bài thuộc bộ sưu tập ‘Áo vest nam lịch lãm’ của VNNShop. Từ ngày 12/11 đến hết ngày 21/12/2016, VNNShop gửi tới khách hàng chương trình khuyến mại đặc biệt ‘Special Discount - November Sale’ giảm tới 50% áp dụng trên nhiều mặt hàng bán chạy như Thời trang nam nữ, Phụ kiện hàng hiệu, Mỹ phẩm cao cấp nhập khẩu 100% tại Anh, Mỹ, Hàn, Nhật…Qúy khách nhanh chân ghé VNNShop để có cơ hội sở hữu hàng hiệu đón mùa đông sành điệu và ấm áp!
" alt=""/>Áo vest nam cà vạt cao cấp hàng hiệu nhập khẩu khuyến mạiĐến năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương chuyển đổi từ dự án nhà ở sinh viên sang nhà ở xã hội. Chủ đầu tư thực hiện dự án là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Hợp Lực, địa chỉ tại TP.Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Trong số 960 căn có 900 căn nhà ở xã hội và 60 căn nhà ở thương mại. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 450 tỷ đồng.
Tiếp đó, chủ đầu tư đã thực hiện xong việc xây thô một tòa nhà 16 tầng (xây dựng bổ sung phần còn lại của nhà ở sinh viên trước đó) với số lượng dự kiến hơn 300 căn hộ. Phần diện tích còn lại vẫn đang là bãi đất trống.
Theo đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa), tháng 10/2023, UBND tỉnh mới có quyết định về việc giao đất cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Hợp Lực để thực hiện dự án.
Tổng diện tích được giao là gần 2,5ha, trong đó giao 8.700m2 để xây dựng nhà ở; 15.600m2 đất hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm: khuôn viên cây xanh, sân đường giao thông nội bộ, nhà để xe, trạm điện.
Thời hạn hoàn thành không quá 24 tháng.
Theo đại diện Sở Xây Dựng, dự án chậm triển khai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng chưa xác định chính xác ranh giới, dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch dự án.
Một phần nữa là do bên trong có đường điện cao thế chưa di chuyển được cũng khiến dự án bị chậm các hồ sơ, thủ tục thẩm định để bàn giao đất…
Hiện Sở Xây dựng đã phối hợp các đơn vị, sở ngành có liên quan đốc thúc chủ đầu tư hoàn thiện đầy đủ các thủ tục, khẩn trương triển khai thi công dự án.
" alt=""/>Nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội ở Thanh Hóa 14 năm chưa xây xong