Phương pháp phòng bệnh cúm mới không đòi hỏi phải dùng virus (trong vắc-xin) hoặc interferon - một chất chống viêm nhiễm cực mạnh. Các kết quả thử nghiệm trên cả tế bào của chuột và người hé lộ, việc thao túng cơ thể để sản sinh ra một protein đặc biệt có thể làm giảm tính trầm trọng của bệnh cúm và rốt cuộc có thể ngăn chặn được nhiễm trùng nói chung.
Vì phương pháp trên không đặc trị bất kỳ chủng virus cúm nào, nên các nhà nghiên cứu tin rằng nó có khả năng chống lại mọi chủng cúm, kể cả những chủng có thể làm khởi phát đại dịch.
Tiến sĩ Jacob Yount đến từ Đại học Ohio (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Vắc-xin cúm cần phải thay đổi hằng năm, vì virus liên tục biến đổi. Điều mà chúng tôi đang làm là nhắm đến một quá trình căn bản hơn, không riêng biệt cho bất kỳ chủng virus cụ thể nào".
Sau khi phát hiện, việc thay đổi vai trò của một protein trong tế bào có thể ngăn chặn virus cúm phát tác, tiến sĩ Yount và các cộng sự đã bắt đầu dùng thuốc thử nghiệm để kiểm tra chiến lược phòng cúm của họ trên chuột. Theo ông Yount, phải mất nhiều năm nữa phương pháp này mới có thể ứng dụng cho con người, nhưng mục tiêu dài hạn của họ là phát triển một phương pháp phòng ngừa nhiễm cúm không cần vắc-xin.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng, phương pháp của họ liên quan đến việc tăng hàm lượng một protein đã được ghi nhận hữu hiệu trong việc chống lại mọi chủng cúm từng được kiểm nghiệm. Tuy nhiên, chìa khóa để phòng ngừa nhiễm trùng là tăng hàm lượng của protein đó trong các tế bào trước khi virus bộc phát. Các nhà khoa học nhận thấy, để làm được điều này cần ức chế chức năng của một protein khác.
Protein hiệu quả trong phòng chống bệnh cúm có tên gọi là IFITM3. Trong các điều kiện tự nhiên, protein này được sản sinh ra với lượng lớn chỉ sau khi virus cúm xuất hiện, để nó có thể làm giảm tính trầm trọng của nhiễm trùng. Tuy nhiên, cách protein này tấn công virus, bằng cách bắt nhốt nó và vô hiệu hóa khả năng tạo ra các bản sao của chính nó, đồng nghĩa rằng tăng hàm lượng của nó trước khi bệnh cúm xuất hiện sẽ ngăn chặn được được việc nhiễm trùng.
IFITM3 đã được ghi nhận rất quan trọng đối với con người, vì nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng, nó là protein được nhận diện duy nhất chứa một đột biến gen thường xuyên có liên quan đến các bệnh nhiễm cúm nghiêm trọng.
" alt=""/>Tìm ra cách phòng cúm không cần vắcBMI (body mass index) hay chỉ số cơ thể thường được các chuyên gia hoặc các bác sĩ áp dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị thừa cân hay gầy ốm hay không. Thông thường chúng ta sử dụng chỉ số BMI để tính toán mức độ béo phì. Theo nghiên cứu mới đây trên 10.000 người trong thời gian 20 năm, đàn ông sau khi làm bố có xu hướng tăng cân và chỉ số BMI tăng theo.
Phát hiện của Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) được xuất bản trong tạp chí Sức khỏe đàn ông Mỹ hôm 21/7. Theo tác giả Craig Garfield, việc trở thành bố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn ông, bên cạnh các tác động đã được biết đến khi kết hôn. “Số cân nặng tăng thêm càng nhiều, chỉ số BMI càng cao đồng nghĩa với họ có nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường hay ung thư cao hơn”.
Tuy nhiên, các ông bố đang sống cùng con cái và các ông bố độc thân lại có hiện tượng tăng cân không đồng đều. Đàn ông lần đầu làm bố có chỉ số BMI tăng trung bình 2,6% trong suốt thời kỳ nghiên cứu, trong khi các ông bố không sống cùng con tăng 2%.
" alt=""/>Đàn ông tăng cân khi có con