Kể từ ngày cập bến sân Allianz Arena, Cancelo mới đá chính 4 trận tại Bundesliga và phải cạnh tranh với Pavard bên hành lang phải.
Dù tân HLV Thomas Tuchel phát biểu cần đến kinh nghiệm của Joao Cancelo thời gian tới, nhưng các sếp lớn Bayern dường như đã có quyết định về tương lai hậu vệ 28 tuổi này.
Theo đó, Bayern Munich sẽ không kích hoạt điều khoản mua đứt Joao Cancelo trị giá 61,5 triệu bảng vào cuối mùa.
Điều đó đồng nghĩa, anh buộc phải trở lại Man City khi giao kèo cho mượn hết hạn.
Vấn đề nằm ở chỗ, Cancelo cũng nảy sinh bất đồng với Pep Guardiola. Thế nên, nhiều khả năng anh sẽ phải tìm bến đỗ mới trước mùa bóng 2023/24.
Barcelona từng bày tỏ sự quan tâm đến Cancelo nhưng do khó khăn tài chính nên thương vụ khó xảy ra.
Xem ngay tin chuyển nhượng mới nhất tại đây!
" alt=""/>Bayern từ chối mua đứt, trả Joao Cancelo về Man CityThe Sun đưa tin, bộ phận thể thao MUđang xem xét về kế hoạch chiêu mộ Kingsley trong kỳ chuyển nhượng mùa hè năm nay.
MU từng quan tâm đến Coman vài năm trước, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà thương vụ không thành hiện thực.
Erik ten Hag muốn xây dựng đội ngũ giàu sức mạnh và có chiều sâu tốt hướng đến mùa giải mới 2023-24. Coman được xem xét sau khi Jadon Sancho và Anthony Martial gây nhiều thất vọng.
Kingsley Coman có thể đá nhiều vai trò trên hàng công. Cầu thủ người Pháp làm việc với nhiều HLV giỏi như Pep Guardiola, Carlo Ancelotti, Hansi Flick hay Julian Nagelsmann, nên được đánh giá thích nghi được với chiến thuật của Ten Hag.
Hợp đồng của Coman có thời hạn đến 2027, nên Bayern Munich không muốn để anh ra đi dễ dàng. Đội bóng xứ Bavaria muốn con số tối thiểu 70 triệu euro.
Liverpool hỏi mua Timber
Sau mùa giải khó khăn, Liverpoolhướng đến những thay đổi mới trong mùa hè và một trong các mục tiêu quan trọng là Jurrien Timber.
Sky Sports đưa tin, các quan chức Liverpool đã theo dõi kỹ sự phát triển của Timber những năm qua và muốn mang anh về Anfield.
Timber có lối đá hiện đại, phù hợp với nhiều hệ thống chiến thuật khác nhau. Jurgen Klopp tin tưởng cầu thủ 21 tuổi này sẽ kết hợp thành công với người đồng hương Virgil van Dijk.
Liverpool hứa hẹn trả cho Ajax khoản phí 50 triệu euro để có Timber. Đây cũng là con số mà MU đưa ra, khi Erik ten Hag muốn kéo theo học trò cũ đến Old Trafford.
"Hè năm ngoái, Ajax đề nghị tôi gia hạn hợp đồng và ở lại thêm một mùa giải nữa. Vì tình yêu dành cho CLB, tôi đã thực hiện điều này", Timber trò chuyện với De Telegraaf và để ngỏ khả năng rời Amsterdam.
Ansu Fati đến Premier League
Người đại diện Jorge Mendes vừa xác nhận về khả năng Ansu Fati chia tay Barcelona để gia nhập bóng đá Anhkhi mùa giải kết thúc.
Ansu Fati trải qua mùa giải khó khăn và cha của anh rất muốn con mình sớm rời khỏi sân Camp Nou.
Sau nhiều chấn thương, thể lực của Ansu Fati có vấn đề nên không được Xavi trọng dụng. Điều này khiến sự nghiệp của cầu thủ người Tây Ban Nha gặp nhiều trở ngại.
Báo chí Tây Ban Nha cho biết, Jorge Mendes nhận được một số đề nghị chuyển nhượng Ansu Fati. Trùm đại diện người Bồ Đào Nha dự kiến mức phí khoảng 70 triệu euro.
Chưa có bất kỳ đề nghị chính thức nào gửi đến Barca. Dù vậy, thời gian qua có một số CLB quan tâm Ansu Fati như MU, Arsenal và Newcastle.
Xem ngay những tin chuyển nhượng mới nhất tại đây!
Mấy ngày nay cả nước Mỹ đang chìm trong biểu tình và hỗn loạn vì một sự kiện liên quan đến phân biệt chủng tộc. Sự việc bắt đầu từ một người đàn ông da đen nghi dùng tiền giả mua đồ và bị cảnh sát bắt giữ. Một viên cảnh sát da trắng sau đó đã dùng vũ lực quá mức, đè đầu gối lên cổ người da đen cho tới khi anh này tắc thở và chết.
Vấn đề phân biệt đối xử nói chung và mối quan hệ giữa người da trắng đối với người da đen nói riêng vốn có nguồn gốc lịch sử lâu dài, đã và đang được xóa bỏ mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, nhưng sự việc trên lại thổi bùng lên vấn đề nhức nhối này. Phân biệt đối xử giữa con người với nhau liệu có thể xóa bỏ được tận gốc hay không, và nếu có thì làm thế nào để đạt được điều này?
![]() |
Người biểu tình lấy tay lau nước mắt cho nhau ở Lake Street, Minneapolis. Ảnh: NYTimes |
Phân biệt đối xử nói chung xảy ra khi có sự so sánh, phân chia cao – thấp, thắng – thua, và người ở vị trí thấp kém sẽ nhận được ít sự ưu đãi và nhiều sự thua thiệt so với người ở vị trí cao hơn. Phân biệt đối xử là bình thường trong mọi xã hội nếu dựa trên những khía cạnh có thể thay đổi được như khả năng, kinh nghiệm, hay sự cố gắng, nỗ lực. Ví dụ, người có khả năng và nỗ lực cao hơn thì sẽ nhận được kết quả và phần thưởng tốt hơn người kém khả năng và ít nỗ lực. Tuy nhiên, phân biệt đối xử sẽ trở thành vấn đề vi phạm nhân quyền nếu dựa trên một số đặc điểm cố định sẵn có từ khi một người được sinh ra như chủng tộc, nguồn gốc, giới tính, hay tuổi tác.
Lịch sử phân biệt chủng tộc trên đất nước Mỹ bắt đầu từ thời mua bán nô lệ da đen cách đây khoảng 400 năm. Người da đen đã bị đối xử vô cùng tồi tệ trong suốt thời gian dài cho tới tận năm 1964 khi Đạo luật Dân quyền (Civil Rights Act) được thông qua. Đạo luật này nghiêm cấm tất cả mọi sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính, hay tuổi tác. Kể từ khi có đạo luật này, Mỹ đã có một sự tiến bộ vượt bậc về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử.
Mọi người về cơ bản có cơ hội bình đẳng như nhau trong cuộc sống, công việc, và học hành. Barack Obama, Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, là một minh chứng điển hình cho sự tiến bộ này. Nếu một tổ chức mà phân biệt đối xử với người lao động dựa trên những đặc điểm được bảo vệ bởi pháp luật thì sẽ bị trừng phạt rất nặng, có thể lên tới nhiều triệu đô-la.
Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử trong xã hội vẫn diễn ra, có thể ẩn ngầm và không nhìn rõ được, bởi con người vẫn thường hay so sánh giữa những nhóm người với nhau. Người da đen với lịch sử khó khăn của mình vẫn là nhóm người yếu thế trong con mắt của nhiều người khác. Tỷ lệ thất học, đói nghèo và tội phạm trong cộng đồng người da đen luôn cao hơn so với các nhóm người khác. Vòng luẩn quẩn của thất học – đói nghèo – tội phạm và do đó bị phân biệt đối xử vẫn đeo bám với rất nhiều người da đen.
Do có những định kiến trong xã hội đối với mình, người da đen thường bị nhắm vào nhiều hơn trong các vụ bắt giữ của cảnh sát và cũng thường bị kết án nặng hơn so với các nhóm người khác. Người da đen cũng thường bị từ chối hơn trong quá trình tuyển dụng xin việc. Vì phân biệt đối xử nhiều khi không rõ ràng, không có bằng chứng cụ thể nên pháp luật cũng không thể thực thi và bảo vệ được họ trong những trường hợp này. Thậm chí, đôi khi người thực thi pháp luật cũng lại chính là người phân biệt đối xử.
![]() |
Sự ra đi của George Floyd thổi bùng những căng thẳng về phân biệt chủng tộc. Ảnh: HypeBeast |
Với cá nhân là một người châu Á thiểu số sống ở nước Mỹ, tôi cũng đã có một vài lần thấy bị phân biệt đối xử bởi vì mình là người gốc nước ngoài. Ví dụ có một số người coi thường vì mình có giọng nói tiếng Anh không rõ ràng và trôi chảy như người bản xứ. Ở Việt Nam, một người nước ngoài nói được một chút tiếng Việt thì được mọi người trầm trồ thán phục. Nhưng một người nước ngoài ở Mỹ nếu có giọng nói tiếng Anh không được chuẩn như người bản xứ thì có thể sẽ bị xem thường. Sự coi thường này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của một số người Mỹ, khi họ đòi hỏi người đang dùng ngôn ngữ thứ hai cũng phải nói hay như người đang dùng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Người nhập cư vào Mỹ với ngôn ngữ tiếng Anh không tốt cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc. Nếu không học tập thêm để lấy bằng cấp và cải tiến tiếng Anh thì thường phải làm những công việc chân tay với lương tương đối thấp. Sự hòa nhập với văn hóa và xã hội cũng không được tốt, do đó cảm thấy mình chỉ là công dân hạng hai. Với cộng đồng người châu Á vì có truyền thống chăm chỉ và ham học hỏi, nên thông thường vượt qua được những thách thức và khó khăn này. Về tổng thu nhập bình quân hàng năm tính theo hộ gia đình, cộng đồng người châu Á luôn đứng đầu nước Mỹ so với tất cả các nhóm người khác.
Ngoài trải nghiệm qua một vài lần bị phân biệt đối xử của mình, xã hội Mỹ nhìn chung với tôi là văn minh, hiểu biết, bình đẳng và công bằng. Tôi đã sống nhiều năm ở một bang miền nam, nơi có rất nhiều người Mỹ da đen. Đa số họ đều là những người hiền hậu và tốt bụng. Tôi cũng từng sống nhiều năm ở một bang miền bắc, nơi số đông là người Mỹ da trắng. Họ về cơ bản là những người thẳng thắn, lịch sự, và quan tâm giúp đỡ mọi người. Và ở đâu tôi cũng có nhiều bạn bè là người Việt Nam và châu Á. Đa số đều là những người chịu thương, chịu khó, yêu cuộc sống bình yên, ổn định, nhẹ nhàng.
Mỗi người được sinh ra với những đặc điểm cố định và riêng biệt, không ai giống ai. Mỗi người đều có một giá trị vô giá như nhau, không ai cao hơn mình về giá trị cả. Mỗi người đều có quyền bình đẳng và tự do cá nhân giống nhau. Nhận thức này là nền tảng của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chỉ khi bản thân mình nhìn ra và thấu hiểu được những điều này thì mình mới tôn trọng được tất cả và thoát ra khỏi được sự so sánh dựa trên những đặc tính vốn có ngay từ lúc sinh ra của mỗi người. Và chỉ khi không còn so sánh nữa thì sự phân biệt đối xử mới biến mất.
Bản thân tôi không thấy có vấn đề gì về phân biệt đối xử, bởi trong lòng mình không phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Người da trắng hay người da đen, người gốc nước ngoài hay người bản xứ, trẻ em hay người già, đàn bà hay đàn ông, đều cần được tôn trọng ở mức cao nhất vì tất cả chúng ta đều là những cá nhân có giá trị và quyền bình đẳng như nhau. Người nào mà đang phân biệt đối xử với một ai đó là người cần phải ý thức được điều này để từ đó thay đổi nhận thức và hành động của chính mình.
Khi mình không còn so sánh với ai thì sẽ chẳng ai so sánh lại với mình, và khi mình không còn kỳ thị ai thì chẳng ai kỳ thị lại mình. Khi từng cá nhân trong xã hội thấu hiểu và làm được điều này thì xã hội sẽ không còn phân biệt đối xử. Nó dường như là một điều rất đỗi giản đơn, nhưng lại vô cùng quan trọng để giúp cho mỗi người chúng ta thoát ra khỏi sự phân biệt đối xử với nhau.
GS.TS Nguyễn Quang Vịnh (Đại học Coe College, bang Iowa)
Tác giả bài viết là giáo sư - tiến sĩ về lãnh đạo và quản lý nhân lực tại Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ. Ông có bằng cử nhân tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ châu Á AIT Thái Lan, và bằng tiến sĩ về quản trị nhân lực tại Đại học Tổng hợp bang Mississippi Mỹ. GS.TS Nguyễn Quang Vịnh có kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy hơn 20 năm ở cả Việt Nam và Mỹ về lĩnh vực lãnh đạo và quản lý con người. Ông được phong tặng chức danh học hàm cao nhất của một giảng viên đại học. GS.TS Nguyễn Quang Vịnh cũng là tác giả cuốn sách “Chinh phục chính mình: 101 câu chuyện nhỏ giúp bạn đạt được ước mơ lớn nhất đời mình”. " alt=""/>Phân biệt chủng tộc dưới góc nhìn của một giáo sư người Việt ở Mỹ