Như Báo Thanh tra đã phản ánh, năm 2009, UBND quận Tây Hồ thực hiện dự án (D.A) đầu tư xây dựng tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ, phường Tứ Liên, với mức khái toán kinh phí ban đầu là 49,19 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng là 40 tỷ đồng) với chiều dài là 509m.Đầu năm 2011, UBND TP Hà Nội có văn bản ủy quyền cho UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư. Tháng 4/2011, UBND quận Tây Hồ ra quyết định phê duyệt D.A, mức đầu tư lúc này đã lên đến… 136,034 tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009). Mức đầu tư “khủng” như vậy, nhưng D.A chỉ là việc mở rộng một con ngõ cụt, đang có chiều rộng từ 7 - 8m sẽ được mở rộng lên thành 20,5m; trong đó, vỉa hè mỗi bên rộng 5m còn lòng đường là 10,5m.
 |
D.A ngõ cụt 124 Âu Cơ tốn hàng trăm tỷ đồng cho việc xây mới vỉa hè hai bên. |
Đến ngày 24/3/2015, UBND quận Tây Hồ có Quyết định 836 về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của D.A này lên hơn 197 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng chỉ tăng từ 9,7 tỷ đồng lên 14 tỷ đồng. Riêng việc đền bù giải phóng mặt bằng tăng từ 112 tỷ đồng lên hơn 168 tỷ đồng.
“Việc phải đầu tư số tiền hơn 168 tỷ đồng để thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng chủ yếu là để làm 509m vỉa hè là một số tiền quá lớn chắc ở Hà Nội khó có con đường nào sánh kịp chứ đừng nói là ngõ. Bởi hiện tại, ngõ 124 phần lớn đang rộng từ 7 - 8m cho nên việc giải phóng mặt bằng ở đây chủ yếu là vào phần làm vỉa hè mỗi bên rộng tới 5m. Dân chúng tôi chết khổ vì cái vỉa hè này còn ngân sách Nhà nước phải tốn một số tiền khổng lồ cho việc này thì quả là quá lãng phí” - một người dân sống tại ngõ 124 bức xúc.
Đáng nói là, ngày 23/9/2016, UBND TP Hà Nội mới có Văn bản 5301 về việc cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều xây dựng cải tạo ngõ 124 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên.
Tuy nhiên, ngay từ khi D.A triển khai thi công (năm 2009), Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội đã có nhiều văn bản nhắc nhở yêu cầu dừng thi công để xin cấp phép theo quy định, nhưng Ban Quản lý D.A quận Tây Hồ vẫn bất chấp tổ chức triển khai thi công đặt các cơ quan chức năng vào thế đã rồi buộc phải thực hiện theo.
Thậm chí, tại Văn bản số 1672 ngày 26/10/2015 của Tổng cục Thủy lợi đã nêu: “Theo báo cáo của cơ quan chuyên trách quản lý đê điều của TP, phản ánh của nhân dân và qua công tác kiểm tra thực tế, D.A nêu trên đã triển khai thi công một số hạng mục khi chưa có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là vi phạm các quy định của Luật Đê điều. Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc thi công công trình, tổ chức kiểm tra làm rõ những nội dung vi phạm pháp luật về đê điều trong quá trình triển khai thực hiện D.A để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tổ chức tiếp xúc, làm việc với người dân, tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ những quy định của pháp luật về đê điều liên quan đến D.A, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Báo cáo kết quả xử lý về Bộ NN&PTNT làm cơ sở để thỏa thuận cấp phép thi công theo quy định…”.
Người dân cho biết, đến thời điểm này (tháng 10/2016) vẫn chưa thấy TP công khai việc xử lý những vi phạm của Ban Quản lý D.A quận Tây Hồ như Văn bản 1672 của Bộ NN&PTNT đã nêu.
Theo Đại tá Phạm Đình Triệu (số nhà 95, ngõ 124): Việc xây dựng D.A này đã vi phạm TCXDVN 104 - 2007 và Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 8/8/2014 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) tỷ lệ 1/2.000 đã nhấn mạnh đến việc xây dựng các tuyến đường cấp khu vực: “Xây dựng các tuyến đường cấp nội bộ: Mặt cắt ngang điển hình rộng từ 13 - 17,5m với lòng đường rộng từ 7 - 7,5m, hè hai bên rộng 3 - 5m. Khi đi qua khu vực quá khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể xem xét thu hẹp cục bộ vỉa hè, tuy nhiên phải đảm bảo số làn xe theo quy định và sẽ được xây dựng cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ở giai đoạn sau”.
Nội dung đơn của đông đảo nhân dân ngõ 124 cho hay, con ngõ nội bộ này chỉ thuộc loại công trình cấp IV với kinh phí phê duyệt ban đầu là 49 tỷ cho 509m ngõ hiện đã đội vốn lên hơn 197 tỷ đồng (chắc chắn đây không phải là con số cuối cùng). Vì vậy, đây là D.A gây lãng phí ngân sách và tiền thuế của nhân dân một cách ghê gớm trong khi Nhà nước phải tiết kiệm chi tiêu; xâm phạm lợi ích chính đáng của người dân. Tại sao phải chấp nhận một DA đội vốn gấp 4 lần như vậy?
Trong một diễn biến khác, ngày 21/10/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT có Công văn số 733 về việc chuyển đơn tố cáo của công dân tại ngõ 124 Âu Cơ đến UBND TP Hà Nội để giải quyết theo quy định.
Theo Báo Thanh Tra
" alt=""/>Hà Nội: Làm 509m vỉa hè ngốn gần 168 tỷ đồng
Ngày 15 - 16/8/202 Đảng bộ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2020 - 2025), đánh giá kết quả nhiệm kỳ 2015 - 2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới.Triển khai kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ lớn
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn VNPT lần thứ XXIV diễn ra trong thời điểm toàn Tập đoàn thi đua kỷ niệm 75 năm truyền thống ngành Bưu điện. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định chặng đường 5 năm tập đoàn tái cấu trúc thành công theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ - đánh dấu sự thay đổi toàn diện của Tập đoàn về mô hình tổ chức - nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, cơ chế kinh tế, cải cách hạ tầng - quản trị mạng lưới và chuyển đổi số.
 |
Chủ tịch VNPT Phạm Đức Long phát biểu khai mạc Đại hội |
Để bắt kịp các xu hướng công nghệ mới của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng uỷ Tập đoàn VNPT lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tư duy xây dựng và triển khai chiến lược phát triển VNPT 4.0 với 10 chương trình, 34 dự án chiến lược, bước đầu phát huy hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Thực hiện chủ trương của Đảng, quy định của Chính phủ về triển khai thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Tập đoàn có đủ các điều kiện để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cổ phần hoá Công ty mẹ - Tập đoàn. Tập đoàn bán/thoái vốn/thu hồi vốn được 5 danh mục, với tổng vốn thu được 776,4 tỷ đồng/525,6 tỷ đồng vốn đầu tư.
 |
Các đại biểu tham quan khu giới thiệu các SPDV, giải pháp CNTT của VNPT |
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu VNPT đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XXIII được hoàn thành và tăng trưởng vượt mức. Cụ thể, tăng trưởng lợi nhuận bình quân 16,63%/năm (chỉ tiêu đề ra là 15%/năm), tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 11,3% (chỉ tiêu đề ra là 10%), thu nhập bình quân tăng trưởng 11,28%, tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách Nhà nước bình quân hoàn thành kế hoạch.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, Tập đoàn VNPT không ngừng triển khai các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng quy mô khách hàng. Tính đến 31/12/2019, so với cuối năm 2015, thị phần dịch vụ di động của Tập đoàn đạt 25,27%, tăng 4,27%; dịch vụ băng rộng đạt 5,7 triệu thuê bao, tăng 2,5 triệu thuê bao; dịch vụ truyền hình đạt 1,6 triệu thuê bao, tăng 0,6 triệu thuê bao. Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) đạt được tốc độ tăng trưởng đột phá đạt 64,1%/năm.
 |
Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm Bí thư Đảng ủy Khối DNTW trao tặng Cờ thi đua của Đảng ủy khối cho Đảng bộ Tập đoàn VNPT vì đã đạt thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ 2015-2020 |
Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục tái cơ cấu lại, Đảng uỷ Tập đoàn VNPT lãnh đạo, chỉ đạo gắn kết chiến lược cung cấp dịch vụ số vào quy hoạch và kế hoạch phát triển hạ tầng, đảm bảo hạ tầng theo cả chiều sâu năng lực và chiều rộng dung lượng, đa chủng loại, đa công nghệ (2G, 3G, 4G), nhằm thực hiện đột phá về năng lực cạnh tranh hạ tầng, công nghệ, đồng thời với việc nâng cao trải nghiệm khách hàng của VNPT.
Khẳng định vị thế là doanh nghiệp tiên phong, VNPT tham gia thiết lập các hạ tầng số, xây dựng các nền tảng số có phạm vi ứng dụng ở quy mô quốc gia. Điển hình là hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Trung tâm điều hành thông minh IOC, Hệ thống định danh xác thực điện tử, Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia…..
 |
Ban chấp hành Đảng bộ Tập đoàn VNPT khóa XXIV ra mắt |
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 5% - 7%
VNPT hướng tới mục tiêu tổng quát: “Đổi mới phương thức lãnh đạo và năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh - Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp - Khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của Tập đoàn trong Chuyển đổi số tại Việt Nam”.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Tập đoàn VNPT đề ra các mục tiêu cụ thể: Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh; phát triển doanh nghiệp hiệu quả; khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của trong chuyển đổi số tại Việt Nam.
Trong đó, đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 5% - 7%; tăng trưởng lợi nhuận 6% - 8%/năm; đặc biệt doanh thu từ dịch vụ số và công nghệ thông tin - truyền thông đạt 24% - 26% trong cơ cấu doanh thu; năng suất lao động bình quân tăng 7%/năm và tiền lương tăng 5%/năm...
Phát biểu bế mạc Đại hội, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2020 - 2025 Phạm Đức Long nhấn mạnh: “Đảng bộ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nhận thức được rằng: đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh là yếu tố mang tính quyết định nhằm nâng tầm vị thế trụ cột và dẫn dắt của Tập đoàn trong hành trình Chuyển đổi số quốc gia.”
Thúy Ngà
" alt=""/>VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số đạt 24%