
Trong gala trao giải, Văn Quyết chia sẻ cảm xúc: “Tôi xin cảm ơn lãnh đạo TPHCM, Tổng cục TDTT, người hâm mộ và các anh chị phóng viên báo chí.
![]() |
QBV Việt Nam Văn Quyết gửi lời tri ân đến |
Hôm nay là ngày vô cùng đặc biệt đối với tôi, cách đây 10 năm tôi từng nhận giải thưởng cầu thủ trẻ xuất sắc nhất. Và khi tròn 10 năm thi đấu chuyên nghiệp, thi đấu cho ĐTQG cũng có được giải thưởng Quả bóng vàng - một danh hiệu tôi đã phải chờ rất lâu.
Trong ngày này, xin cảm ơn những người thầy, các đồng đội đã đồng hành cùng tôi suốt 10 năm qua. Tôi cũng không quên gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến trung tâm bóng đá Viettel– nơi đào tạo ra tôi, cùng với Hà Nội FC – đội bóng giúp tôi trưởng thành, gặt hái được những thành công hôm nay”
Không chỉ dành những lời cảm ơn đến người hâm mộ, truyền thông, đội trưởng Hà Nội FC cũng dành sự tri ân đặc biệt đến một người mà tiền đạo này cho rằng rất... đặc biệt.
![]() |
...đến bầu Hiển |
"Nhân đây tôi cũng cảm ơn người đặc biệt, một tấm gương để cố gắng về sự kiên cường, ý chí là bác Đỗ Quang Hiển, bác là thần tượng của cháu...” Văn Quyết tri ân bầu Hiển, người đứng sau thành công của Hà Nội FC.
Chia sẻ sau khi giành Quả bóng bạc và Quả bóng đồng, bộ đôi trung vệ thép của tuyển Việt Nam và CLB Viettel Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải cũng đã dành lời cảm ơn đến người hâm mộ, truyền thông cũng như CLB chủ quản của mình.
Quế Ngọc Hải cũng gửi lời chúc mừng đến Văn Quyết, cũng như các anh chị cầu thủ đoạt giải và hy vọng giải thưởng này là động lực để cùng nhau đưa bóng đá Việt Nam tiến xa trong năm nay...
M.A (ghi)
" alt=""/>Văn Quyết tri ân người đặc biệt khi nhận QBV Việt Nam 2020Năm nay, Tường Vy cũng như nhiều học trò lớp 12 khác đang phải đứng trước những quyết định quan trọng của cuộc đời. 10X dự định sẽ lựa chọn thi khối C vào Trường ĐH Luật TP.HCM.
Tuy nhiên, điều khiến nữ sinh cảm thấy trăn trở chính là những câu hỏi của mọi người xung quanh: “Tại sao không chọn môn Toán, môn Anh? Tại sao lại chọn thi Văn - Sử - Địa? Có phải do học dốt Toán - Lý - Hóa nên mới chọn thi 3 môn này hay không?”.
“Học khối xã hội ra để làm gì trong thời đại khoa học kỹ thuật này”, “Học Toán – Lý - Hóa mới làm được nhiều điều có ích”.
Điều đó đã khiến Tường Vy trăn trở suốt một khoảng thời gian rất dài. Thậm chí, trước những lời gièm pha, cũng có lúc Vy nghĩ mình nên chuyển khối để tránh “lời ra tiếng vào”.
Ngô Tường Vy (học sinh lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM)
Nhưng may mắn, giữa lúc đang hoang mang trước những lựa chọn, Vy nhận được những lời khuyên đầy chân tình từ cô giáo chủ nhiệm.
“Con đừng nghĩ như vậy. Văn - Sử - Địa hay Toán - Lý - Hóa đều là những môn quan trọng. Chúng ta không thể nào bắt một con cá phải leo cây bởi vì điều đó sẽ khiến cả đời nó không nghĩ rằng mình biết bơi”. Lời khuyên ấy của cô giáo đã khiến Tường Vy “bừng tỉnh” và nữ sinh quyết tâm phải theo đuổi lựa chọn của bản thân.
“Môn Văn cho ta biết rằng trái tim và tâm hồn ta thật đẹp, đồng thời phát triển tư duy ngôn ngữ của chúng ta.
Môn Sử là dòng máu, là những gì đã trải qua trong hơn 4000 năm của dân tộc. Còn môn Địa là cái cây, ngọn cỏ, là quê hương, sông núi. Tại sao chúng ta không học nó? Tại sao chúng ta không tìm hiểu nhiều hơn về tâm hồn mình?”, Tường Vy nói.
10X cũng thẳng thắn nêu lên quan điểm, “dù bạn có học giỏi bất kỳ môn nào đi chăng nữa, thậm chí là môn thể dục, thì đó cũng là tài năng của các bạn. Mình tin rằng, những bạn học giỏi môn này hoàn toàn có thể mang lại những điều tuyệt vời nhất cho đất nước”.
Lắng nghe học trò chia sẻ, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 chuyên Văn - Lê Thị Tuyết Anh cho rằng, áp lực của học sinh hiện nay là các em phải học tới 13 môn học.
“Các em luôn tạo ra áp lực cho mình là phải giỏi cả 13 môn để xếp học bạ loại giỏi và được tuyển thẳng vào trường đại học. Vì thế, tôi cảm thấy vui khi hôm nay, học trò của mình đã biết tự xác định mục tiêu, mục đích. Những điều đó, theo tôi là rất đáng quý”.
Nguyễn Lê Thiên Minh (học sinh lớp 11A2, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM)
Trong khi đó, cậu học trò Nguyễn Lê Thiên Minh (học sinh lớp 11A2, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM) đã thẳng thắn gửi gắm những suy nghĩ thầm kín bấy lâu tới người mẹ của mình.
Nam sinh cho biết, do tính chất công việc của mẹ nên cả hai mẹ con hiếm có thời gian để ngồi lại nói chuyện, chia sẻ với nhau.
Mẹ của cậu là người nhiều kỳ vọng ở con cái, nhưng điều đó vô tình khiến 10X cảm thấy nặng nề, áp lực.
“Mẹ cho em học song song hai trường là tại ngôi trường phổ thông em đang theo học và một ngôi trường trực tuyến khác. Mẹ kỳ vọng rằng điều đó sẽ giúp em mở mang kiến thức và có thể tiếp thu nhiều hơn nữa những kiến thức xung quanh. Nhưng điều này lại khiến em cảm thấy mệt mỏi”.
Việc học này của Minh bắt đầu từ những năm lớp 10. Thời điểm đó, chương trình học còn khá nhẹ nhàng nên Thiên Minh có thể cân đối được giữa cả hai trường. Tuy nhiên, khi lên lớp 11, lịch học ở cả hai trường đều dày đặc và và khiến Minh cảm thấy “quá tải”. Nam sinh dần không cân bằng được thời gian học và trở nên “xao nhãng” ước mơ trở thành bác sĩ của chính mình.
Xuất hiện ở phía dưới sân khấu, sau khi nghe được những lời chia sẻ của con, mẹ Thiên Minh cho biết, bà vẫn sẽ giữ quan điểm của mình, nhưng không bắt buộc con phải học tập trung vào ngôi trường trực tuyến. Thay vào đó, bà mẹ mong con trai hãy xem ngôi trường thứ hai này giống như một cuốn sách mở để có thể tham khảo và tiếp thu những kiến thức mới vào lúc thích hợp.
“Mẹ vẫn luôn mong con được làm theo những điều bản thân cảm thấy hạnh phúc. Mẹ sẽ là người đi sau và là chỗ dựa vững chắc cho con”, mẹ Thiên Minh nói với con.
Thời Vũ
Từng chứng kiến những xung đột trong gia đình chỉ vì vấn đề tiền bạc, Anh Tuấn nói không cho phép bản thân hưởng thụ quá sớm vì tuổi trẻ là khoảng thời gian thích hợp nhất để học tập và tích lũy nền tảng vững chắc cho bản thân.
" alt=""/>Học sinh lớp 12 áp lực vì những lời gièm pha khi chọn khối CTuỳ vào mức độ nhiệm vụ được giao, nhưng GĐKT của một nền bóng đá (hoặc CLB) bắt buộc phải cùng lãnh đạo định hướng, thống nhất kế hoạch phát triển chung trước khi đưa xuống thực hiện từ các tuyến trẻ.
Nói đơn giản, chức danh GĐKT không nhất thiết tên tuổi, bởi công việc hoạt động theo chiều sâu thay vì bề nổi như các HLV nên đôi khi rất quan trọng nhưng thường khá lu mờ, đặc biệt ở những nền bóng đá chưa phát triển.
Đó là lý do mà chẳng mấy người biết GĐKT Yusuke Adachi. Vị chuyên gia người Nhật làm công việc thầm lặng nên chủ yếu đứng phía sau, những người biết ông đa số là người trong giới chuyên môn hay các HLV từng làm việc chung, làm học trò củachuyên gia người Nhật Bản này.
Ông Park Hang Seo có thích hợp?
Chia tay ông Yusuke Adachi, VFF đang tìm kiếm một cái tên khác đủ tài, tầm nhằm thay thế trong thời gian tới. Và lúc này, HLV Park Hang Seo bỗng trở thành ứng viên sáng giá, theo suy nghĩ của người hâm mộ.
Với người hâm mộ, những gì cống hiến làm được suốt 5 năm qua HLV Park Hang Seo xứng đáng ngồi vào chiếc ghế GĐKT, chưa kể chính ông thầy từ Hàn Quốc từng mong muốn hỗ trợ cho bóng đá Việt Nam trong khâu đào tạo trẻ.
Tuy nhiên để chọn hoặc được chính ông Park gật đầu lại là chuyện khác. Bởi thực tế một HLV giỏi chưa chắc xuất sắc trong việc hoạch định chiến lược dài lâu cho một nền bóng đá. Cũng vì lẽ đó, cựu thuyền trưởng tuyển Việt Nam có thể từ chối vì tự thấy không đủ khả năng, trừ khi... mạo hiểm.
Thực tế cũng cho thấy, HLV Park Hang Seo giỏi cầm sa bàn “đánh trận” hơn là ngồi phía sau đưa ra những quyết sách quan trọng, dài lâu có chiều sâu cho bóng đá Việt Nam.
Cứ nhìn số lượng rất ít các cầu thủ trẻ trưởng thành, phát triển hay được sử dụng ở tuyển Việt Nam những năm qua dưới triều đại HLV Park Hang Seo là thấy.
Tương tự, đội ngũ trợ lý người Việt Nam từng làm việc với thuyền trưởng tới từ Hàn Quốc chẳng hạn, không phải ai cũng đủ năng lực quay về V-League cầm quân, trừ khi tự học thêm hoặc thành danh trước đó.
Ông Park Hang Seo vì mang về thành tích, sự hiểu biết với bóng đá Việt Nam có thể sẽ được "ướm" làm GĐKT tiếp theo. Nhưng làm tốt hay không chắc phải chờ bởi HLV và GĐKT là 2 công việc rất khác chứ chẳng phải giống nhau như nhiều người lầm tưởng'Ướm' ông Park Hang Seo làm Giám đốc kỹ thuật: Nên không?
" alt=""/>Có nên ông Park Hang Seo làm Giám đốc kỹ thuật không?