Thông thường khi vào chuỗi cà phê Highlands, khách sẽ gọi nước và tính tiền tại quầy. Sau đó nhân viên sẽ đưa cho khách một thiết bị nhỏ và khách cầm ra bàn ngồi. Khi món đã chuẩn bị xong, thiết bị sẽ rung lên để khách biết đến quầy lấy thức uống.Highlands là một trong những nơi đầu tiên tại Việt Nam sử dụng thiết bị này, tạo sự tiện lợi và quen thuộc nhất định cho nhiều khách hàng quen ăn uống tại các chuỗi lớn.
Tuy nhiên vào một buổi sáng đầu tháng 1 năm nay, khi vào Highlands ở Bàu Cát (Tân Bình, TP.HCM), thay cho không khí mát mẻ thường ngày, không gian quán khá bí và nóng. Nhìn chung quanh, khách dễ nhận biết quán nằm trong khu vực bị cúp điện.
 |
Quán Highlands cúp điện, khách phải đứng chờ nhân viên gọi tới lấy thức uống thay vì ngồi tại bàn chờ thiết bị rung báo. |
Không có điện, hệ thống điều khiển thiết bị rung không hoạt động, hệ thống máy tính cũng không chạy. Khách vốn quen với việc gọi món xong đến bàn ngồi chờ thì nay phải đứng xếp hàng ở quầy. Nhân viên sau khi làm xong món liền cầm hoá đơn gọi từng khách đến lấy thức uống.
Thiết bị rung không hoạt động, “chất” riêng của Highlands cũng bị ảnh hưởng, trải nghiệm quen thuộc của khách mất đi. Đến gần trưa, khu vực vẫn không có điện trở lại, quán vắng hẳn do thời tiết Sài Gòn không cho phép người ta ngồi trong một không gian khép kín mà lại không có máy lạnh.
Tuy gặp phải trở ngại nhưng do khách không quá đông nên cả nhân viên lẫn người đến uống cà phê tại quán thời điểm đó đều hầu như không khó chịu vì sự việc.
Những khách hàng quen với những trải nghiệm hiện đại do công nghệ mang lại sẽ không quên thời điểm giữa tháng 12 năm ngoái, khi cụm rạp CGV tê liệt do lỗi hệ thống. Mọi hoạt động đặt vé trên mạng, đặt vé qua ứng dụng trong buổi sáng và chiều ngày 14/12 gần như không hoạt động. Khách quen với việc mua vé online để giành chỗ ngồi như ý bực mình vì không mua được vé.
 |
Máy tính tại CGV Trần Quang Khải không hoạt động hôm 14/12/2019. |
" alt=""/>Bi hài đối phó chuyện cúp điện, hệ thống treo ở Việt Nam
Sau khi làm vỡ gương ôtô bên đường, người phụ nữ ở Hải Dương để lại lời nhắn xin lỗi kèm địa chỉ của mình để chủ xe liên hệ."Anh hay chị, cô hay bác, ông hay bà, cháu đi đón con đường đông, phanh không kịp, có va vào gương xe bị vỡ rồi ạ. Có gì cho cháu xin lỗi hoặc cần đền thì liên hệ... Xin chân thành xin lỗi!".
Đó là những dòng chữ của người phụ nữ không may làm vỡ gương để lại kèm địa chỉ liên hệ. Hành động đẹp này nhanh chóng được nhiều cư dân mạng khen ngợi.
Hành động tử tế trong xã hội ảo
Chủ nhân chiếc ôtô bị vỡ gương là anh Đặng Duy Chí (quê Hải Dương) đã đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội với mong muốn lan tỏa lòng tốt trong xã hội.
 |
Lời nhắn xin lỗi kèm địa chỉ liên hệ của phụ nữ làm vỡ gương ôtô. Ảnh chụp màn hình. |
"Ngay khi đọc lời nhắn, mình yêu đời hơn. Xã hội còn nhiều người tốt và có ý thức. Mình cũng gọi điện cho phụ nữ này và không bắt đền, chi phí sửa xe không nhiều", anh Chí nói với phóng viên.
Tài khoản Thu Thủy bày tỏ: “Mình gặp không ít trường hợp bỏ trốn sau khi gây thiệt hại. Người phụ nữ này rất có ý thức. Mình hy vọng xã hội ngày càng có nhiều người giống chị. Chúc chị và gia đình sức khỏe dồi dào”.
“Hành động đẹp này rất đáng ghi nhận! Người có lỗi phải biết nhận. Chúc mọi người có thêm niềm tin vào cuộc sống. Xã hội còn nhiều người tốt lắm”, nickname Mai Nguyễn bình luận.
Trước đó, câu chuyện tương tự cũng xảy ra vào đầu tháng 10 vừa qua. Một nữ sinh đã nhận được lời nhắn xin lỗi kèm hộp đựng chiếc gương xe mới đền cho gương đã vỡ.
Theo nữ sinh viên này, cô rất bất ngờ về hành động tử tế của người làm vỡ gương xe của mình.
Mạng xã hội không chỉ có 'câu like'
Thời đại công nghệ phát, không ít những câu chuyện "câu like" trên mạng xã hội khiến nhiều người mất niềm tin vào cuộc sống.
Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt trái của mạng xã hội. Những lời cảm ơn, những câu xin lỗi vẫn còn tồn tại nhiều trong thế giới ảo.
 |
Người làm hỏng gương để lại gương mới kèm lời xin lỗi nữ sinh. Ảnh chụp màn hình. |
Những ngày qua, câu chuyện nhóm thiện nguyện liên kết 3 miền Bắc - Trung - Nam không ngại mưa lớn cấp đồ ăn, thức uống và quần áo cho bà con vùng lũ trong đêm nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cư dân mạng. Hình ảnh người dân ôm từng thùng mỳ, đỡ từng chai nước trong lũ lớn khiến nhiều người cảm động.
Trước đó không lâu, chàng trai 9X đi phượt tại Tây Bắc không may lao cả người và xe xuống đồi. Sau khi được người dân địa phương và những người bạn chẳng hề quen biết trên mạng giúp đỡ, chàng trai trở về an toàn. Trải qua chuyến đi đáng nhớ ấy, anh cho biết rất nhiều người không quen đã gửi tin nhắn, gọi điện hỏi thăm.
Hành động mua đền chiếc gương xe máy, nhắn lại lời xin lỗi của người làm vỡ gương ôtô, hay lời cảm ơn của những người được giúp đỡ đều thể hiện mặt tích cực của mạng xã hội.
Nếu như trào lưu "Nói là làm" đang gây xôn xao những ngày qua cũng hướng tới những việc ý nghĩa như vậy, người trẻ đã tiếp tục "ghi điểm" tình người rất thật trên mạng ảo.
Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh - Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt (IEDV), nhà nghiên cứu giáo dục và phát triển trí tuệ trẻ em - cho biết: “Facebook giống như ngôi nhà thể hiện phần lớn bộ mặt của người dùng. Nếu biết cách, các bạn sẽ chắt lọc thông tin hữu ích cho việc học tập, giao lưu. Ngược lại, khi dùng tùy tiện, hậu quả đôi khi là rất lớn". |
(Theo Zing)
" alt=""/>Người làm vỡ gương ôtô và bài học về sự tử tế