Kết nối cloud từ các hãng lớn trên 1 trang quản trịNền tảng đa đám mây của CMC Telecom (CMC Multi-Cloud Platform) là một nền tảng mở, có khả năng kết nối đến các nhà cung cấp điện toán đám mây (cloud) khác. Khách hàng được trải nghiệm sử dụng những dịch vụ cloud từ các hãng lớn trên thế giới với một trang quản trị duy nhất.
 |
Gian hàng của CMC Telecom giới thiệu về CMC Cloud tại sự kiện ngày 21/2/2019 |
CMC Multi-Cloud Platform sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng Infrastructure as Code (IaC, Nền tảng hạ tầng dựa trên phần mềm), đây cũng là công nghệ tiên tiến được IBM và Google sử dụng. Nền tảng bao gồm cả cổng thông tin quản trị, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý, tính cước và tích hợp các dịch vụ điện toán đa đám mây của các nhà cung cấp dịch vụ như IBM, Amazon Web Services, Google, Microsoft, CMC Cloud trên nền tảng của CMC Telecom.
Báo cáo của Right Scale (Mỹ) về thị trường cloud thế giới trong năm 2018, 95% doanh nghiệp đang sử dụng cloud và 81% doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn một dịch vụ cloud (Multi-Cloud).
Theo ông Lê Anh Vũ - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Giá trị gia tăng CMC Telecom: “Mô hình Multi-Cloud giúp doanh nghiệp đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn nếu có sự cố xảy ra, tiết kiệm chi phí vì sử dụng được nhiều mục đích kinh doanh trên các nền tảng, bên cạnh đó còn được thừa hưởng những tiện ích từ nhà cung cấp mang lại.”
 |
Ông Lê Anh Vũ (phải) - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Giá trị gia tăng CMC Telecom chia sẻ tại sự kiện |
Nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Khác với các nền tảng multi-cloud khác trên thế giới là hoạt động dựa trên phần mềm thuần túy, CMC Telecom với lợi thế là nhà cung cấp viễn thông có hạ tầng kết nối trực tiếp đến các Data Center của các nhà cung cấp cloud lớn.
Tại Việt Nam, CMC Telecom hiện là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ kết nối dữ liệu trực tiếp đến Amazon Web Services, Microsoft Azure, Google và IBM.CMC Telecom có thể linh hoạt cung cấp dịch vụ với gói cước từ 5Mbps đế 10Gbps tới trực tiếp Data Center của khách hàng. CMC Telecom sở hữu 3 Data Center trung lập đạt chuẩn Tier 3 với chứng chỉ bảo mật PCI DSS duy nhất tại Việt Nam.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ không có trung tâm dữ liệu vẫn có thể đặt trung tâm dữ liệu ở trong Việt Nam trên hạ tầng của CMC Telecom với đường truyền bảo mật.
CMC Telecom hiện đang là đối tác Vàng (Gold Partner) trong việc cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft tại Việt Nam. CMC Telecom cũng là đơn vị duy nhất được IBM lựa chọn là đối tác triển khai Portal quản trị dịch vụ IBM Cloud Private tại Việt Nam. Thông qua nền tảngCMC Multi-Cloud, CMC Telecom có thể dễ dàng triển khai giải pháp cho nhu cầu tiêu dùng Cloud một cách nhanh chóng, tối ưu chí phí và quản trị hệ thống tối ưu cho khách hàng.
Sử dụng nền tảng CMC Multi-Cloud mang lại những lợi ích rõ ràng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực Dịch vụ, Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm, các doanh nghiệp đa quốc gia,… Thay vì dùng từng dịch vụ riêng biệt với nhiều phần mềm quản trị, khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí, nguồn lực và thời gian khi dùng trên một nền tảng mở như CMC Multi-Cloud với khả năng mở rộng hệ thống một cách chủ động, nhanh chóng.
CMC Telecom trong năm 2017-2018 đã cho ra mắt hai dịch vụ CMC Private Cloud (điện toán đám mây riêng) là Elastic Compute và Elastic GPU và hàng loạt các ứng dụng AI, Big data chạy trên nền tảng CMC Cloud, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng có nhu cầu khác nhau.
Vietnam Cloud & Datacenter Convention 2019 diễn ra lần đầu tiên ngày 21/2/2019 tại KS. InterContinental, Tòa nhà Landmark 72, Hà Nội nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. Sự kiện là điểm dừng thứ 2 trong chuỗi Hội nghị Công nghệ Cloud & Datacenter trong khu vực Đông Nam Á, tiếp nối thành công của Hội nghị gần nhất diễn ra tại Malaysia vào tháng 1/2018, thu hút 1.000 khách mời và hơn 300 chuyên gia ngành IT và Data Center đang làm việc tại các lĩnh vực Viễn thông - CNTT, Tài chính - Ngân hàng, Dịch vụ, Y tế,… tại Việt Nam và Đông Nam Á. |
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC Telecom giới thiệu nền tảng đa đám mây CMC Multi

 |
Thống kê doanh thu, thị phần các thương hiệu smartphone lớn nhất châu Âu tới quý IV/2018. Ảnh: Canalys. |
Huawei, hãng xếp thứ 3 tại châu Âu đã tăng trưởng 55,7% về số lượng máy bán ra trong năm qua, đạt 23,6% thị phần. Xiaomi cũng tăng trưởng tới 62% và đạt 6% thị phần. Nếu tính cả những thương hiệu khác như Oppo hay OnePlus thì smartphone Trung Quốc đang chiếm 32% thị phần tại châu Âu, theo Canalys.
Trường hợp của Huawei rất thú vị, bởi hãng này gần như bị cấm cửa tại Mỹ, do vậy châu Âu là thị trường lớn thứ 2 của Huawei sau Trung Quốc. Huawei cũng ưu tiên tổ chức những sự kiện tại châu Âu như ra mắt chiếc P20 Pro tại Paris, Pháp. Theo nhà phân tích Ben Stanton của Canalys, chiến lược này đã phát huy tác dụng.
“Căng thẳng chính trị giữa chính phủ Mỹ và công ty Trung Quốc khiến cho người dùng châu Âu được lợi. Mỹ đang khiến cho các công ty Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào châu Âu. Đây là một thị trường lâu đời, thời gian thay thế thiết bị dài hơn, nhưng lại là lợi thế cho các công ty Trung Quốc. Huawei hay Xiaomi có thể cạnh tranh về giá so với các đối thủ, đồng thời vượt trội về tầm vóc so với các thương hiệu xuất xứ châu Âu”, ông Stanton cho biết.
 |
Trong năm 2018, Huawei, Oppo và Xiaomi đều chọn ra mắt sản phẩm mới của mình tại châu Âu. Ảnh: The Verge. |
Thị trường smartphone châu Âu đang dần nhỏ lại, khiến cho những hãng đứng đầu như Samsung, Apple mất thị phần. Doanh số và thị phần của Samsung, Apple đều suy giảm nhẹ. Vị trí thứ 2 của Apple đang bị chính Huawei đe dọa.
Theo Canalys, trong năm 2018 Apple bán ra 42,8 triệu chiếc iPhone tại châu Âu, trong khi Huawei bán được 42,5 triệu chiếc. Ở thị trường toàn cầu, trong năm qua đã có lúc Huawei vượt Apple.
Trong khi Huawei sẽ ra sản phẩm mới vào nửa đầu năm, Apple sẽ chỉ ra thế hệ iPhone mới vào khoảng tháng 9/2019.
Theo Zing

Huawei tuyên bố soán ngôi Samsung trong năm 2019
Không phải năm 2020, Huawei cho biết công ty này có thể vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới ngay trong năm nay.
" alt=""/>Smartphone Trung Quốc đã nuốt gọn 1/3 thị phần tại châu Âu

Phái đoàn cấp cao của Triều Tiên do ba Phó chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên là các ông Ri Su Yong, Kim Pyong Hee, O Su Yong dẫn đầu đã được đón tiếp bởi Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo Tập đoàn Viettel. |
.jpg) |
Phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã đến thăm và làm việc tại cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel. |
.jpg) |
Phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã đến thăm và làm việc tại cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel. |
 |
Phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã đến thăm và làm việc tại cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel. |
 |
Phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã đến thăm và làm việc tại cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel. |
Viettel từ nhà khai thác viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số
Bắt đầu kinh doanh viễn thông với số vốn khởi điểm là 2,3 tỷ VNĐ (tương đương ~ 100.000 USD) và giá trị thương hiệu bằng 0, đến nay, Viettel đã vươn lên là Tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam, được định giá là một trong 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới với mức định giá thương hiệu 4,316 tỷ USD.
Giá trị của Viettel được đánh giá cao do sự hiện diện và đóng góp ở 10 thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy Viettel đã trở thành một doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Tại 11 nước Viettel kinh doanh, Tập đoàn đã áp dụng chiến lược liên tục đổi mới để sáng tạo ra các giải pháp ngày càng hoàn hảo, đem lại tiện ích cho con người, cho xã hội. Đến nay, Viettel đã là nhà mạng dẫn đầu tại các thị trường sau 3 năm kinh doanh, nhận được sự tin dùng từ hơn 100 triệu khách hàng trên toàn cầu và là một trong những Tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới.
Hiện nay, với mục tiêu chuyển dịch từ nhà khai thác dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số, Viettel triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ, tham gia xây dựng chính phủ điện tử, kiến tạo xã hội thông minh, giúp người dân giải quyết các vấn đề cuộc sống tại tất cả các thị trường Viettel đang đầu tư. Các giải pháp xây dựng Thành phố thông minh, hệ thống quản lý dành cho Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp, thanh toán điện tử… của Viettel được các bộ, ngành, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng hiệu quả.
Từ nhập khẩu toàn bộ thiết bị đến tự sản xuất và xuất khẩu
Bắt nguồn từ mục đích không muốn phụ thuộc nguồn cung về chủng loại, giá, đặc tính khả năng vận hành và khai thác, mà còn tiềm ẩn nguy cơ không thể chống đỡ về an toàn, an ninh mạng lưới viễn thông quốc gia, Viettel đã quyết định tự nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng lõi của mạng viễn thông. Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, Viettel cũng đã đạt được các thành công bằng việc đã làm chủ được việc nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hạ tầng viễn thông giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho mạng lưới của Viettel và của quốc gia. Trong đó, đã hoàn thành nghiên cứu, sản xuất toàn bộ quá trình từ các thiết bị mạng truy nhập cho đến thiết bị mạng lõi của mạng viễn thông 4G và đưa vào triển khai trên mạng lưới của Viettel cả trong và ngoài nước. Viettel đặt mục tiêu tới năm 2020, 80% thiết bị hạ tầng mạng lõi viễn thông của Viettel là sản phẩm của Viettel và hoàn thành giai đoạn 1 nghiên cứu thiết kế, ra được sản phẩm mẫu là chipset và trạm BTS 5G, mục tiêu này phù hợp và đồng bộ với việc triển khai xây dựng hạ tầng Viễn thông của Viettel tại Việt Nam trong giai đoạn tới: năm 2019 – 2020 thử nghiệm thiết bị hạ tầng viễn thông 5G, đến năm 2021 sẽ triển khai mạng viễn thông 5G tại các đô thị và đến năm 2023 triển khai trên toàn quốc mạng viễn thông 5G.
" alt=""/>Phái đoàn Triều Tiên của Chủ tịch Kim Jong Un: 'Chúng tôi rất ấn tượng với công nghệ của Viettel'