Theo khoản 1 điều 116 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp cụ thể sau: - Người lao động kết hôn thì được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Trường hợp con của người lao động kết hôn thì được nghỉ 1 ngày.
- Nếu như trong trường hợp bố hoặc mẹ đẻ của người lao động qua đời thì người lao động được nghỉ 3 ngày nhưng vẫn hưởng nguyên lương. Tương tự trong trường hợp bố vợ hoặc mẹ vợ hay bố chồng hoặc mẹ chồng của người lao động qua đời người lao động cũng được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương.
 |
Ảnh minh họa |
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người lao động chết thì người lao động được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Con của người lao động mà chết, người lao động cũng được nghỉ 3 ngày.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi có bố hoặc mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn. Người lao động cũng được nghỉ không lương 1 ngày và cũng phải báo với người sử dụng lao động trong trường hợp có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột qua đời.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều ngay, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Trong năm 2019, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ việc riêng tại các trường hợp nêu trên được thực hiện theo quy định mới tại khoản 9 điều 1 của Nghị định 148/2018/NĐCP có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại khaorn 1 điều 116 Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, Tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
PV

Hướng dẫn đóng BHYT, BHXH áp dụng từ 1/1/2019
Kể từ ngày 1/1/2019, các đơn vị sử dụng lao động phải rà soát lại thang bảng lương và đóng BHXH, BHYT... cho người lao động theo mức lương mới.
" alt=""/>Dịp người lao động nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng lương

- Cha mẹ tôi để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Hiện tại anh em trong gia đình đang xảy ra tranh chấp, cãi nhau rất nhiều. Ai cũng bảo nhà lẽ ra thuộc về mình vì đã có công này kia. Tôi thì muốn bán rồi chia đều cho tất cả mọi người nhưng không ai đồng ý. Xin hỏi luật sư việc này cần giải quyết thế nào?Chồng trúng số 2 tỷ, ly hôn phải chia phần cho vợ
Cách nộp phạt giao thông và nhận giấy tờ qua bưu điện
 |
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 188 Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, để căn nhà có thể đưa vào giao dịch mua bán thì bạn phải là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông tin bạn nêu thì căn nhà là di sản thừa kế do cha mẹ để lại không có di chúc. Nên để chuyển nhượng được căn nhà cần có sự thống nhất của tất cả các hàng thừa kế và chia di sản theo pháp luật. Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thủ tục phân chia di sản thừa kế, Theo Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Căn cứ quy định trên, khi có thông báo về việc mở thừa kế anh em bạn có thể thỏa thuận về cách thức phân chia di sản. Trường hợp các đồng thừa kế không đồng ý bán nhà thì bạn nộp đơn hòa giải chia thừa kế ngôi nhà tại Ủy ban nhân dân cấp xã phường, sau đó nếu hòa giải không thành thì nộp đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có bất động sản.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Con không muốn cha thừa kế tài sản của mình
Tôi muốn lập di chúc thừa kế bí mật, trong trường hợp tôi mất đột ngột thì người thân của tôi dựa vào di chúc mà thực hiện để không xảy ra tranh chấp.
" alt=""/>Anh em tranh chấp vì cha mẹ không để lại di chúc