Rất nhiều người dùng Facebook Việt Nam để lại bình luận trên trang fanpage của Thủ tướng Campuchia và ông cảm thấy phiền vì điều này.
Theo tờ báo Cambodia Dailybằng tiếng Anh đưa tin, hôm thứ Bảy vừa qua, Bộ Ngoại giao Campuchia đã phát đi một thông cáo do người phát ngôn Chum Sounry ký, trong đó nói rằng những bình luận ngụ ý thủ tướng Hun Sen đã phản bội những người Việt Nam đã một thời giúp đỡ ông là rất phản cảm.
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế cực lực lên án hành động vô đạo đức của... một nhóm người Việt Nam, như đề cập ở trên, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và phẩm hạnh của người lãnh đạo của một quốc gia có độc lập, chủ quyền. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam tiến hành hành động tìm kiếm và xác định các cán bộ và những người đã thực hiện hành vi vô đạo đức xúc phạm người lãnh đạo của Campuchia".
Thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam "trừng phạt những người này để bảo tồn danh dự và phẩm hạnh của nhà lãnh đạo Campuchia" và duy trì mối quan hệ "láng giềng tốt" giữa hai nước.
Trong những tuần gần đây, trang Facebook của ông Hun Sen đã nhận được một số bình luận bằng tiếng Việt thể hiện sự giận dữ với quan điểm của Campuchia về tranh chấp biển Đông. Đáp lại, ông Hun Sen, một người rất thạo tiếng Việt, đã phản hồi bằng tiếng Anh và tiếng Khmer, tái khẳng định lập trường của mình rằng biển Đông không phải là việc của Campuchia và Việt Nam không phải là ông chủ chính trị của ông.
"Tôi hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ hiểu phản hồi của tôi với bình luận này bằng cách giáo dục người dân không làm phiền đến tôi nữa", ông viết. "Tôi đã nhận được rất nhiều bình luận xúc phạm và không phù hợp của người Việt Nam nhắm vào tôi và người dân Khmer của tôi. Tôi muốn nói với các anh rằng hãy tôn trọng chủ quyền và độc lập của đất nước chúng tôi".
" alt=""/>Campuchia muốn Việt Nam phạt người bình luận trên FacebookNăm 2016 sẽ tiếp tục xu hướng nhà mạng giảm giá dịch vụ để cạnh tranh. Ngoài ra, chất lượng và tốc độ truy cập cũng được nâng cao rất nhiều. Việc triển khai toàn diện 5G sẽ kéo dài ít nhất tới năm 2020. Còn ở thời điểm này, sớm nhất cũng phải tới năm 2017 mới triển khai thương mại.
Tuy nhiên, các nhà mạng vẫn còn rất nhiều kỹ thuật có thể áp dụng để tăng tốc độ truy cập của thiết bị, hay ít nhất cũng giúp loại bỏ tình trạng nghẽn mạch như hiện nay.
![]() Đây là "điện thoại" demo 5G của Ericsson |
Cao tốc di động
Cụm từ mà ngành công nghiệp di động ưa sử dụng trong năm 2016 sẽ là "kết hợp sóng mang" (carrier aggregation), nghĩa là bổ sung thêm nhiều phổ tần. Nó cũng giống như xây thêm một đường cao tốc khác cho xe chạy thoáng hơn, rồi sau đó nâng giới hạn tốc độ lên để xe chạy nhanh hơn.
Khả năng này cho phép các thiết bị di động có thể truy cập tốc độ mạng nhanh hơn. Mặc dù các nhà mạng thường không đưa ra tốc độ truy cập cụ thể do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng Roger Entner, cố vấn cho Recon Analytics, nói rằng người dùng sẽ được hưởng lợi tốc độ nhanh hơn 20% khi xu hướng "kết hợp sóng mang" được triển khai.
Tại Mỹ, nhà mạng đứng thứ tư Sprint, thường bị phàn nàn vì tốc độ kết nối mạng chậm, đã tăng tốc độ truy cập lên 40% kể từ khi chạy đua sử dụng công nghệ mới này.
Mượn sóng Wi-Fi radio
Cùng với xu hướng "kết hợp sóng mang", một công nghệ khác rất đáng chú ý là LTE-U. U viết tắt cho từ "unlicensed" (chưa cấp phép), dùng để mô tả phổ tần chưa cấp phép mà router đầu cuối đang sử dụng. Với LTE-U, các nhà mạng sẽ sử dụng phổ tần chưa cấp phép như một "cao tốc khác" để cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn cho smartphone.
"Điều thú vị là 'cao tốc' này khá lớn", Michael Murphy, giám đốc công nghệ phụ trách kinh doanh khu vực Bắc Mỹ của Nokia Networks, cho biết. T-Mobile nói rằng nhà mạng này đã có kết hoạch hỗ trợ LTE-U. Còn về phương diện sử dụng Wi-Fi, hai nhà mạng Verizon và AT&T sẽ triển khai dịch vụ gọi thoại trên nền Wi-Fi, cho phép người dùng có chuyển sang mạng Wi-Fi tin cậy hơn để gọi điện nếu sóng di động kém, hoặc chập chờn.
AT&T nói rằng tính năng này, hiện đã có trên mạng T-Mobile và Sprint, được cung cấp cho chiếc iPhone mới nhất. Các thiết bị khác sẽ được AT&T hỗ trợ sớm. Còn Verizon trong tuần vừa rồi cũng bổ sung chức năng gọi Wi-Fi cho điện thoại Samsung, và trong năm tới sẽ hỗ trợ nhiều mẫu smartphone khác.
5G
Sẽ có rất nhiều điều thú vị chờ đợi trong làn sóng mạng 5G năm tới. Cùng với xu hướng "kết hợp sóng mang", các công ty như Verizon cũng tích cực làm việc với nhiều ngành công nghiệp khác, trong đó có nông nghiệp và cơ khí hạng nặng, để tham khảo ý kiến về cách thức mạng 5G sẽ giúp ích những ngành này như thế nào.
Các ngành công nghệ mới nổi như thực tế ảo sẽ hưởng lợi rất nhiều từ 5G. Tuy nhiên, trước mắt cần thiết lập tập chuẩn chung để mọi thứ có thể kết hợp với nhau, chẳng hạn các chuẩn quy định cách thức phần cứng giao tiếp với hệ thống mạng.
"Khi chúng tôi thiết kế một hệ thống và kiến trúc mới, chúng tôi sẽ triển khai công nghệ ở tốc độ nhanh nhất có thể. Đó là lý do tại sao chúng tôi cẩn thử nghiệm công nghệ càng sớm càng tốt", Sheila Burpee Duncan, chuyên gia làm việc với nhóm bộ phận kinh doanh radio của Ericsson, cho biết.
" alt=""/>Năm 2016, smartphone sẽ hưởng lợi từ 'cao tốc di động'Thử nghiệm dưới đây của Android Authority cho thấy khả năng sạc pin khác nhau của từng sản phẩm.
Cách thử nghiệm
Để tìm ra chiếc điện thoại Android sạc nhanh nhất hiện nay, biên tập viên Gary Sims của Android Authority đã tiến hành thử nghiệm đo thời gian sạc của 14 smartphone, được xem là những model cao cấp nhất từ các hãng sản xuất Android.
Trong số những smartphone này, Oppo R5 có pin dung lượng nhỏ nhất trong khi Moto X Force lớn nhất. Một điểm đáng lưu ý là kích cỡ pin phổ biến trên các smartphone cao cấp hiện nay rơi vào khoảng 3.000 mAh với hàng loạt sản phẩm như Note 5, LG G4 hay Moto X Style.
![]() |
Những smartphone được đem thử nghiệm và dung lượng pin của chúng. Ảnh: Android Authority. |
Ngoài việc đo thời gian sạc tổng thể, anh còn dùng một chiếc USB chuyên đo điện áp và dòng sạc điện thoại để xác định xem smartphone nào có dòng điện vào lớn nhất.
Sims cho biết, quá trình sạc một chiếc smartphone diễn ra theo 2 giai đoạn. Trong phần đầu, dòng điện sẽ liên tục chạy vào pin. Khi pin đạt mức đầy khoảng 70 – 80% (tuỳ vào cách thiết kế viên pin), dòng điện sẽ giảm đi trong khi điện áp vẫn giữ nguyên. Điều này đồng nghĩa, smartphone luôn sạc nhanh nhất ở giai đoạn từ 0 đến 80% và chậm dần trong 20% cuối cùng.
Kết quả
Top 3 smartphone có thời gian sạc nhanh nhất là Moto X Force, Moto X Style và LG V10. 3 smartphone sạc chậm nhất là Huawei Mate S, Sony Xperia Z5 và BlackBerry Priv.
![]() |
Kết quả (tính theo phút) để sạc đầy những chiếc smartphone nói trên. Ảnh: Android Authority. |
Moto X Force có chiến thắng hoàn toàn thuyết phục mặc dù sở hữu viên pin dung lượng lớn nhất, điều lẽ ra khiến nó sạc lâu nhất. Thiết bị này sở hữu cục sạc với dòng vào là 9V, 2,2 A (tương đương 20W)
Sản phẩm của Oppo là R5 được công bố sở hữu công nghệ sạc nhanh VooC cho dòng điện 5V và 4A (20W) nhưng đáng tiếc, nó không đạt được mức sạc này như công bố.
Kết luận
Motorola có vẻ như ở trên tầm các đối thủ một bậc khi 2 sản phẩm của họ là Moto X Force và Moto X Style nắm giữ 2 vị trí dẫn đầu. LG cũng làm tốt công việc của mình khi có đến 3 đại diện nằm trong top 6, bao gồm cả model từ năm ngoái là G3. Galaxy Note 5 cũng có mặt trong top 4. Trong khi đó, Sony và BlackBerry cho thấy sự chậm chạp của mình trong việc áp dụng công nghệ sạc nhanh trên các thiết bị di động của hãng.
TheoZing
XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ KHÁC