Trong khi đó, thịt bò tươi tại chợ đều có giá từ 200.000-300.000 đồng tùy từng loại. Vì quá rẻ, nhiều bà nội trợ như chị Chi cũng băn khoăn không dám mua.
Theo chị Nguyễn Hồng Vân, chủ cửa hàng thực phẩm nhập khẩu tại Nhân Chính, Hà Nội, thịt bò nhập khẩu giá bán dưới 200.000 đồng/kg phần lớn là thịt trâu Ấn Độ. Loại thịt này chất lượng rẻ hơn thịt bò Mỹ, bò Úc rất nhiều. Hiện tại, cơ sở của chị Vân nhập thịt lõi vai bò Mỹ giá 250.000 đồng/kg. Sau khi phay hàng ra bán lẻ đều có giá hơn 300.000 đồng. Tương tự, các loại thịt bò khác cũng đều có giá cao hơn trên mạng rất nhiều.
Các loại thịt bò đông lạnh giá rẻ đều là thịt trâu hoặc các loại hàng cận date, bảo quản hỏng. Thậm chí là loại thịt heo nái chết được “phù phép” trở thành thịt bò. Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý loại thịt bò giả này. Nếu người tiêu dùng mua nhầm loại thịt bò này và sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông Y Hà Nội, hiện có nhiều loại thịt giả thịt bò như thịt trâu, thịt lợn nái. Ngoài các công ty nhập khẩu được cấp phép, nhiều đơn vị còn bán hàng không rõ nguồn gốc. Cơ quan chức năng từng bắt giữ nhiều lô hàng thực phẩm đông lạnh thiu thối được đưa về các thành phố lớn "phù phép" thành hàng tươi ngon bán cho người tiêu dùng.
Ưu điểm của các loại thịt này là chi phí thấp hơn thịt tươi ngoài chợ nên nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, thịt đông lạnh nếu bảo quản không tốt hoặc hết hạn sử dụng sẽ tự biến đổi chất lượng, sản sinh ra các chất nguy hại, nguy cơ nhiễm vi sinh cao, dẫn đến người sử dụng dễ bị ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng lâu dài lên cơ quan gan, thận, ruột...
Vì vậy, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra các đơn vị nhập khẩu lớn, hàng hết hạn hoặc không nguồn gốc phải được tiêu hủy ngay để hạn chế thịt nhập kém chất lượng ra thị trường bán lại cho người dân. Người tiêu dùng chọn sản phẩm có chứng nhận an toàn thực phẩm, không nên ham rẻ mua sản phẩm kém chất lượng.
Bác sĩ chuyên khoa II Phương Quỳnh Hoa, Trưởng khoa Laser và Săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương, tư vấn:
Sẹo lồi là loại sẹo bệnh lý có sự tăng sinh quá mức của collagen sau tổn thương tạo sẹo, có xu hướng phát triển to hơn so với tổn thương ban đầu gây ra sẹo. Các vị trí dễ bị sẹo lồi như ngực, lưng, vai. Loại sẹo này không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó chịu như ngứa, đau, nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị sẹo lồi hiện nay khá đa dạng, như tiêm thuốc nội sẹo, áp lạnh bằng nito lỏng, phối hợp với các loại laser như laser CO2, laser fractional, laser vbeam… Điều trị sẹo lồi thường cần điều trị nhiều lần, tuỳ theo mức độ sẹo.
Sẹo lõm là sẹo do mất tổ chức gây ra hiện tượng lõm trên bề mặt da, nguyên nhân có thể do vết thương, nhọt, áp xe, thuỷ đậu, trứng cá. Trong đó, trứng cá là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến sẹo lõm nhiều và nặng.
Sẹo lõm gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt xã hội. Điều trị sẹo lõm nhằm làm tăng sinh tổ chức da, giúp sẹo bớt lõm hơn. Những phương pháp điều trị sẹo hiệu quả cao như laser CO2 fractional, laser Er:YAG fractional, vi kim RF, peel, TCA, cắt đáy sẹo… Nếu làm đúng kỹ thuật, các kỹ thuật trên đều rất an toàn, hầu như không có những biến chứng nặng nề trên người bệnh.
Trên internet gần đây có rất nhiều cơ sở quảng cáo chữa được sẹo chỉ sau 1 lần duy nhất. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi và trên thế giới, tình trạng sẹo nói chung không thể hết sau 1 lần điều trị, chưa kể là hết sẹo sau 30 phút điều trị.
Như trên đã nói, các phương pháp điều trị sẹo hiện tại nhằm mục đích cho da tăng sinh collagen và tổ chức làm đầy sẹo, quá trình này mất nhiều tháng chứ không nhanh tức thì được.
Thực tế chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp tiêm những loại sản phẩm không rõ nguồn gốc lên mặt để chữa sẹo, trong đó có những trường hợp bị loét, nhiễm trùng, hoại tử tại vị trí tiêm. Do tổn thương nông trên bề mặt, những trường hợp này chúng tôi xử lý khá dễ bằng chăm sóc tại chỗ và dùng kháng sinh toàn thân. Nhưng kể cả khi hết loét, nhiễm trùng, vùng da của bệnh nhân vẫn để lại sẹo lồi, lõm, tăng giảm sắc tố lẫn lộn gây mất thẩm mỹ rất nhiều.
Người bệnh cần cẩn trọng khi tìm kiếm các cơ sở để điều trị sẹo cho mình.
1. Cá thu sốt dưa chua
Nguyên liệu:
- Cá thu 500g
- Dưa chua: 1 bát
- Cà chua: 2 quả
- Hành lá, hành, tỏi khô
- Gia vị vừa đủ
![]() |
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Cá cắt khúc, rửa sạch tẩm ướp gia vị cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào để nóng già rồi cho cá vào rán vàng 2 mặt.
Bước 2: Cà chua thái hạt lựu. Dưa chua để nguyên không cần rửa lại.
Bước 3: Sau khi cá đã rán vàng hai mặt, gắp ra đĩa, lấy luôn chảo rán cá cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm, sau đó cho cà chua xắt hạt lựu vào đảo đều để làm nước sốt.
Bước 4: Tiếp đến cho dưa chua vào đảo đều.
![]() |
Bước 5: Cho thêm ít nước để sốt cà chua và dưa được mềm. Sau đó cho cá đã rán vàng hai mặt vào sốt cùng.
Đun lửa nhỏ trên bếp. Khi nào thấy nước sốt sánh lại thì tắt bếp, rắc lên cá ít hành hoa và gắp cá ra đĩa ăn với cơm nóng.
2. Canh nấm nấu chua
Nguyên liệu:
- 200g nấm rơm
- Nửa trái dứa
- 1 vắt me 50g
- dọc mùng vừa đủ
- Rau om, ngò gai
- 1 ít hành tím
- 5 trái đậu bắp
- 50g giá đỗ
- 1 vắt me 50g
![]() |
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu:
- Nấm rửa sạch nhâm nước muối trong vòng 10 phút sau đó vớt ra để cho ráo nước.
- Cà chua rửa sạch bổ múi cau, dọc mùng tước sạch rồi thái lát mỏng sau đó bóp muối rồi rửa sạch, vắt khô. Dứa gọt vỏ bỏ mắt thái dọc từ trên xuống, bỏ lõi.
- Đổ ít nước sôi vào bát me có sẵn, ngâm me 10 phút cho phần nước thịt me tan ra. Vớt lấy phần nước me cho vào nồi với 800ml nước.
- Đậu bắp, giá rửa sạch, đậu bắp thái miếng xéo.
![]() |
Mô tả |
Thực hiện:
- Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn phi hành khô thơm, tiếp đến trút cà chua xào trong 2 phút rồi dứa vào đảo cùng nêm thêm chút gia vị.
- Đổ nước me vào đun sôi, chờ nước sôi thì thả nấm vào đun cùng nêm nếm gia vị chi vừa ăn ròi tiếp tục cho dọc mùng vào đun sôi.
- Sau đó khi nồi canh sôi trở lại thì cho đậu bắp vào cùng. Cuối cùng rắc hành lá, rau thơm lên rồi tắt bếp.
Chúc các bạn ngon miệng với món canh nấm nấu chu đơn giản, thơm ngon!
(Theo NĐT)
" alt=""/>Cách nấu cá thu sốt dưa, canh dấm nấu chua