Yang Suo sinh năm 1986, tại Tín Dương, Hà Nam (Trung Quốc). Gia đình Yang Suo tuy không có thế mạnh về tài chính nhưng cậu lại là con một nên rất được bố mẹ yêu chiều.Nhiều người dân trong làng kể, khi Yang Suo 8 tuổi, cha của Yang Suo sợ con đi lại bị ngã nên đã cho Yang vào một chiếc giỏ tre và khiêng cậu đi. Tháng thu hoạch mùa màng, họ cũng mang con theo rồi kê một chiếc ghế dài nhỏ ven đường và để Yang Suo ngồi trên đó đợi.
Yang Suo cũng có lúc muốn làm việc này việc khác nhưng cậu vừa làm được chút việc nhỏ, bố mẹ liền nhắc ra ngoài chơi, không cho cậu giúp.
 |
Căn nhà của người nông dân nghèo. |
Chính vì được chiều chuộng quá mức, Yang dần dần trở nên lười biếng và khó bảo. Cậu không muốn đi học, cũng không chịu làm bài tập cô giáo giao khi về nhà. Cô giáo phê bình thì cậu về mách bố mẹ.
Hôm sau, bố mẹ Yang Suo lại lên gặp nhà trường để phản ánh khiến các thầy cô không muốn quan tâm đến Yang Suo nữa.
Năm 1999, khi Yang Suo 13 tuổi, cha cậu qua đời vì bệnh gan, gánh nặng gia đình dồn lên vai người mẹ.
Mặc dù vậy, mẹ Yang vẫn lựa chọn một mình gánh vác trách nhiệm quan trọng của gia đình chứ không đành lòng để cho Yang Suo phải khổ sở một chút.
Tuy nhiên, chính vì làm việc quá sức nên sức khỏe của bà ngày càng giảm sút, tài chính gia đình ngày càng khó khăn. Lúc này, Yang Suo đã gần đến tuổi trưởng thành, người mẹ mới đặt niềm hy vọng vào Yang Suo, mong cậu có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề của cả gia đình như một người đàn ông.
Nhưng vì được bao bọc từ bé nên Yang không có khả năng này. Cậu vẫn dựa vào mẹ trong mọi việc, từ việc kiếm tiền, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và thậm chí là bón cho cậu ăn.
Năm 2004, mẹ của Yang Suo qua đời vì bạo bệnh và cậu thực sự là người duy nhất còn lại trong gia đình.
Anh họ của Yang Suo thấy cậu đáng thương nên giới thiệu cho Yang một công việc và rủ cậu đi theo để làm việc trên công trường. Nhưng công trường là nơi làm việc vất vả nên Yang không thể chịu đựng nổi. Cậu bỏ về nhà sau hai ngày đi làm.
 |
Ở độ tuổi 20, Yang không biết làm bất cứ việc gì, kể cả việc nấu ăn, chăm sóc cho bản thân. |
Sau đó, người trong làng giới thiệu Yang làm bồi bàn nhưng Yang Suo đã quen được cha mẹ chăm sóc từ khi còn nhỏ, cậu chưa từng chăm sóc cho người khác nên không thể hoàn thành công việc này.
Lần trở về nhà này, Yang Suo ở nhà và không đi đâu nữa. Vì bố mẹ Yang Suo là những người tốt bụng nên dân làng không nỡ nhìn đứa con trai duy nhất của hai vợ chồng khó sống sót. Thỉnh thoảng họ mang cho Yang Suo một chút thức ăn. Nhưng Yang Suo hoàn toàn không biết nấu ăn, cũng không thèm tự học. Những đồ dân làng cho, nếu có thể ăn trực tiếp thì cậu sẽ ăn, còn không thì cậu bỏ mặc cho hỏng.
Khi không có đồ để ăn, Yang mang bán dần đồ nội thất trong nhà để lấy tiền tiêu. Mùa đông, khi trời rét buốt, cậu cũng đốt đồ đạc để sưởi ấm.
Cuối năm 2009, anh họ của Yang Suo thương tình mang cho Yang một chiếc chăn bông và một bữa ăn. Nhưng đến nơi, người anh này đã thấy Yang chết vì đói và lạnh. Lúc đó, Yang mới 23 tuổi.
Sau này, người ta đã làm một bộ phim về Yang Suo để cảnh báo các bậc cha mẹ. Thông điệp của bộ phim là: Cha mẹ yêu thương con là lẽ đương nhiên nhưng việc nuông chiều trẻ quá mức lại hoàn toàn không có lợi cho con.

'Luyện con ngủ' đã suýt làm hỏng cuộc hôn nhân của tôi
Sau một lúc, tiếng khóc của Alex khiến David kinh hoàng. "Em định để con khóc vậy sao?" anh hoang mang hỏi tôi...
" alt=""/>23 tuổi không biết tự nấu ăn, chàng trai trẻ chết đói tại nhà
Hãy cùng các nhà khoa học tìm hiểu bên trong một con vịt cao su để xem món đồ chơi nhà tắm này đang che giấu điều gì.Nếu cắt đôi một con vịt cao su đã dùng được một thời gian, bạn có thể bị sốc. Một trong những điều tuyệt vời nhất khi chơi với vịt cao su trong bồn tắm là hiệu ứng phun nước giúp trẻ giải trí. Nhưng điều gì thực sự xảy ra khi nước lọt vào bên trong đồ chơi cao su?
 |
Vịt cao su - món đồ chơi được nhiều trẻ ưa thích. |
Hóa ra, phòng tắm ấm và ẩm ướt tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn và nấm phát triển và đồ chơi trong nhà tắm cũng không ngoại lệ. Theo thời gian, bề mặt bên trong của đồ chơi bị nhiễm bẩn và sau đó tất cả các vi khuẩn và nấm này sẽ thoát ra khỏi đồ chơi khi trẻ bóp nó.
Một nhóm các nhà khoa học từ Eawag (Viện Khoa học và Công nghệ Thủy sản Thụy Sĩ), ETH Zurich (một trường đại học nghiên cứu công lập ở TP Zürich, Thụy Sĩ) và Đại học Illinois (Mỹ) đã nghiên cứu vấn đề này. Họ thực hiện các thí nghiệm với đồ chơi tắm đã qua sử dụng và đồ chơi nhà tắm mới sau khi mô phỏng cách sử dụng của trẻ 11 tuần tuổi. Sau đó, các nhà nghiên cứu cắt đồ chơi để có cái nhìn sâu hơn về bề mặt bên trong của chúng.
Tùy thuộc vào điều kiện thí nghiệm, bề mặt bên trong của những con vịt cao su đã cắt có chứa từ 5 triệu đến 75 triệu tế bào nấm và vi khuẩn trên mỗi cm2. Vi khuẩn gây bệnh tiềm tàng được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu bao gồm Legionella (có thể gây ra bệnh viêm phổi).
Vậy đâu là nguyên nhân khiến nấm và vi khuẩn phát triển bên trong đồ chơi nhà tắm? Theo các nhà nghiên cứu, nguyên liệu nhựa làm nên những món đồ chơi là nguyên nhân. Thông thường những vật liệu này được làm bằng chất lượng kém và chúng có thể “giải phóng một lượng đáng kể các hợp chất cacbon hữu cơ”.
 |
Những hình ảnh bên trong của con vịt cao su sau một thời gian sử dụng. |
Hãy tưởng tượng điều gì thực sự xảy ra khi một em bé đang chơi với một con vịt cao su trong bồn tắm. Vật liệu của đồ chơi cho phép vi khuẩn và nấm phát triển, bản thân nước bị nhiễm vi khuẩn. Trẻ em, sức khỏe còn non yếu, sẽ phun nước từ bên trong đồ chơi và tiếp xúc với nước bẩn đó.
Tất nhiên, điều này không chỉ đúng đối với vịt cao su mà còn đúng với các đồ chơi nhà tắm khác cùng loại, được làm bằng vật liệu tương tự.
Phát biểu về mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe từ vịt cao su, Frederik Hammes từ Eawag lưu ý: “Điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch nhưng nó cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, tai hoặc thậm chí đường tiêu hóa của bé”.
Một trong những giải pháp là đóng kín lỗ khi mua vịt để nước không lọt vào bên trong. Nhưng Frederik Hammes khuyên rằng, chúng ta nên loại bỏ đồ chơi trong nhà tắm được làm bằng vật liệu kém chất lượng ngay từ đầu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Cô bé 11 tuổi tổn thương vì bị bao bọc thái quá, òa khóc vì sợ mẹ giận
Cô bé Thảo My ví mình như chú bướm, được cái kén gia đình bảo vệ quá nghiêm ngặt nên không thể phát triển theo cách của mình được.
" alt=""/>Mối nguy hiểm khó ngờ từ món đồ chơi vịt cao su trong nhà tắm