
 |
Nhiều người có thói quen dọn dẹp và cho rằng cần làm sạch đồ dùng, nội thất càng nhiều càng tốt để giữ vệ sinh. Tuy nhiên, không phải món đồ nào cũng nên được giặt giũ, lau chùi liên tục, theo The Spruce.
Quần áo
Phần lớn quần áo có thể mặc lại nhiều lần, ngoại trừ đồ lót, vớ, đồ tập thể thao…
Theo đó, sau mỗi lần mặc, bạn nên treo quần áo lên mắc cho ngay ngắn, gọn gàng, tránh chất thành đống trên ghế, sàn nhà gây ám mùi.
Giặt quần áo quá nhiều có thể làm giảm độ co giãn và chất lượng của vải. Ngoài ra, việc dùng nhiều bột giặt cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng quần áo và cả máy giặt.
Hiện nay, nhiều loại máy giặt đời mới có chế độ tiết kiệm nước. Vì vậy, nếu lượng bột giặt dư thừa còn bám dính trên quần áo, nó sẽ khiến quần áo dễ bám bụi bẩn và mồ hôi hơn.
Chén đĩa dơ
Bạn không cần rửa qua chén đĩa dơ với nước sạch trước khi cho chúng vào máy rửa bát.
Máy rửa chén cùng các loại viên rửa chứa enzyme có khả năng bám lấy các phân tử thức ăn, đánh bật chúng ra khỏi chén đĩa và làm sạch với nước.
Bởi vậy, bạn không cần tốn thời gian và công sức để làm sạch đồ dùng trước. Bạn chỉ nên gạt bỏ thức ăn thừa vào thùng rác trước khi cho vào máy mà thôi.
Quạt trần và các thiết bị chiếu sáng
Nhiều người có thói quen làm sạch các thiết bị chiếu sáng mỗi lần một ngày.
Tuy nhiên, việc làm này là không cần thiết vì lượng bụi bám trên đèn một ngày khá ít, chưa đến mức gây ra các vấn đề sức khoẻ.
Đèn gắn trần và quạt trần nên được làm sạch một tháng một lần. Nếu nhận thấy bụi trong không gian gây ra bệnh hen suyễn hoặc các triệu chứng dị ứng cho bạn và gia đình, hãy làm sạch đồ đạc mỗi tuần một lần.
Chú ý: Hãy làm sạch đồ đạc ở trên cao trước, sau đó hút lại bụi rơi ở trên sàn.
Chăn và drap trải giường
Nhiều người giặt chăn và drap trải giường hàng tuần, còn một số khác chỉ giặt khi phát hiện thấy vết ổ, bẩn.
Thực tế, bạn chỉ cần giặt chăn và ga trải giường trước khi chuyển mùa.
Tần suất này có thể thay đổi tùy từng người. Nếu thường ăn uống trên giường hoặc có thú cưng hay ngủ cùng, bạn có thể giữ cho giường sạch sẽ hơn bằng cách sử dụng thêm một tấm vải trải giường - loại dễ cho vào máy giặt. Ngoài ra, hãy làm sạch ngay khi đánh đổ thức ăn, đồ uống trên giường.
Rèm
Rèm cửa ở phòng khách và phòng ngủ không cần phải làm sạch thường xuyên.
Một năm một lần, bạn hãy mang rèm cửa đi làm sạch để loại bỏ bụi bám ở kẽ hở và nếp nhăn của vải.
Bạn cũng có thể cho rèm vào máy sấy để làm sạch bụi và làm phẳng vài nếp nhăn. Lưu ý, không sử dụng nhiệt độ quá cao khi giặt hoặc sấy rèm cửa bởi nó có thể khiến một số loại vải hoặc lớp lót co lại.
Rèm cửa trong nhà bếp và phòng tắm nên được giặt thường xuyên hơn vì chúng hay bị bám dầu mỡ và dính nước.
Thảm và nội thất bọc nệm
Sử dụng nhiều hoá chất dễ khiến thảm thu hút bụi bẩn. Còn giặt ướt quá mức làm cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, sinh sôi ở mặt sau của thảm và ở sâu bên trong nệm của đồ nội thất.
Lý tưởng nhất, thảm và đồ nội thất bọc nệm nên được làm sạch sâu một năm một lần bằng phương pháp hơi nước và các sản phẩm làm sạch thích hợp.
Còn hàng tuần, bạn có thể chỉ hút bụi cho những món đồ này.
Điều này giúp bụi không bám trong các sợi của thảm và đồ đạc.
Tấm phủ đồ nội thất
Tấm vải phủ nội thất thường được dùng để chống bụi và mang đến diện mạo mới cho đồ đạc.
Tuy nhiên, nếu được giặt quá thường xuyên, những tấm vải sẽ dễ bị co ngót, không còn hình dáng như ban đầu.
Vì vậy, bạn không cần phải giặt chúng hàng tuần, trừ khi có những vết ố bẩn do thức ăn hoặc thú cưng.
Cuối mỗi mùa, hãy mang những tấm phủ này đi giặt sạch toàn bộ.
Gối trang trí
Gối trang trí không cần giặt thường xuyên như drap trải giường và gối ngủ.
Bạn chỉ nên giặt chúng khoảng 3-6 tháng một lần. Nếu giặt quá thường xuyên, cao su non của gối sẽ dễ hỏng, còn một số chất liệu khác có thể vón cục và co lại. Bạn cũng có thể sử dụng vỏ bảo vệ ruột gối để chống bụi và các chất gây dị ứng.
Một số loại gối không thích hợp tự giặt ở nhà và chỉ cần giặt khô. Tuy nhiên, hầu hết loại gối (gối lông, chứa polyester hoặc cao su) đều có thể giặt ở nhà.
Lò nướng
Bạn có thể loại bỏ lò nướng khỏi danh sách cần làm sạch hàng tuần.
Lạm dụng chế độ tự làm sạch của lò nướng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị và cả sức khỏe của bạn.
Khi bật chế độ tự làm sạch, lò sẽ tỏa ra một vài loại khói, trong đó có một lượng nhỏ CO2. Ngoài ra, nó cũng gây tổn hại đến một vài bộ phận thiết yếu của lò.
Để giảm tần suất làm sạch lò nướng, hãy lau dọn ngay khi thức ăn bị tràn ra lò.
Tủ đựng đồ khô
Tủ lạnh cần làm sạch thường xuyên vì nó chứa đồ tươi sống lẫn thức ăn đã nấu chín. Trong khi đó, tủ đựng đồ khô lại không cần thiết phải làm sạch nhiều.
Hàng ngày, bạn có thể phủi bụi ở kệ đồ này, lau sạch những vết bẩn do gia vị đổ ra. Một đến hai lần một năm, hãy dọn dẹp toàn bộ đồ ăn và làm sạch toàn diện.
Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra xem tủ có bị xâm chiếm bởi côn trùng không và đọc kỹ hạn sử dụng của thức ăn trước khi xếp chúng trở lại kệ.
Theo Zing
" alt=""/>10 loại đồ dùng không cần thiết phải làm sạch quá nhiều
Người con trai duy nhất của gia đình cô Hoàng sống ở Tô Châu, (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) kết hôn vào chín năm trước, nhưng thật không may, kết hôn mới được một năm anh gặp tai nạn xe hơi và trở thành người thực vật.Người Việt sang Úc hành nghề mát-xa đấm bóp, kiếm 300 đô mỗi ngày
Làng ăn thịt chó ngày Tết ở Hà Nội: Ế hàng chục mâm cỗ vì đổi món
Kỹ sư người Việt bán xôi, nước mía mưu sinh ở Úc
Vụ cô gái đi đường chết vì thanh sắt rơi trúng người, ai chịu trách nhiệm?
Lúc đó cả gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn. Cô Hoàng kể lại: "Tám năm trước, đứa con trai duy nhất của tôi tên là Vương Khang sau khi đi chơi cùng bạn bè đã bắt taxi về nhà lúc nửa đêm, thật không may nó bị một chiếc xe con đi ngược chiều tông trúng, xe taxi lật nhào, con tôi ngay lập tức được đưa đến bệnh viện.
Sau vài cuộc phẫu thuật, nó bảo toàn được tính mạng nhưng từ đó nó trở thành người thực vật". Trước khi tai nạn xảy ra, đôi vợ chồng trẻ Vương Khang đang háo hức chuẩn bị cho chuyến du lịch trăng mật.
Một người hay nói hay cười như Vương Khang trong chốc lát trở thành như vậy khiến người vợ trẻ và người mẹ già của anh đau lòng đến chết đi sống lại.
Mặc dù một số người khuyên nên từ bỏ nhưng vợ của Vương Khang - chị Thái Xuân Hương tin rằng sẽ có kì tích xảy ra nên nhất quyết ở bên người bạn đời của mình. Tai nạn đã làm thay đổi tất cả mọi thứ.
Chị Xuân Hương giờ đây phải cáng đáng mọi việc trong nhà và hàng tháng phải đưa chồng đi Thượng Hải trị liệu.
Cứ như thế 3 năm trôi qua. Đến tháng 3 năm 2014, anh Khang có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, bố anh đã không thể chờ tới ngày con trai mình đứng dậy.
Người mẹ già một lần nữa phải chịu cú sốc quá lớn. Mọi gánh nặng đè trĩu trên vai chị Xuân Hương.
Chị vất vả kiếm từng đồng tiền thông qua việc mua bán hàng qua mạng. Ngày nào chị cũng chạy tới chạy lui vì công việc nhưng không khi nào rời xa nhà quá lâu.
Tin vui là hiện tại, chồng chị đã hồi phục được một phần ý thức. Chị Xuân Hương rất vui, ngày nào cũng trò chuyện với chồng và luôn hy vọng một ngày nào đó anh có thể đứng dậy, cùng chị sống một cuộc sống hạnh phúc bình thường.

Ước mơ trở thành phiên dịch tiếng Anh của cô bán đồng nát
Cô bán đồng nát nổi tiếng cộng đồng mạng Trung Quốc: bỏ nhà ra đi vì tiếng Anh, hiện có thể phiên dịch được tiểu thuyết tiếng Anh.
" alt=""/>Nỗi đau của vợ khi chồng mới cưới trở thành người thực vật vì tai nạn