![]() |
Representatives of Việt Nam’s University of Technology and Management (UTM) and Andrés Bello Catholic University (UCAB) of Venezuela sign the educational cooperation agreement for the 2024-2029 period. VNA/VNS Photo |
MEXICO CITY - An educational cooperation agreement for the 2024-2029 period was signed by Việt Nam’s University of Technology and Management (UTM) and Andrés Bello Catholic University (UCAB) of Venezuela on Thursday as part of activities celebrating the 35th anniversary of diplomatic relations between the two countries (December 18, 1989-2024).
The signing ceremony was held during a visit by a UTM delegation led by Rector Associate Professor Dr. Nguyễn Xuân Sơn. The event aimed to further enhance educational cooperation to parallel the strong political ties between Việt Nam and Venezuela.
UCAB Rector Dr. Arturo Peraza praised the UTM delegation’s visit, noting its significance as the two nations are celebrating 35 years of diplomatic relations. He expressed his confidence that the agreement will foster greater partnership in education between Việt Nam and Venezuela.
Dr. Peraza emphasised the agreement’s importance as a legal framework for joint efforts in teaching, scientific research, and technology. It will provide opportunities for students from both countries to deepen their understanding of each other's culture and people, thus strengthening the bilateral friendship.
Both universities are leading institutions in eSports education, a rapidly growing global industry. The partnership aims to train a skilled workforce to meet the demands of this emerging sector.
Dr. Sơn highlighted Việt Nam’s educational achievements after nearly four decades of reform, noting significant investments from the Party and State.
He described the UTM’s journey over the past two decades as a reputable institution providing high-quality, multidisciplinary education. The university’s mission includes producing a skilled workforce for both domestic and international markets, contributing to Việt Nam’s industrialisation and modernisation.
Dr. Sơn expressed optimism that the UTM-UCAB partnership will further enhance the traditional friendship and comprehensive cooperation between Việt Nam and Venezuela. The agreement focuses on faculty and student exchanges, training programmes, professional development for lecturers and researchers, information sharing, and co-hosting specialised courses, workshops, and conferences.
Founded in 1953, UCAB is a renowned institution in Venezuela and Latin America, offering international-standard undergraduate and postgraduate programmes. With three campuses and around 15,000 students, UCAB delivers diverse, multidisciplinary education.
During the visit, the UTM delegation also worked with other Venezuelan universities, research centres, the Venezuela-Việt Nam Chamber of Commerce, and the Vietnamese Embassy in Venezuela; and visited cultural and historical sites. - VNS
" alt=""/>Việt Nam, Venezuela step up educational cooperationChú nói đây là "nước do nhà làm, vợ chú pha". Trên đường đi chú kể chuyện cuộc đời mình. Chú ngoài 60 tuổi, nhiều năm làm xe ôm ngay góc đường gần nhà, thu nhập bấp bênh. Khi các hãng xe công nghệ vào Việt Nam, chú vay tiền, mua xe rồi ký hợp đồng đối tác chạy xe công nghệ, thu nhập ổn định và khá hơn nhiều. Trên xe, chú để sẵn bình đá giữ lạnh mấy chai nước sâm phục vụ khách.
Lúc thanh toán, tôi biếu chú một phần như là tiền cho chai nước, chú không nhận, giải thích "khoản đó" chú mời. Tôi đành lưu số điện thoại của chú cho những lần sau.
Xe công nghệ đến Việt Nam, thay đổi cách tiếp cận dịch vụ của người dân, đồng thời giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Một thị trường mới được hình thành và phát triển nhanh chóng.
Những ngày đầu, giá xe công nghệ rất thấp, cũng không tính thêm phụ phí giờ cao điểm, ngập nước hay tắc đường... nên rất hấp dẫn, thu hút nhiều người đang sử dụng xe ôm truyền thống, thậm chí xe cá nhân. Giới tài xế thời kỳ đầu cũng được hưởng mức chiết khấu rất thấp, giúp họ có thu nhập tốt hơn.
Nhưng "trăng mật" qua nhanh. Khi người sử dụng đã định hình thói quen, thị trường mới được hình thành, các hãng xe công nghệ nhanh chóng tăng giá cước, tính thêm phụ phí, tăng mức chiết khấu của tài xế. Vì vậy, giá các cuốc xe tăng nhưng thu nhập của tài xế không thay đổi, thậm chí giảm so với trước.
Thời gian đầu thị trường có những thương hiệu nổi tiếng như Uber hay Grab. Đến 2018, khi Grab thâu tóm Uber thì người sử dụng không còn nhiều lựa chọn. Một số doanh nghiệp khác tham gia nhưng chi phí gia nhập ngành quá cao, lại không đủ tiềm lực tài chính nên dần rút lui. Grab tăng đáng kể về quy mô khi tiếp quản cả "phần bánh" mà Uber để lại.
Điều này gây lo ngại Grab có thể lợi dụng vị trí chiếm lĩnh thị trường để tăng giá, tăng phụ thu cũng như các khoản chiết khấu với tài xế đối tác.
Ngoài các phụ thu về ngập nước, phụ thu giờ cao điểm, mới đây Grab thu thêm phụ phí nắng nóng. Ngày 6/7, Grab thông báo áp dụng phụ phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" với mức 5.000 đồng cho mỗi đơn hàng GrabBike, GrabFood, GrabMart và 3.000 đồng cho mỗi đơn hàng GrabExpress.
Báo cáo nghiên cứu thị trường của ABI Research cho biết thị phần của Grab đến 2021 lên tới 74,6%. Cách đánh giá của ABI có thể không tương đương với cách đánh giá tại điều 26 Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018. Nhưng theo điều 24 Luật này, một doanh nghiệp có thị phần 30% trở lên được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường phải chịu sự giám sát riêng để đảm bảo không lợi dụng vị trí đặc biệt để trục lợi.
Trong số những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm tại Điều 27 có "Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý... có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng" và "Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng". Việc đơn phương quy định tăng thêm phụ thu nắng nóng một cách mập mờ có dấu hiệu vi phạm quy định này.
Tài xế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mưa nắng hay giờ cao điểm tắc đường, không chạy được nhiều cuốc xe, dẫn đến giảm thu nhập, có thể là lý do chính đáng để thu phụ phí. Nhưng nhà cung cấp nền tảng công nghệ không chịu ảnh hưởng do nắng mưa hay giờ cao điểm, thậm chí còn được lợi khi số lượng khách hàng tăng lên và quyền lực của nhà cung cấp tăng lên theo.
Tuy vậy, những phụ phí này tài xế phải chia sẻ với nhà cung cấp nền tảng công nghệ theo tỷ lệ phần trăm giá thành một cuốc xe. Như vậy nhà cung cấp dịch vụ đã chiếm đoạt một phần phụ thu đáng ra thuộc về người trực tiếp chịu ảnh hưởng, gây ra sự bất công nhất định giữa các bên liên quan. Nhà cung cấp công nghệ đã tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận nhưng làm cho tài xế và những người sử dụng dịch vụ bị thiệt hại. Nói khác đi, giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh, từ đây gây ra tổn thất cho phúc lợi xã hội.
Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể căn cứ dấu hiệu này cũng như tham khảo báo cáo của ABI để tiến hành điều tra "hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường" của các doanh nghiệp công nghệ tăng phụ thu bất hợp lý và tiến hành các thủ tục tố tụng theo Luật Cạnh tranh. Tăng phí vô lý cũng là dấu hiệu cho thấy quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại và họ có thể tự mình khởi kiện hoặc kiến nghị Hội bảo vệ người tiêu dùng đại diện khởi kiện theo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
Trong một ngày nóng mới đây, tôi gọi cho chú Hùng đặt xe. Chú nói không còn chạy xe công nghệ nữa do thu nhập giảm đi trong khi hãng cũng không đóng bảo hiểm cho đối tác chạy xe như chú.
Vũ Ngọc Bảo
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>'Cái lý' của phụ phí nắng nóng?Chúng tôi lấy nhau cách đây 7 năm. Cưới nhau chưa được bao lâu, tôi đã biết mình sai lầm. Sau khi tôi sinh con đầu lòng, anh bỏ bê gia đình. Ngoài công việc kinh doanh, thời gian còn lại anh dành để bia rượu, đi chơi cùng bạn bè.
![]() |
Không chỉ đi nhậu thông thường, vài lần tôi còn bắt gặp hình ảnh anh đi hát karaoke, ôm eo các cô gái trên Facebook của bạn anh.
Khi tôi trách móc, anh bảo tôi là ‘phụ nữ không làm ra tiền thì hãy yên phận mà nuôi con’. Gia đình chồng tôi cưng chiều con cháu, không ai khuyên bảo anh giúp tôi.
Vừa nuôi con nhỏ vừa gặp cảnh chồng vô tâm, lăng nhăng, tôi vô cùng mệt mỏi. Nhưng rồi nhờ có con, tôi cũng vượt qua được.
Sau khi con lớn, tôi xin đi làm thì anh không cho. Anh yêu cầu tôi ở nhà chăm con và đi chợ, nấu cơm phục vụ anh và nhà chồng. Thú thực điểm duy nhất khiến tôi hài lòng là anh không để mẹ con tôi phải thiếu thốn bất cứ thứ gì.
Tôi nghĩ mình cứ an phận như vậy mà nuôi con khôn lớn. Bởi nếu bây giờ làm căng, đòi ly hôn, tôi phải ra đường với hai bàn tay trắng. Quan trọng hơn, tôi khó giành được quyền nuôi con khi không có việc làm, không nhà cửa.
Vì vậy, tần suất anh vắng nhà nhiều hơn cũng không khiến tôi phẫn uất như trước. Tôi cam chịu ngày ngày đưa đón con đi học, về nhà dọn dẹp, nấu nướng cho cả nhà chồng.
Ấy vậy mà 'cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng', anh về thông báo với tôi một tin động trời. Cô gái anh quen nơi quán hát đã có thai. Cô ta nằng nặc khẳng định đó là con anh.
Anh cho rằng, cô ta cố tình cài bẫy anh.
Khi cô ta làm xét nghiệp ADN bào thai, kết quả chính xác là con anh thì anh lại khẳng định, không yêu thương gì ‘chỉ là qua đường’ nhưng không may để lại ‘hậu quả’.
Dù anh có chối bỏ, người phụ nữ kia vẫn tạo áp lực, yêu cầu anh có trách nhiệm với cái thai trong bụng.
Trong lúc tôi chán ngán, đau khổ, gia đình chồng tôi không hề an ủi còn khuyên tôi ‘đàn ông năm thê bảy thiếp’ phải biết nín nhịn để giữ chồng.
Đồng thời, gia đình chồng tôi đưa giải pháp nên để cô gái kia sinh con ra, họ sẽ có trách nhiệm lo cho hai mẹ con. Họ lý giải, nhà chồng ít con, ít cháu nay có thêm người là điều may mắn.
Mẹ chồng còn khuyên tôi nên vui vẻ, chấp nhận việc chồng có thêm con riêng ở ngoài bởi bà sẽ đảm bảo tôi vẫn là vợ hợp pháp duy nhất.
Tôi nghe những lời nói đó mà thấy chua chát trong lòng. Nếu gia đình chồng dung túng cho thói trăng hoa ấy, sau này không biết chồng tôi sẽ dắt thêm bao đứa trẻ về nhà? Con tôi lớn lên trong ngôi nhà có bố như vậy nhân cách cháu liệu có bị ảnh hưởng?
Cuối cùng, tôi đưa con về ngoại để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng vài hôm. Chồng tôi thấy vợ như vậy, không một chút hối lỗi, anh quay ra trách móc tôi. Anh nói tôi là vợ mà không biết nhẫn nhịn để giữ chồng.
Lúc chồng bị người ta ‘chơi xấu’ không chung lưng giúp đỡ mà quay ra làm khó chồng và 'vì cô vụng dại như vậy tôi mới đi ra ngoài 'bóc bánh trả tiền''.
Anh còn nặng nề đe dọa, nếu tôi không đem con trở về nhà chồng thì đừng trách anh bạc tình. Xin độc giả cho tôi lời khuyên, tôi thực sự quá mệt mỏi.
Mẹ từng nói, gia đình tôi gia giáo, tôi phải tìm người môn đăng hộ đối, không bao giờ bà chấp nhận tôi “làm lẽ” người khác
" alt=""/>Chồng ngoại tình để lại hậu quả còn trách vợ không biết giữ gia đình