Sinh ra và lớn lên ở thành phố hoa phượng đỏ, học xong cấp 3, Quang Thắng thi vào trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Hải Phòng. Sau khi ra trường, cuộc sống khó khăn, Quang Thắng từng có quãng thời gian phải đi làm thuê, phụ xe, bốc vác để kiếm sống.Cơ duyên đưa Quang Thắng diễn xuất trong chương trình Gặp nhau cuối tuần, với nét duyên sẵn có, anh để lại được ấn tượng cho khán giả. Không có dáng vẻ của một ngôi sao, Quang Thắng ngoài đời cũng hệt như các nhân vật anh đóng trên sân khấu, thô mộc, chất phác, hồn nhiên, hài hước gây cười và gần gũi. Chính những phẩm chất đó, Quang Thắng trở thành diễn viên hài nổi tiếng, được đông đảo công chúng yêu mến.
 |
Không có dáng vẻ của một ngôi sao, Quang Thắng ngoài đời cũng hệt như các nhân vật anh đóng trên sân khấu, thô mộc, chất phác, hồn nhiên, hài hước gây cười và gần gũi. |
- Nhiều năm hoạt động nghệ thuật ở Hải Phòng, quyết định “dứt áo ra đi” lên Hà Nội làm việc hẳn anh có nhiều trăn trở?
Tôi phải suy nghĩ mất 2 năm trời. Rời một nơi mà cả thanh xuân đam mê và nhiệt huyết với nghề diễn của mình ở đó, cũng nhiều thứ phải suy nghĩ chứ. Nhưng biết làm thế nào được, con người ta, mỗi một giai đoạn của cuộc sống đều có những dấu mốc và sự thay đổi buộc phải chấp nhận.
Có 3 việc lớn của đời người giờ tôi thấy đã làm xong, đó là làm nhà, cưới vợ và chuyển công tác. Nghề diễn viên rất khó, khi lên sân khấu là ông hoàng bà chúa, trở lại thực tế thì cũng cơm áo gạo tiền như ai thôi.
- Có thông tin anh vẫn phải để vợ con lại quê nhà vì lên Hà Nội, nhà ở Gia Lâm của anh bé quá, chưa đầy 30m2. Thực hư thế nào?
Chúng tôi phải bàn bạc kỹ lưỡng rồi mới đi tới thống nhất, tất nhiên, có ai muốn chồng đi làm vất vả rồi đêm hôm về nhà chỉ có một mình đâu. Gia đình ở Hải Phòng, làm việc nhiều ở Hà Nội đôi khi không hề dễ dàng, đơn cử như việc ăn uống đi lại thôi đã là cả một câu chuyện dài. Rồi quá trình di chuyển có biết bao hiểm nguy kề cận. Nhưng cuộc sống mà!
Vấn đề của gia đình tôi mà mỗi người một nơi như thế không nằm ở chỗ nhà tôi chật. Các con còn đang học dang dở, rồi anh em họ hàng nhà mình cũng ở Hải Phòng cả. Lên Hà Nội, tôi đi diễn triền miên, vẫn một mình cô ấy ở nhà trông con, đối nội đối ngoại. Trong khi nội ngoại lại ở Hải Phòng, như thế càng khiến vợ tôi thêm mệt mỏi vì di chuyển hơn. Thêm nữa, không gian Hà Nội đông đúc, mình có nhà ở Hải Phòng thoáng đãng, tại sao phải bó buộc lên đây làm gì cho mệt.
Tôi chưa từng kêu nhà bé, khoe nhà to, tôi không có thói quen khoe tài sản, nghệ sĩ thì nên để khán giả biết tới ở các vai diễn dù tài sản mình làm ra bằng mồ hôi công sức, khoe đâu có xấu.
 |
Quang Thắng bảo lỗi duy nhất của anh với vợ là đi quá nhiều. |
- Anh còn trong “Hội sợ vợ” nữa không?
Nể nhau thôi chứ không phải tôi sợ. Vì lỗi của tôi là đi quá nhiều, cô ấy rất vất vả chăm 3 người con, ở nhà toàn những việc không tên. Thôi thì mỗi người một việc, tôi đi lo công việc ở ngoài, cũng mong cô ấy ở nhà chịu khó vất vả vẹn toàn mọi việc trong nhà.
Tôi không đề ra một lịch cụ thể nào đó nhưng mà cứ hết việc ở Hà Nội là tôi lại về. Có khi chiều muộn về sáng sớm lại lên Hà Nội luôn. Giờ giao thông thuận tiện nên cũng không khổ như trước. Tôi phải cảm ơn Nhà nước, làm đường thế nào mà đúng đầu Gia Lâm tôi ở tới đầu Hải Phòng vợ tôi ở, lên xe đầu này về tới đầu kia mà không phải di chuyển qua bất cứ xe nào khác, tiện thế cơ chứ.
- Về Nhà hát Kịch Hà Nội, không ‘mì chính cánh’ như ở Hải Phòng bởi cạnh anh có quá nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, anh có bị áp lực cạnh tranh?
Đúng vậy, về Kịch Hà Nội, có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thật nhưng họ không phải là áp lực của tôi. Bởi, họ đã quá bận bịu với sự nổi tiếng của mình bằng việc nhiều đơn vị mời làm phim, quảng cáo,...và họ không có thời gian để ghen ghét đố kỵ, kèn cựa ai cả.
Giám đốc nhà hát NSND Trung Hiếu lại xuất thân từ diễn viên, quá hiểu công việc của một diễn viên nên tạo điều kiện hết mình cho anh em. Mọi diễn viên ở nhà hát, không chỉ riêng tôi đều có thể tự do làm việc bên ngoài, miễn là khi nhà hát có việc cần, kể cả phải huỷ show cũng phải về. Chính vì thế, anh em rất hồ hởi và khi đã về nhà hát là phải cống hiến hết mình.
Người ta thường nói “người quê chỉ có tấm lòng”, tôi làm việc đúng như thế, không vụ lợi, tất cả công việc làm cho Đài Truyền hình Việt Nam, từ Ở nhà chủ nhật, Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm, Chúng tôi là chiến sĩ, phim, tôi đặt vấn đề công việc lên hàng đầu, không đặt nặng cát xê.
 |
Quang Thắng chia sẻ: Là nghệ sĩ phải biết chấp nhận, cả lúc khán giả yêu và khán giả ghét. Chứ cứ mãi là ‘hoa hậu thân thiện’ thì không có được. |
- Nhưng về Nhà hát Kịch Hà Nội - cái nôi của những vở chính kịch nổi tiếng, Quang Thắng lại được biết tới ở những vai hài kịch, liệu anh có phải loay hoay để phù hợp?
Nhiều người cũng hỏi tôi với NSND Công Lý thân nhau, giờ cùng chung một ‘nhà’ kiểu gì cũng có xích mích. Tôi chỉ cười thôi, xích mích chắc chả tới lượt tôi, NSND Công Lý ở đoàn khác, tôi ở đoàn khác, chung một mái nhà nhưng công việc khác nhau. Nếu có chung sân khấu trong vở diễn thì cũng dưới sự điều phối của NSND Trung Hiếu. Chẳng hạn như vừa rồi, vở mở màn của tôi ở Nhà hát Kịch Hà Nội là Hà thành chính khí, tôi đóng cùng NSND Công Lý, 2 nhân vật đều là chính kịch, không hài hước gì. Bạn cũng đi xem và thấy khán giả ủng hộ như thế nào rồi chứ?
Tôi nói thật, nhiều người biết tới tôi là diễn viên hài nhưng thực sự, tôi được nhận danh hiệu NSƯT là do đóng những vai chính kịch. Người diễn viên, làm đúng sở trường của mình thì khán giả quý và yêu lắm. Nhưng trong ngành đòi hỏi một người diễn viên phải đa năng, muốn có giải thưởng này kia thì nhất định phải vượt qua chính mình, thế nên những vở mang đi thi, tôi đều làm khác tôi, đó là thử sức vào những vai chính kịch và đã được đàn anh đàn chị trong nghề ghi nhận, tôi có huy chương và được nhà nước phong tặng NSƯT.
Là nghệ sĩ phải biết chấp nhận, cả lúc khán giả yêu và khán giả ghét. Chứ cứ mãi là ‘hoa hậu thân thiện’ thì không có được.
Nếu một gương mặt diễn viên bình thường, có thể vào vai bi và hài dễ dàng thì tôi – với gương mặt “không đi đám ma được" đã phải cố gắng gấp nhiều nhiều lần.
Tình Lê

Nghệ sĩ Quang Thắng chuyển lên Hà Nội, sống trong căn nhà 30m2
Chuyển lên Hà Nội, gia đình nghệ sĩ Quang Thắng sống trong căn nhà 30m2 với 5 nhân khẩu. Vì sự chật chội này mà vợ và các con anh lại trở về Hải Phòng.
" alt=""/>Quang Thắng: 'Nhà 30m2 ở Hà Nội không phải vấn đề khiến vợ con về quê'

- Năm học mới chưa chính thức bắt đầu nhưng phụ huynh đã bắt đầu chia sẻ những bức xúc về các khoản thu chi do nhà trường hoặc ban đại diện phụ huynh "vẽ ra".Lời kêu cứu của ông bố
"Tôi là một ông bố có con bắt đầu vào lớp 1. Cũng như những ông bố bà mẹ khác chúng tôi cũng đi làm và thu nhập của 2 vợ chồng tôi quanh quẩn ở mức 7 triệu / tháng đủ chi tiêu cuộc sống hai vợ chồng và con cái, nhưng từ khi con bắt đầu vào lớp 1 nhà tôi nợ nhiều quá" - một ông bố ở Hải Phòng vừa gửi tâm sự về VietNamNet.
Cuối tháng 6 trường của anh Hùng (*) nhận hồ sơ và thông báo năm nay Bộ GD-ĐT quy định không học hè trước tháng 8. Nhưng trường động viên các cháu đi học hè tháng 7 (nói là động viên nhưng thực chất bắt buộc) các môn thể chất, kỹ năng sống, tiếng Anh.
 |
Ảnh: Pháp luật TPHCM. |
Họp phụ huynh đầu năm trường đưa ra vài khoản đóng góp: Tiền học tháng 7 của các cháu 500.000 đồng (học 3 buổi sáng 2,4,6). Anh Hùng hỏi con đi học gì con bảo ở trong lớp tập hát thôi.
Tiếp đó là tiền ủng hộ trường sửa đường ống 1 triệu đồng. Trường này cứ mưa tí là lụt không biết bao năm các cháu ủng hộ tiền đi về đâu nữa.
Tiền lắp điều hòa và máy chiếu mỗi cháu 1,5 triệu đồng. Khoản này mọi người không đồng ý và ý kiến để tự lắp vì một lớp có 40 cháu, tính ra 60 triệu đồng, lắp gì hết chừng đó. Nhưng anh Hùng cho biết ngay hôm sau nhà trường vẫn tự ý lắp 2 cái điều hòa hãng Green và yêu cầu phụ huynh nộp.
Vậy là đầu năm vợ chồng anh Hùng đã đóng 3.260.000 đồng thêm vài loại quỹ cho con.
Ngoài ra muốn con sau này theo kịp lớp, anh Hùng cho biết anh phải cho con đi học thêm ở nhà cô giáo chủ nhiệm mỗi tháng 600.000 đồng. Tháng 7 đã qua tháng 8 lại đến. Đến lớp cô giáo tiếp tục yêu cầu phụ huynh đóng tiền đồng phục, sách vở, bảo hiểm hết 2,4 triệu đồng chưa kể tiền ăn..
“Không biết tháng 8 qua tháng 9 tới còn những khoản nào nữa nên tôi đành viết thư này xin Bộ GD-ĐT cho người về thanh kiểm tra chứ không gia đình tôi không thể vay thêm để đóng học cho cháu được nữa” – anh than thở.
Tức giận và làm thinh
Ở một câu chuyện khác, chia sẻ trên Facebook, một phụ huynh chụp các tờ phiếu trường đã thu nhận tiền ăn bán trú của con và đưa lên bức xúc khi bản thân anh này phải tức tốc xuống trường con trai đang học để nói chuyện với cô chủ nhiệm và các phòng chức năng.
Chuyện là gia đình phụ huynh đã đóng đầy đủ các loại phí theo yêu cầu của trường và lớp. Nhưng khi đến giờ ăn bán trú cháu bị cô chủ nhiệm và quản sinh mời ra ngoài không cho cháu ăn.
Bé trai mới vào lớp 1 phải đi bộ cả 1km giữa trưa nắng để tìm mẹ. Nỗi giận của vị phụ huynh chỉ nguôi ngoai khi phía nhà trường đã nhận lỗi. Dù vậy anh cũng phải thốt lên tiếng thở dài buồn bã vì thái độ của những thầy cô làm giáo dục hiện nay.
Trên Facebook cá nhân, một nhà báo chia sẻ các khoản dự toán thu kinh phí lắp đặt thiết bị trường học ở một trường THCS tại Hà Nội với tổng số tiền hơn 340 triệu cho 230 học sinh khối lớp 6 với tâm sự sang năm con trai mới vào lớp 1, anh băn khoăn không biết có nên đứng lên phản đối hay lại im lặng chấp nhận như số đông để “con được yên”
Trong dòng tâm trạng bức xúc không dám nói, một phụ huynh cũng chụp lại danh sách trang thiết bị cần mua của trường con anh đang vừa nhập học lớp 1. Theo đó tổng số tiền cho 15 khoản đóng góp từ máy lạnh, máy ổn áp, tivi, dàn âm thanh, máy tính, bàn giáo viên, tủ kệ sách, kệ đựng giày, giá móc treo ly, treo khăn, màn che cửa sổ, bảng mica,..lên đến hơn 110 triệu đồng. Mỗi cháu học sinh phải đóng 3 triệu đồng.
“Điều hòa ở nhà, lắp một cái dùng cả chục năm. Mà các nhà trường dùng điều hòa tốn thật. Năm nào cũng thấy "lắp". Những gì cố định như bảng đen, rèm, máy chiếu ... của các năm trước đâu sao không dùng tiếp? Hay là vẫn cái cũ nhưng tiền thu mới?Mà ác là cứ lớp 1 mới nào cũng sắm điều hòa mới và cô nói "điều hòa có rồi nhưng cũ chẳng biết hỏng lúc nào, tuỳ các bậc phụ huynh quyết", rồi máy chiếu, máy tính... cũng tương tự. Nói thế ai dám không mua” – một phụ huynh khác chia sẻ.
Sáng 1/9, một phụ huynh ở Lâm Thao, Phú Thọ gọi điện về VietNamNetvới giọng buồn bã: “Tôi chỉ là công chức xã, tháng thu nhập gần 3 triệu đồng. Nay vừa đi học đầu năm nguyên tiền đóng cho các con đã gần 5 triệu đồng. Bức xúc nhất là cháu lớn vừa vào lớp 1. Trường đưa ra một danh sách các khoản “thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh” và yêu cầu phụ huynh phải đóng.
Trong đó có khoản ghi là 600.000 đồng tiền xây dựng. Tôi tưởng tiểu học là miễn phí hoàn toàn rồi, giờ sao phải đóng thì trường nói là để tu bổ, sửa sang đường ống, cống, rãnh nước rồi tiền năm ngoái làm lán xe chưa trả hết năm nay thu tiếp. Và nhiều khoản vô lí khác”.
Chỉ là một tờ giấy A4 được đánh máy sơ sài, không chữ ký của người có liên quan thậm chí chỉ là những dòng viết vội trên bảng để thông báo với phụ huynh sau đó gạch xóa đi ngay hay có nơi chỉ thông báo miệng nhưng bao nhiêu năm nay phụ huynh vẫn phải làm thinh, lặng lẽ đóng tiền cho con.
- Đăng Duy (*): Tên của nhân vật đã được thay đổi
" alt=""/>Tiền trường đầu năm: Tức giận rồi làm thinh