Quá trình CNH,Đấtcôngbịbiếntướtin quân sự 24h đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên việc mở ra nhiều KCN,KĐT là tất yếu. Thế nhưng, một số DN đã lợi dụng chính sách ưu đãi củađịa phương để biến đất công thành đất tư.
Quá trình CNH,Đấtcôngbịbiếntướtin quân sự 24h đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên việc mở ra nhiều KCN,KĐT là tất yếu. Thế nhưng, một số DN đã lợi dụng chính sách ưu đãi củađịa phương để biến đất công thành đất tư.
Hoa dã quỳ ở Lâm Đồng năm nay ra nở rộ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy nhiên do thời tiết mưa lớn kéo dài, nhiều cung đường thưởng lãm hoa bị ảnh hưởng, khiến cho hoa vàng úa sớm và khung cảnh không còn hấp dẫn.
![]() |
Khu vực Cầu Đất - đèo D’ran còn thêm sương mù dày đặc, khiến việc tham quan, chụp ảnh dã quỳ kém sắc. Tuy nhiên, du khách có thể chuyển hướng về đoạn vào cao tốc Liên Khương, Tu Tra hay khu vực Cam Ly. |
![]() |
Khu vực Tu Tra có hoa nở rộ sớm, nhưng do mưa kéo dài nhiều đoạn hoa đẹp đã bị rũ úa sớm. Một vài đoạn qua trang trại Dalat Hasfarm còn tươi và đẹp. |
![]() |
Bạn hãy cứ chạy vòng vòng tìm những đoạn đường có dã quỳ đẹp để ngắm và chụp ảnh. Những con đường đất đỏ là những nơi dã quỳ tươi đẹp nhất, vì ít khách lai vãng. |
![]() |
Khách thường dừng xe bên vệ đường để tham quan. Khu vực Tu Tra có nhiều đoạn bùn lầy. Bạn nên di chuyển cẩn thận, tránh việc trơn trượt, té ngã. |
![]() |
Ong bướm cũng bị dã quỳ quyến rũ. |
![]() |
Dã quỳ mới ra hoa có màu vàng rực, sau dần chuyển sang vàng đậm, thậm chí gần như màu cam. |
![]() |
Chạy xe máy vào những con đường hai bên dã quỳ là một trải nghiệm đáng nhớ khi đến Lâm Đồng. |
![]() |
Nơi đây không chỉ thích hợp tham quan, chụp ảnh sống ảo, mà còn quyến rũ các đôi uyên ương về đây chụp ảnh cưới. |
![]() |
Du khách dừng chân trước vẻ đẹp của dã quỳ. Trong ảnh là đoạn đường vào thác, cách quốc lộ 20 khoảng 2 km. |
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>Hoa dã quỳ ở Lâm ĐồngỞ huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) có một món cuốn rất nổi tiếng, thường được gọi là cuốn bún tôm hay cuốn hành trần. Đây là món ăn được sáng tạo và lưu giữ qua bao thế hệ của người dân làng Trịnh (thôn Trịnh Xá, xã Thiên Hương). Sở dĩ người ta gọi kèm tên địa danh như vậy là để dễ phân biệt món cuốn Thủy Nguyên với các món cuốn ở nơi khác.
Món cuốn Thủy Nguyên làm từ các nguyên liệu "cây nhà lá vườn" được chế biến kỳ công với cách bài trí đẹp mắt, hấp dẫn thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên (Ảnh: Hoàng Thúy Vân)
Nếu có dịp ghé thăm Thủy Nguyên, du khách sẽ ngạc nhiên bởi sự cầu kỳ, tinh tế của món cuốn công phu này. Sự cầu kỳ của món ăn thể hiện ngay từ công đoạn lựa chọn và chế biến nguyên liệu.
Để làm được món cuốn ngon và đạt chuẩn, người chế biến cần chuẩn bị tới 10 nguyên liệu khác nhau, được lựa chọn kỹ càng gồm rau diếp (xà lách), rau mùi, rau răm, hành củ tươi (hoặc hành lá), thịt ba chỉ, trứng, đậu rán, tôm, giò lụa, bún.
Hành lá phải tươi, to nhưng không được già, dài đều nhau. Bún làm cuốn phải là bún răng bừa, sợi dài, thẳng mượt của làng Trịnh Xá. Tôm cũng lựa chọn loại tôm đồng, kích thước bằng nửa ngón tay út. Rau xà lách không nên dùng lá quá to, dập nát.
Từ khâu chuẩn bị, lựa chọn nguyên liệu cho đến công đoạn cuốn, bài trí món ăn đều thể hiện nét "tinh hoa" ẩm thực và sự khéo léo của người đầu bếp (Ảnh: Kim Anh Nguyễn)
Vì gồm nhiều nguyên liệu nên quá trình chế biến món cuốn Thủy Nguyên cũng tốn không ít thời gian. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại.
Đầu tiên, bún được cắt thành từng đoạn ngắn vừa ăn. Hành lá tươi rửa sạch và chần sơ qua nước sôi. Trứng đánh đều rồi rán mỏng tang, màu vàng óng. Tôm đồng cắt bỏ râu, rửa sạch, rang giòn. Thịt ba chỉ luộc chín, đậu phụ rán vàng rồi thái thành các sợi dài, mỏng. Các loại rau được rửa sạch, để ráo nước rồi bày biện hết tất cả nguyên liệu trên một cái mâm to, chuẩn bị cho việc cuốn.
Lấy một lá xà lách, gấp gọn rồi đặt theo thứ tự lần lượt là rau mùi, rau răm, bún, giò, đậu, thịt, trứng và tôm lên phần rau rồi dùng hành lá đã trần cuộn lại.
Chiếc cuốn phải đảm bảo đẹp mắt, các nguyên liệu xếp đều lên nhau. Lá xà lách cũng không được gói kín hết mà phải để khoảng trống ở giữa, để lộ những thành phần nhiều màu sắc bên trong.
Món cuốn Thủy Nguyên được làm từ gần 10 nguyên liệu, chọn lựa kỹ càng với đủ màu sắc khác nhau, trông rất hấp dẫn (Ảnh: Lan Ngọc)
Món ăn này đòi hỏi sự khéo léo, sắp xếp thứ tự các nguyên liệu phù hợp rồi cuốn chặt tay để thành phẩm thu được có vẻ ngoài đẹp mắt, không bị rách hay vỡ.
Theo chị Nguyễn Phương - một tiểu thương ở chợ trung tâm thị trấn Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên), món cuốn này phải đảm bảo tổng hòa đủ màu sắc, gồm màu trắng của bún, màu vàng của trứng rán, màu xanh của rau và màu đỏ của tôm. Món ăn được cuốn chặt tay, phần đoạn thắt ở giữa bằng hành lá cần tạo đường cong đẹp mắt để phần trên và dưới xòe ra giống như chiếc nơ.
Ngoài sự công phu, tỉ mỉ từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho đến cách chế biến, món cuốn dân dã này còn hấp dẫn thực khách bởi phần nước chấm chua ngọt, cay cay, dậy mùi thơm của tỏi ớt.
Phần nước chấm kèm theo cuốn đủ vị chua cay, mặn ngọt được xem như “linh hồn” của món ăn (Ảnh: Thùy Dương)
Nước chấm phải được pha từ mắm nguyên chất, có đủ vị chua cay mặn ngọt. Người dân Thủy Nguyên thường cho thêm cà rốt, hành tây hay dưa chuột thái lát mỏng vào bát nước chấm để tăng độ hấp dẫn của món ăn.
Khi ăn, thực khách gắp một chiếc cuốn, chấm ngập vào bát mắm chua cay. Vị thanh mát của các loại rau xanh kết hợp vị béo ngậy, bùi bùi của thịt ba chỉ, trứng, đậu rán hòa quyện cùng chút dịu ngọt từ tôm đồng, chua cay từ nước chấm khiến thực khách say đắm ngay từ lần đầu thưởng thức.
Món cuốn Thủy Nguyên không chỉ đẹp mắt mà còn có hương vị thơm ngon, thanh mát, giúp “giải ngấy” hiệu quả dịp Tết Nguyên đán.
Chị Phương cho biết, cuốn Thủy Nguyên ban đầu là món ăn dân dã của người làng Trịnh rồi dần trở thành đặc sản nức tiếng nơi đây. Không chỉ bao thế hệ người con quê hương mà du khách thập phương cũng yêu thích món cuốn độc đáo ấy.
Món cuốn kỳ công này thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết hay trong những mâm cỗ tiệc tùng, đám cưới hỏi của các gia đình ở Thủy Nguyên.
“Gia đình mình làm món cuốn này đã chục năm nay. Ban đầu mọi người chế biến cuốn để sử dụng trong nhà, lâu dần gia tăng số lượng để bán, phục vụ các đám cưới hỏi trong huyện. Mỗi ngày, nhà mình bán khoảng 1.000 chiếc, còn cuối tuần thì nhiều hơn. Có dịp cao điểm, cả nhà phải dậy sớm chuẩn bị nguyên liệu và chế biến, bán hết 3.000 chiếc/ngày”, chị Phương nói.
Tiểu thương này cũng cho hay, trung bình món cuốn Thủy Nguyên có giá dao động khoảng 2.500 - 3.000 đồng/chiếc, tuy nhiên dịp Tết có thể cao hơn do giá cả nguyên vật liệu tăng.
Chị Trần Lan (sống ở Hà Nội) rất thích món cuốn quê nhà. Chị chia sẻ, mỗi dịp cuối tuần, cả nhà thường về quê, cùng ông bà, cô bác tập trung lại và tự tay gói những chiếc cuốn đẹp mắt. Đôi lúc gia đình có giỗ, chạp hay đám cưới, cần sử dụng món cuốn với số lượng lớn thì chị sẽ đặt mua.
(Ảnh: Quỳnh Kim)
“Món cuốn Thủy Nguyên có hình thức và hương vị khác biệt so với các món cuốn khác như diếp cuốn bỗng rượu, cuốn tôm thịt,... ở Hà Nội. Nếu có dịp tới Thủy Nguyên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức món cuốn trứ danh này ở các khu chợ lớn như chợ Trịnh Xá (xã Thiên Hương) hay chợ trung tâm thị trấn Núi Đèo. Tùy sức ăn mà bạn có thể gọi số lượng cuốn theo mong muốn. Dịp Tết, món này luôn cháy hàng vì mọi người mua về ăn giải ngấy rất đông”, chị Lan nói.
Không chỉ là món ăn truyền thống, mang đậm bản sắc của vùng đất Thủy Nguyên, món cuốn hấp dẫn này còn được lan tỏa tới nhiều địa phương, tỉnh thành trong cả nước.
Phan Đậu
" alt=""/>Món cuốn “giải ngấy” gần 10 nguyên liệu, giá ngang cốc trà ở Hải PhòngĐúng như tên gọi, món ăn này được làm từ các nguyên liệu quen thuộc gồm rau diếp (hoặc xà lách), bún, tôm, thịt dăm bông và rau thơm. Tuy là những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng chúng đều được lựa chọn, chế biến tỉ mỉ, kỹ càng.
Diếp cuốn bỗng rượu là món ngon “hiếm có khó tìm”, thể hiện sự tinh tế, cầu kỳ của người Hà Nội. Nhiều năm trôi qua, món ăn này dần bị thất truyền và hiện ở Hà Nội chỉ còn rất ít nơi bán
Để món ăn đảm bảo ngon, chuẩn vị, người đầu bếp phải tuyển chọn nguyên liệu có độ tươi, sạch. Hành được chọn là giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng dậy mùi thơm.
Tôm phải chọn tôm sú bơi hoặc tôm lớt còn tươi sống rồi luộc chín tới, bóc vỏ, bỏ đầu, tách phần thân làm đôi.
Thịt để làm món cuốn phải là thịt rọi quế, được tuyển từ những con lợn ỉ ta, hầm lâu trong nước gia vị quế hồi. Công đoạn chế biến này giúp thịt có độ mềm và dậy mùi thơm nức mũi.
Điều làm nên sự khác biệt cho món ăn của người Hà thành so với các món gỏi cuốn truyền thống chính là phần nhân làm từ bỗng rượu. Đây là nguyên liệu không thể thiếu, được ví như “linh hồn” món ăn giúp thực khách mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức.
Dù làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng món diếp cuốn bỗng rượu đòi hỏi sự kỳ công từ khâu chuẩn bị thực phẩm cho đến quá trình chế biến, bài trí lên bàn ăn,...
Phần giấm bỗng chưng mật không chỉ giúp món ăn tăng thêm hương vị mà còn có công dụng như chất keo dính gắn kết các nguyên liệu
Bỗng rượu thực chất là bã của giấm bỗng (hay còn gọi bã rượu, cơm rượu) sau khi nấu rượu xong được đem đãi lại thật cẩn thận cho sạch trấu.
Công đoạn này đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ suốt vài giờ đồng hồ mới thu được thành phẩm ưng ý. Sau đó, đem bỗng rượu chưng cùng gừng và mật mía để tạo phần nhân màu nâu, vị ngọt thanh, dậy mùi thơm và có độ đặc sánh rất hấp dẫn.
Bày tất cả các nguyên liệu đã chế biến lên mâm, lần lượt đặt bún, thịt dăm bông, rau răm và rau thơm Láng lên trên lá diếp (hoặc xà lách), thêm ít bỗng rượu rồi cuộn lại vừa tay. Tiếp tục để tôm bên ngoài chiếc cuốn rồi lấy nhánh hành củ tươi (đã chần qua nước sôi) buộc chặt lại.
Món diếp cuốn bỗng rượu không chỉ kỳ công ở khâu chế biến mà còn được bài trí đẹp mắt, đủ sắc xanh, đỏ, hồng rất hấp dẫn.
Món diếp cuốn bỗng rượu hấp dẫn du khách bởi sự hài hòa cả về hương vị lẫn màu sắc
Người Hà Nội thưởng thức diếp cuốn bỗng rượu với nước chấm tỏi ớt chua ngọt. Cắn một miếng, thực khách có thể cảm nhận được sự thanh mát từ bún, rau thơm, lá diếp hòa quyện với vị đậm đà của thịt, tôm xen chút chua chua, ngọt dịu từ bỗng rượu lan tỏa khắp khoang miệng.
Cũng bởi lẽ đó mà món ăn này được nhiều người yêu thích, nhất là thời điểm sau Tết và mùa hè nhờ công dụng giải nhiệt, giải ngấy, giúp tăng độ tươi mát cho mỗi bữa cơm gia đình.
Món diếp cuốn bỗng rượu có thể thưởng thức quanh năm, có công dụng giải nhiệt, giải ngán, tiêu cơm hiệu quả, nhất là trong dịp Tết
Chị Nguyễn Thu Hương, chủ một cửa hàng thực phẩm trên phố Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện còn phục vụ món diếp cuốn bỗng rượu cho biết, đây là món ăn cổ truyền có vị thanh mát được nhiều thế hệ người Hà Nội yêu thích.
Cách đây 4 năm, khi món ăn dần bị mai một, chị đã quyết định dành thời gian để tìm hiểu, tham khảo công thức, kinh nghiệm từ nhiều nguồn nhằm phục hồi lại đặc sản của người Hà Nội xưa.
Từ món ăn khai vị thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ Tết ở Hà Nội xưa, diếp cuốn bỗng rượu giờ trở thành món ngon quen thuộc của các gia đình Việt, góp mặt trong những đám cưới, giỗ chạp hay bữa tiệc đông người
Vào những ngày cao điểm, diếp cuốn bỗng rượu luôn là món ăn "cháy" hàng, khách phải đặt trước nhiều ngày mới được thưởng thức
Chị Hương cho biết, món diếp cuốn được làm thủ công và đòi hỏi sự cầu kỳ nên cửa hàng chỉ phục vụ số lượng có hạn để đảm bảo độ tươi ngon nhất cho món ăn. Đây là món thanh mát, giải ngấy, giải ngán hiệu quả nên thu hút thực khách vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
“Vì diếp cuốn bỗng rượu chế biến rất kỳ công và không thể để qua đêm nên mình chỉ bán tối đa 500 chiếc/ngày, đảm bảo sao cho mỗi chiếc cuốn tới tay khách hàng đều tươi ngon, chuẩn vị nhất. Diếp cuốn được phục vụ theo suất 8 chiếc với giá 150.000 đồng”, chị Hương chia sẻ.
Chị Thanh Thảo (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Món diếp cuốn bỗng rượu ăn lạ miệng, có vị thanh mát, lại giúp tiêu cơm. Gia đình tôi thường mua cuốn về thưởng thức để giải ngán sau đợt nghỉ Tết dài thường xuyên tụ tập, tiệc tùng với người thân, bạn bè. Món này cũng rất dễ ăn, mỗi thành viên có thể thưởng thức vài chiếc diếp cuốn mà không chán”.
Phan Đậu (Ảnh: Nguyễn Thu Hương/Nhà hàng Bể cá)
" alt=""/>Món cuốn “hạ hỏa” sau Tết “đắt như tôm tươi”, được giới “sành ăn” săn lùng ở Hà Nội