Trước hết, hãy luôn đi theo trực giác của bạn. Nếu cứ nghĩ đến công việc hiện tại là bạn cảm thấy chán ghét, bạn hoàn toàn nên tìm kiếm các cơ hội mới. Một công việc tồi tệ có thể tổn hại cả thể chất lẫn tinh thần.Loạt tín hiệu dưới đây sẽ giúp bạn xác định xem mình đã ở trên bờ vực đó chưa:
Bạn không muốn đi làm
Hàng đêm, khi nằm trên giường, bạn có sợ hãi khi nghĩ đến ngày hôm sau? Lo lắng về công việc là điều bình thường, nhưng nếu bạn thực sự thấy “ớn” tám giờ ngồi trong văn phòng đó, thì đã đến lúc bạn phải chuẩn bị cho lá đơn thôi việc.
Bạn đang trì hoãn nhiều hơn là thực sự đang làm việc
Ai cũng có lúc trì hoãn, nhưng nếu không có một đầu việc nào trong công việc hàng ngày khiến bạn hứng thú, thì bạn nên cân nhắc xem vị trí hiện tại có thực sự phù hợp hay không. Tối thiểu thì công việc đó phải có một số phần khiến bạn thấy đáng làm hơn là lướt Facebook chứ?
Sức khỏe của bạn trở nên tệ hại
Có phải bạn cố tình nghỉ phép nhiều nhất có thể? Bạn phải dùng một/ vài cốc bia hay ly cocktails mỗi tối để “trôi đi” một ngày làm việc tồi tệ? Bạn đang làm việc quá nhiều đến nỗi không có thời gian tập thể dục, ăn đủ bữa hoặc ngủ đủ giờ? Không một công việc nào đáng để bạn hy sinh sức khỏe thể chất và tinh thần của mình cả.
Bạn nói về công việc của mình quá nhiều
Hãy điểm lại những cuộc trò chuyện gần đây với bạn bè và gia đình. Bạn có liên tục phàn nàn về đồng nghiệp, về văn phòng hay về chính công việc của bạn không?
Một công việc nên mang lại nhiều năng lượng tích cực hơn là tiêu cực. Nếu công việc luôn là lý do để phàn nàn, đó là dấu hiệu cho thấy nó không mang đến giá trị tích cực cho bạn.
Bạn thừa sức để làm
Đôi khi chúng ta phải nhận những vị trí tạm thời chỉ để nghỉ chân, nhưng nếu bạn mắc kẹt mãi trong một công việc mà bạn thừa tiêu chuẩn, đừng chấp nhận tình trạng bế tắc đó. Hãy để ý những công việc đúng với khả năng, khiến bạn thấy hài lòng hơn là những việc không chứng tỏ được chuyên môn.
Không có chỗ cho sự thăng tiến
Đừng dành quá nhiều thời gian cho một vị trí không mang lại cơ hội phát triển. Hy sinh thời gian và sức lực cho một công ty không tạo điều kiện cho bạn tiến bộ hơn tức là bạn đang tự cản trở sự nghiệp lâu dài của bản thân. Nếu chính bạn đang băn khoăn: liệu mình có đang làm công việc này quá lâu hay không, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét việc ra đi.
Môi trường làm việc tiêu cực
Một môi trường làm việc tiêu cực rất độc hại. Rất khó để cảm thấy hạnh phúc, thậm chí là “tạm ổn”, nếu đồng nghiệp của bạn liên tục thở than và sếp luôn “khó ở”. Hơn nữa, không khí bi quan có thể giết chết đam mê của bạn cho dù lựa chọn ban đầu phù hợp đến đâu. Hãy tự giải thoát và tìm một môi trường làm việc phù hợp hơn.
Bạn đang được các công ty khác tuyển dụng
Các công ty tuyển dụng có liên hệ với bạn không? Nếu bạn đang không hài lòng với môi trường làm việc hiện tại mà lại có rất nhiều cơ hội mới, hãy coi đó là dấu hiệu để bước tiếp.
Văn hóa công ty không phù hợp với bạn
Bạn khao khát một môi trường linh hoạt, làm việc tại nhà, nhưng lại mắc kẹt với giờ giấc hành chính, có lẽ bạn sẽ không bao giờ hài lòng cho dù bạn thích các khía cạnh khác của công việc thế nào.
Hoặc một công ty đánh giá cao các hoạt động tập thể như đi uống bia, hát karaoke, hoặc chơi thể thao, trong khi bạn chỉ muốn dùng thời gian ngoài giờ hành chính cho giải trí cá nhân, thì sẽ đến lúc bạn cảm thấy “lệch pha”.
Bạn không được lên tiếng
Nếu xuất hiện vật cản ảnh hưởng đến kết quả công việc hoặc quyền lợi, một môi trường lành mạnh sẽ cho phép bạn tự tin và thoải mái nói lên ý kiến của mình. Nếu ngược lại, thì bạn không đáng phải chịu đựng nó lâu.
Bạn cảm thấy không muốn theo đuổi thành công
Nếu bạn mất niềm đam mê đạt được thành tựu cao nhất cho công việc đang làm, hãy mở rộng tầm nhìn sang những cơ hội mới, và hướng sang những vị trí bạn thực sự đam mê.
Bạn tự biện minh cho công việc của mình
"Ừ, lương thì tệ và sếp cư xử ngớ ngẩn, nhưng các phúc lợi bổ sung nhìn chung cũng ổn".
“Đồng nghiệp khó chịu và trịch thượng, nhưng ít ra lương không tệ”.
"Tiền tuy ít nhưng ít nhất cũng có cà phê và đồ ăn nhẹ miễn phí trong văn phòng"...
Bạn có thấy mình đang biện minh cho công việc mình đang làm với chính bản thân hoặc người khác? Trong khi sâu bên trong, bạn thấy rõ khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm?
Nếu điều để phàn nàn nhiều hơn điều để khen ngợi, hãy đi tìm công việc mới có nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.
Bạn đang đọc bài viết này
Tại sao bạn nhấp vào hoặc tìm kiếm bài viết này? Và bạn còn đọc đến tận đây nữa. Phải có điều gì đó đang lôi kéo bạn. Nếu bạn đã từng dự tính từ bỏ công việc, thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy điều bạn thực sự muốn.
Trước khi bỏ việc
Nếu bạn đã nhận ra vô số dấu hiệu cảnh báo, có lẽ đã đến lúc bạn nên bỏ việc. Nhưng có một số thời điểm bạn không nên rời đi ngay lập tức mà nên có chiến lược: Tốt nhất là bỏ việc sau khi đã có lời mời làm chỗ mới. Vì việc tìm kiếm công việc mới trong khi bạn vẫn chưa nghỉ việc thường dễ dàng hơn khi bạn đã nghỉ.
Dù sao thì, thay đổi sự nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại này, và bạn không nên để sự nghiệp bị mắc kẹt với một công việc mà bạn không thấy kết nối.
Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ tín hiệu, để không vì những cảm xúc thông thường ai cũng phải trảiqua mà hiểu nhầm đây là tín hiệu bạn nên nghỉ việc. Hãy cân nhắc sự ghi nhận từ phía công ty, cũng như những phúc lợi mà bạn có được trong quá trình làm việc để đưa ra quyết định thật chính xác!
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
" alt=""/>Dấu hiệu ‘đã đến lúc phải nghỉ việc’
Căn nhà cấp 4 của gia đình chị Thủy đã mục, vữa bong từng mảng, bên trong không một chút đồ đạc gì đáng giá. Chiếc tủ gỗ vừa đựng đồ, vừa làm bàn thờ cũng đã hỏng cánh. Chiếc quạt máy chạy cành cạch cũ nát chẳng thể tự đứng, phải buộc vào cái ghế tựa con con. Ngay cả bàn ghế để tiếp khách cũng chẳng có.Nhưng những thứ đó không đáng gì so với mối bận tâm của vợ chồng chị Thủy. Đã lâu lắm rồi, họ chẳng quan trọng đến hình thức của mái ấm, bởi còn bận lòng lo kiếm tiền để chữa bệnh cho con.
 |
Lý Thanh Tường uể oải tựa người vào thanh cột. Con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, hiện đang chạy thận ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 121. |
Năm 2015 đối với gia đình chị là một năm biến cố lớn, mở đầu cho những tháng ngày bế tắc. Con trai lớn của vợ chồng chị khi ấy đã 18 tuổi bỗng thấy cơ thể sưng phù, mệt mỏi. Đi khám bệnh, bác sĩ thông báo con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải lập tức chạy thận nhân tạo, để lâu chút nữa thôi là không thể cứu được.
Sau những bất ngờ, lo lắng, vợ chồng chị quyết định đưa cả 2 đứa út đi kiểm tra, không ngờ con trai thứ 2 là Lý Thanh Tường mắc phải hội chứng thận hư. Lúc ấy cậu bé mới 13 tuổi.
Anh trai của Tường chạy thận ở Bệnh viện Quân y 121 (Cần Thơ) được 2 năm thì mất. Còn Tường điều trị hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), chưa đầy một năm thì bệnh con trở nặng, phải chuyển sang chạy thận nhân tạo.
 |
Cánh tay của Tường nổi đầy cục chai sần sau nhiều năm chạy thận. |
“Quãng thời gian đó chúng tôi chạy đôn chạy đáo để cứu các con, cứ nghĩ chữa trị là sẽ khỏi, nhưng không ngờ thằng lớn đi nhanh quá. Chúng tôi bị mất phương hướng, nhờ có người thân, chòm xóm động viên, chúng tôi mới gượng dậy để lo cho 2 đứa út, bé Tường lúc đó cũng phải chạy thận rồi”, chị Thủy tâm sự.
Lý Thanh Tường chạy thận ở Bệnh viện Nhi đồng 2 đến hết 16 tuổi thì chuyển về Bệnh viện Quân y 121, nơi anh trai con từng điều trị. Sau nhiều năm chạy thận, con bị biến chứng sang cao huyết áp, suy tim, thường xuyên thiếu máu, có khi con lại bị tràn dịch màng tim, phổi nên phải nhập viện theo dõi.
Bệnh tật, thường xuyên đi viện khiến Tường phải nghỉ học giữa chừng, bạn bè cũng chẳng còn. Đứa trẻ cô độc sống lay lắt và thường lủi thủi chơi một mình. Thật chua xót khi gia đình chị Thủy lại nổi tiếng ở vùng vì có 2 đứa con mắc bệnh hiểm nghèo, kinh tế kiệt quệ, nợ nần chồng chất.
Trước khi 2 đứa trẻ phát bệnh, gia đình chị cũng chẳng khá giả gì. May mắn được ông nội của Tường cho vài công đất để trồng trọt mưu sinh, thời gian rảnh họ đi làm mướn, cuộc sống chỉ vừa đủ. Khi không may cả 2 đứa con cùng mắc bệnh, vì phải chia nhau chăm sóc con, họ không thể đi làm, đành phải cắt đất bán dần để có tiền lo cho các con, đến nay thì không thể lo tiếp được nữa.
 |
Chị Thủy xót xa thắp nén hương cho con trai đã khuất. Gia đình khốn đốn, ngay cả bàn thờ cũng đặt tạm và chẳng có nổi tấm ảnh thờ. |
Vài năm nay, chị Thủy xin làm phụ ở quán cơm, còn anh Hiệp chia thời gian, ngày chở con đi chạy thận, ngày lại theo người ta đi làm mướn. Họ dành hết sức lực để kiếm tiền, mong giữ mạng cho đứa con trai tội nghiệp.
Đáng tiếc, dịch bệnh ập đến khiến nhiều tháng ròng 2 vợ chồng chị đều bị mất việc. Không có một đồng thu nhập, anh em họ hàng đều gặp khó khăn, chẳng ai có thể đỡ đần, họ chỉ còn cách đi vay lãi nóng để có tiền test Covid-19, chạy thận và mua thuốc ngoài cho con.
Dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, gia đình họ vẫn bị vòng xoáy bệnh tật khiến cho quay cuồng, chẳng còn biết làm cách nào xoay sở được nữa. Người cha lặng người đứng sau con trai, còn người mẹ khóc nghẹn không thành tiếng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Lý Văn Hiệp hoặc chị Trương Thị Thủy; Địa chỉ: ấp Phú Bình, TT Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; Điện thoại: 0796901126và 0772149635.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.317 (bé Lý Thanh Tường)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Vòng xoáy bệnh tật đẩy gia đình nghèo rơi vào bi kịch