HTC Desire 10 Pro là chiếc điện thoại có thiết kế khá đẹp và lạ mắt. Máy có màn hình 5.5 inch độ phân giải Full HD và hiện chạy Android 6 với giao diện tương tự như HTC 10. Sản phẩm có mặt lưng làm bằng nhựa polycarbonate với cảm biến vân tay của Desire 10 được đặt ở mặt lưng và các phím điều hướng phía mặt trước đã được đưa lên viền, thay vì đặt trên màn hình như các điện thoại HTC cũ.
Về cấu hình, Desire 10 Pro được trang bị chip xử lý MediaTek Helio P10, RAM 4 GB, bộ nhớ trong 64GB và có khe cắm thẻ nhớ ngoài. Máy có camera sau 20 megapixel hỗ trợ lấy nét laser và camera trước 13 megapixel. Pin của HTC Desire 10 Pro có dung lượng 3.000 mAh, hỗ âm thanh chất lượng cao Hi-res Audio bên cạnh cặp loa kép BoomSound Audio.
Sản phẩm sẽ có giá bán chính hãng là 8 triệu đồng.
HTC One A9s
Về thiết kế, One A9s gần như y chang chiếc HTC One A9, vẫn là khung vỏ kim loại với kiểu dáng hơi giống iPhone 6/6s. Tuy vậy, camera mặt sau của máy đã được di chuyển ra rìa cạnh chứ không phải ở giữa như One A9.
One A9s có màn hình 5 inch độ phân giải HD và được trang bị vi xử lý Helio P10, bộ nhớ RAM 2GB và bộ nhớ trong 16GB. Điện thoại này còn có phiên bản khác với RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB nhưng chưa được bán chính hãng ở Việt Nam. Mặt sau là camera 13 MP khẩu độ F/2.2, không có ổn định quang học như One A9 trong khi máy ảnh trước là máy ảnh 5 MP với khẩu độ F/2.8.
One A9s vẫn hỗ trợ cảm biến vân tay ở nút Home, pin dung lượng 2.300 mAh và chạy trên nền tảng Android 6.0. Theo thông tin rò rỉ, sản phẩm sẽ có giá bán 5,99 triệu đồng, cạnh tranh với các sản phẩm như Galaxy J7 Prime, Oppo F1s và Huawei GR5 2017.
Lenovo Moto Z
Moto Z là smartphone cao cấp mới nhất của Lenovo, sau khi hãng này khai tử thương hiệu Motorola hồi đầu năm nay. Điểm gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất của Moto Z chính là độ mỏng 5,2mm, được xem là chiếc smartphone mỏng nhất năm 2016.
Moto Z có thiết kế nguyên khối hoàn toàn với kích thước siêu mỏng. Máy có màn hình AMOLED kích thước 5.5 inch độ phân giải QHD, sở hữu chip Snapdragon 820, RAM 4GB và tích hợp cảm biến vân tay. Điện thoại này có camera trước 5 megapixel còn camera sau có độ phân giải 13 megapixel kèm viên pin có dung lượng 2.600 mAh.
Điểm nổi bật ở sản phẩm là khả năng nâng cấp phần cứng với 16 chấu kim loại nằm ở mặt lưng. Các phụ kiện giúp nâng cấp phần cứng và tính năng cho Moto Z giống như các ốp lưng bảo vệ và có thể hút chặt vào lưng bằng nam châm. Hiện tại, Lenovo có các module nâng cấp nổi bật như loa ngoài do JBL phát triển, máy ảnh của Hasselblad, máy chiếu di động và pin sạc dự phòng.
Sản phẩm có giá bán chính hãng là 16 triệu đồng.
Lenovo Moto Z Play
Moto Z Play là sản phẩm thứ ba trong dòng smartphone có khả năng biến hình và nâng cấp phần cứng của Lenovo.
So với Z và Z Force, Z Play có kiểu dáng giống hệt nhưng khác biệt về cấu hình. Sản phẩm có màn hình 5.5 inch độ phân giải Full HD, thiết kế nguyên khối bằng kim loại nhưng dày hơn Moto Z. Cấu hình cũng giảm xuống phân khúc tầm trung với RAM 3GB và chip Snapdragon 625 nhưng cũng có cảm biến vân tay.
Camera chính có độ phân giải 16 megapixel và camera trước 13 megapixel. Máy chạy Android 6.0 kèm việc pin có pin dung lượng 3.510 mAh và sử dụng cổng sạc USB Type C. Moto Z Play được trình làng với phụ kiện cho phép biến hình thành máy ảnh Compact. Phụ kiện mang tên TrueZoom được hãng máy ảnh nổi tiếng Hasselblad sản xuất. Khi kết hợp, Moto Z Play không còn sử dụng camera 16 megapixel tích hợp sẵn mà chuyển sang dùng máy ảnh 12 megapixel với cảm biến 1/2.3 inch, đèn Flash Xenon trên phụ kiện của Hasselblad. Nó cũng có ống kính cho phép Zoom quang học tới 10x.
Sản phẩm có giá bán chính hãng là 10 triệu đồng.
Vivo V5
Vivo vừa rầm rộ ra mắt mẫu smartphone mới ở Việt Nam mang tên V5. Model này có thân kim loại, camera trước lên đến 20 MP và bán ở mức giá 5,99 triệu đồng.
Máy có thiết thiết kế kim loại, bo tròn bốn góc, Vivo V5 tích hợp khá nhiều tính năng trên các di động hiện nay như mở khoá vân tay, chế độ làm đẹp khi chụp selfie, cửa sổ đa nhiệm giúp chạy song song hai ứng dụng cùng lúc, chế độ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh và khả năng chơi nhạc Hi-Fi chất lượng cao nhờ trang bị chip giải mã AK4376.
Về cấu hình, máy được trang bị chip MTK 6750 8 nhân 64 bit, RAM 4GB, bộ nhớ trong 32 GB và pin 3.000 mAh. V5 có màn hình IPS LCD 5.5 inch độ phân giải HD, mặt kính cong 2,5D và phủ lớp cường lực Gorilla Glass 4.
Ngoài camera selfie 20 MP ở mặt trước, Vivo V5 cũng trang bị camera sau 13 MP. Tương tự những model chuyên chụp ảnh ra mắt gần đây, V5 cũng có chế độ tự đánh sáng đèn LED để hỗ trợ chụp selfie trong điều kiện thiếu sáng. Hãng gọi đây là "hiệu ứng ánh trăng".
Huawei GR5 2017
Huawei GR5 2017 là bản nâng cấp mạnh của chiếc Huawei GR5. Là một chiếc máy tầm trung nhưng Huawei GR5 2017 có cấu hình khá, pin tốt và camera kép.
Huawei GR5 2017 vẫn sử dụng thiết kế vỏ nhôm, không tháo được nắp pin nhưng nó không phải là nhôm nguyên khối vì hai cạnh trên dưới mặt sau vẫn làm bằng nhựa để bắt sóng. Máy được bo cong tương đối nhiều ở mặt sau, khiến cho chiếc máy nhìn khá mỏng. Mặt sau có khá nhiều chi tiết như cụm camera kép lớn, cảm biến vân tay một chạm.
Huawei GR5 2017 có màn hình 5.5 inch độ phân giải Full HD với tấm nền IPS LCD. Máy được trang bị bộ vi xử lý Kirin 655 do chính Huawei sản xuất. Sản phẩm có 3 lựa chọn RAM và bộ nhớ khác nhau, bao gồm 3GB RAM/32GB bộ nhớ trong, 4GB RAM/32GB bộ nhớ trong và 4GB RAM/64GB bộ nhớ trong. Máy sở hữu camera kép, cơ chế camera kép này không giống Huawei P9 là sử dụng hai camera màu và đen trắng khác nhau mà nó lại dùng một camera chính 12MP kèm một camera phụ 2MP để đo độ sâu trường ảnh.
Sản phẩm có giá bán chính hãng là 6 triệu đồng.
Đào Trường
" alt=""/>6 smartphone đáng chú ý sẽ bán chính hãng tháng 12Theo phân tích của hãng Verisign, mã độc tống tiền là một phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công vào các hệ thống máy tính có mức độ rủi ro cao, mã hóa các file trên máy tính đó và tin tặc đòi tiền chuộc mới mở khóa những file đó cho người dùng.
Hiện nay, các công ty phải đối mặt với hai loại tấn công an ninh mạng trong đó có sử dụng hoạt động tống tiền và đòi tiền chuộc.
Đối với tấn công đòi tiền chuộc, tin tặc mã hóa các file trên mạng của một tổ chức bằng một mã độc tống tiền, chiếm quyền kiểm soát "con tin" dữ liệu đó và sẽ không mở khóa các file đó nếu nạn nhân không chấp nhận trả tiền chuộc.
Trong khi đó, đối với tấn công DDoS tống tiền, tin tặc đe dọa một tổ chức bằng một vụ tấn công DDoS, trừ khi tổ chức đó chấp nhận trả tiền chuộc.
Tấn công DDoS tống tiền được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với bộ phận an ninh mạng trong suốt nhiều năm qua và nó vẫn còn là động lực chính của nhiều vụ tấn công DDoS.
Hai vụ tấn công tống tiền mới đây trên phạm vi toàn cầu bằng mã độc WannaCry và NotPetya đã giúp cho cộng đồng hiểu rõ hơn về ảnh hưởng nghiêm trọng mà mã độc tống tiền có thể gây ra đối với những tài sản quan trọng của một tổ chức.
Vụ tấn công bằng mã độc tống tiền WannaCry đã ảnh hưởng tới hơn 300.000 máy tính tại hơn 150 quốc gia.
Trong khi đó vụ tấn công bằng mã độc tống tiền NotPetya thậm chí còn có mức độ tàn phá lớn hơn. Nó lây lan nhanh hơn mã độc tống tiền WannaCry và gây ra những thiệt hại vĩnh viễn và không thể khôi phục lại được đối với ổ cứng máy tính. Một báo cáo cho thấy, trong năm 2016, gần một nửa số công ty Mỹ đã gặp phải một vụ tấn công bằng mã độc tống tiền.
" alt=""/>Mã độc tống tiền đang ồ ạt tấn công các tổ chức, doanh nghiệpQualcomm, hãng cung cấp vi xử lý cho smartphone và các thiết bị động lớn nhất thế giới, đã và đang phải đối mặt với hàng loạt án phạt chống độc quyền ở nhiều nơi trên thế giới. Và Đài Loan là vùng lãnh thổ mới nhất mạnh tay chấn chỉnh hoạt động của đại gia công nghệ Mỹ.
Theo hãng thông tấn Bloomberg, Ủy ban công bằng thương mại (FTC) của Đài Loan hôm 11/10 tuyên bố phạt Qualcomm 773 triệu USD. FTC Đài Loan cho biết, Qualcomm đang độc quyền các bằng sáng chế về một số công nghệ di động then chốt và hãng đã vi phạm luật pháp địa phương khi từ chối cấp phép các công nghệ đó cho những công ty không chấp nhận các quy định về giá do Qualcomm áp đặt.
Qualcomm tuyên bố không nhất trí với phán quyết của nhà chức trách Đài Loan và dự định sẽ kháng cáo.
Trước rắc rối ở Đài Loan, tháng trước, nhà sản xuất vi xử lý di động hàng đầu thế giới cũng đệ đơn kháng cáo lần thứ hai ở Hàn Quốc về một sắc lệnh buộc hãng phải nộp phạt 850 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền của nước sở tại. Ở châu Âu, cũng vì lí do tương tự, Qualcomm có nguy cơ phải nộp phạt tới 669.000 USD/ngày sau khi kháng cáo thất bại vào tháng 7 vừa qua.
Tại Mỹ, hồi tháng 6, công ty cũng không thể đảo ngược phán quyết của một thẩm phán liên bang trong một vụ kiện chống độc quyền của FTC. Trước đó, công ty từng phải nộp phạt tới gần 1 tỉ USD ở Trung Quốc vào năm 2015.
Tuấn Anh(Theo BGR)
Chuyên gia phân tích lừng danh Ming-Chi Kuo thuộc hãng chứng khoán KGI cho rằng, Apple vượt trước Qualcomm ít nhất 2 năm về công nghệ cảm biến 3D tân tiến.
" alt=""/>Qualcomm tiếp tục gặp hạn vì khoản tiền phạt 'khủng' ở Đài Loan