Cô dâu 61 tuổi chia sẻ về tình yêu không phân biệt tuổi tác với người chồng dân tộc Tày 26 tuổi.
Cô dâu 61 tuổi chia sẻ về tình yêu không phân biệt tuổi tác với người chồng dân tộc Tày 26 tuổi.
Kết thúc 1 tháng diễn ra vòng sơ loại, 115 thực tập sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn từ hơn 1000 hồ sơ dự tuyển, thông qua ba nội dung thi Tiếng Anh, IQ và Chuyên môn.
Các sinh viên sẽ đồng hành cùng đội ngũ chuyên gia được xếp hạng trên thế giới như chuyên gia về mã độc, chuyên gia bảo mật, chuyên gia trí tuệ nhân tạo, chuyên gia vận hành khai thác mạng lưới toàn cầu.
Chương trình được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu Viettel giúp các tài năng trẻ khai phá tiềm năng và phát triển chuyên môn trong các lĩnh vực Cloud, Cyber Security, Data Science & AI, Internet of Things, Marketing.
Trong Lễ khai giảng, Chủ tịch - Tổng Giám đốc Viettel, ông Tào Đức Thắng cho biết: “Viettel luôn đề cao việc phát triển đội ngũ nhân lực trẻ lĩnh vực công nghệ cho xã hội. Tập đoàn sẽ tạo điều kiện để các sinh viên tiếp cận với những chuyên gia hàng đầu thế giới và những người giỏi nhất của tập đoàn. Những dự án mà Viettel đang phát triển trong và ngoài nước, sẵn sàng trở thành bệ phóng cho thành công của các em”.
Chương trình đào tạo tiếp theo sẽ diễn ra trong 6 tháng. Trong 3 tháng đầu tiên, thực tập sinh được đào tạo chuyên sâu và định hướng nghề nghiệp bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đã lựa chọn. Trong 3 tháng còn lại, thực tập sinh trực tiếp tham gia vào dự án thực tế tại các bộ phận chuyên môn của Viettel. Kết thúc chương trình, 25% thực tập sinh xuất sắc nhất sẽ được mời đảm nhận vị trí chính thức tại Viettel với mức lương cạnh tranh.
Tại Viettel Digital Talents 2021, 22/70 thực tập sinh đã trực tiếp tham gia vào các dự án trọng điểm của Viettel như triển khai hạ tầng máy chủ riêng Private Cloud, mô hình nhận dạng tiếng nói tiếng Việt, hệ thống trí tuệ nhân tạo Customer Centric AI, sản phẩm giám sát thông tin mạng xã hội Reputa… Kết thúc mùa 2021, 12 thực tập sinh xuất sắc nhất đã được Viettel mời làm việc tại Tập đoàn.
Nằm trong chiến lược phát triển nhân lực trẻ lĩnh vực công nghệ nhằm thực hiện sứ mệnh tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, Thực tập sinh tài năng (Viettel Digital Talent) là chương trình thường niên do Viettel tổ chức, bắt đầu từ năm 2021.Tại kế hoạch này, Bộ Giao thông vận tải đã xác định rõ 1 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay là hoàn thiện để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Bộ.
Theo đó, sau khi Chiến lược dữ liệu quốc gia được ban hành, Trung tâm CNTT của Bộ Giao thông vận tải sẽ xây dựng Chiến lược dữ liệu, kế hoạch phát triển dữ liệu, các cơ sở dữ liệu, dữ liệu mở Bộ Giao thông vận tải đảm bảo phù hợp với chiến lược quốc gia. Trung tâm CNTT cũng được giao chủ trì việc xây dựng Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu ngành Giao thông vận tải.
Cùng với đó, sẽ xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn về thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin hỗ trợ quản lý, điều hành tại các cấp quản lý của ngành Giao thông vận tải nhằm triển khai Nghị định 47 năm 2020 của Chính phủ về kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Về phát triển hạ tầng số, trong năm 2022, Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT cho Trung tâm dữ liệu tập trung của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ, hướng tới vận hành theo mô hình điện toán đám mây, bảo đảm vận hành các hệ thống thông tin, CSDL do các đơn vị chuyên ngành quản lý. Đồng thời, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải sắp tới cũng sẽ tiếp tục triển khai mở rộng, hoàn thiện nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) của Bộ Giao thông vận tải bảo đảm kết nối thông suốt với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để phục vụ phát triển Chính phủ số.
Cơ bản hoàn thành 2 CSDL nền tảng dùng chung trong năm nay
Đáng chú ý, đối với việc triển khai nhóm nhiệm vụ về phát triển dữ liệu, dự kiến ngay trong năm 2022, cùng với việc triển khai thử nghiệm Cổng dữ liệu mở của Bộ, Bộ Giao thông vận tải sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng các CSDL nghiệp vụ và CSDL nền tảng dùng chung về phương tiện, người điều khiển phương tiện; bước đầu hình thành CSDL kết cấu hạ tầng giao thông và CSDL doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Song song đó, sẽ đổi mới kỹ thuật, thúc đẩy việc ứng dụng thử nghiệm các công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích dữ liệu, đưa ra các số liệu dự báo hỗ trợ công tác quy hoạch phát triển và chỉ đạo điều hành công việc của cơ quan.
Trong năm 2021, một trong những kết quả nổi bật trong hoạt động chuyển đổi số của ngành Giao thông vận tải chính là đã bước đầu hình thành các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành của các đơn vị; chia sẻ dữ liệu với các đơn vị ngoài ngành Giao thông vận tải.
Thông tin về hiện trạng xây dựng 4 bộ CSDL nền tảng dùng chung của ngành giao thông vận tải, Trung tâm CNTT cho hay, đến trung tuần tháng 10/2021, với CSDL kết cấu hạ tầng giao thông, đã cơ bản hoàn thành xây dựng CSDL kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm 7.354 cầu đường bộ; tình trạng mặt đường của 24.598 km đường; 32 loại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang triển khai xây dựng CSDL kết cấu hạ tầng hàng hải, hàng không, đường thuỷ nội địa, đường sắt.
Với CSDL phương tiện, đã hoàn thành dữ liệu quản lý 1.570 phương tiện hàng hải; 235.000 phương tiện thuỷ nội địa; 4.416.908 phương tiện đường bộ (xe ô tô); 5.823 phương tiện đường sắt; 264 phương tiện hàng không. Đang tiếp tục chuẩn hóa dữ liệu và kết nối dữ liệu giữa các lĩnh vực để dùng chung.
Về CSDL người điều khiển phương tiện: Đã hoàn thành dữ liệu quản lý 48.876.253 người điều khiển mô tô; 10.268.842 người điều khiển ô tô; 2.973 người điều khiển phương tiện hàng không; 81.302 người điều khiển phương tiện hàng hải. Đang triển khai xây dựng CSDL người điều khiển phương tiện đường thuỷ nội địa và chuẩn hóa, kết nối dữ liệu dùng chung.
Đối với CSDL doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải cũng đã hoàn thành dữ liệu quản lý 91.832 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải đường bộ; và đang triển khai xây dựng CSDL doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thuỷ nội địa, đường sắt.
Vân Anh
Cùng với 7 tỉnh, thành phố đạt loại A ở khối địa phương, ở khối các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải là 2 đơn vị xếp loại A về mức độ sẵn sàng đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2020.
" alt=""/>Vận hành thử nghiệm Cổng dữ liệu mở Bộ Giao thông trong năm 2022