






Thái Hà
Ảnh, clip: Mạnh Nguyễn
Thái Hà
Ảnh, clip: Mạnh Nguyễn
Bitcoin (ký hiệu BTC) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp dựa trên một mã nguồn mở, giao thức Internet ngang hàng và thường được gọi nôm na là "tiền ảo". Nó được một hoặc một nhóm nhà phát triển mang biệt hiệu Satoshi Nakamoto giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009.
Trên bình diện quốc tế, Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng máy tính cá nhân thông qua một tập tin ví hoặc một trang web mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào. Hiện cũng không có một ngân hàng trung ương nào quản lý loại "tiền ảo" này.
Theo kết quả hối đoái của hàng loạt sàn giao dịch tiền ảo, bao gồm cả Coinbase và Kraken, giá của Bitcoin hiện hơn 2.000 USD/BTC, phá vỡ kỷ lục 1.238,11 USD/BTC đạt được hồi đầu tháng 3 năm nay. Mức giá này đồng nghĩa, tổng giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các đồng Bitcoin đang lưu hành lên tới 32,92 tỉ USD.
Hồi cuối tháng 4, thị trường có lúc từng chứng kiến giá giao dịch của Bitcoin được đẩy cao tới 1.343 USD/BTC. Song, chỉ 3 tuần sau đó, giá trị của đồng tiền ảo này đã tăng tới gần 50% và thêm 12% nữa chỉ trong vòng một tuần trở lại đây.
Tuy nhiên, Bitcoin hiện không phải là đồng tiền ảo duy nhất đang tăng giá trị. Ripple (XRP), loại tiền tệ tập trung, nhắm tới trở thành một giao thức thanh toán cho các ngân hàng lớn, đã tăng giá trị tới hơn 10 lần hay 1000% chỉ trong chưa đầy một tháng. Ripple hiện đã trở thành loại tiền kỹ thuật số có giá trị lớn thứ hai, sau Bitcoin trong lưu thông.
Tương tự, Ethereum (ETH), một loại tiền ảo được thiết kế để hoạt động như là một nền tảng điện toán phân tán khối chuỗi dành cho các nhà phát triển, hiện đang được giao dịch với giá 130 USD/ETH, tăng hơn 2 lần so với tháng trước và hiện có tổng thị phần chỉ dưới 12 tỷ USD.
Kết quả của những tăng trưởng trên khiến Bitcoin không còn chiếm phần lớn giá trị vốn hóa thị trường của mọi đồng tiền ảo nữa, dù vẫn giữ ngôi "vương". Hiện tổng giá trị vốn hóa của Bitcoin trên toàn thị trường tiền tệ kỹ thuật số chỉ đạt 47%, trong khi tỉ lệ này cách đây vài tháng vẫn là trên 80%.
Tại sao các đồng tiền ảo khác lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn Bitcoin? Theo các chuyên gia, thực tế này một phần vì vấn đề quy mô của Bitcoin. Loại tiền ảo này hiện đã phát triển lớn tới mức hệ thống đang gặp vấn đề trong việc nhanh chóng xác thực các giao dịch, trừ phi người dùng chịu chi thêm một khoản phí đắt đỏ. Mặc dù vấn đề này có thể được giải quyết bằng những giải pháp giống như SegWit hay Bitcoin Unlimited, nhưng các "thợ đào" Bitcoin mạnh nhất (những người thực sự kiểm soát tập hợp mã nguồn của Bitcoin) vẫn không thể đi đến thống nhất về việc sẽ áp dụng giao thức quản lý mới nào.
Tuấn Anh(Theo Techcrunch)
" alt=""/>Tiền ảo Bitcoin lại lập kỷ lục về giáNhững khoảnh khắc đã đi vào lịch sử.
Không một tín đồ công nghệ chân chính nào có thể phủ nhận tài năng của Steve Jobs. Với tầm nhìn độc đáo dành cho công nghệ, ông đã đóng góp một phần rất quan trọng vào rất nhiều cuộc cách mạng công nghệ lớn: PC (Apple II), đồ họa trực quan (Macintosh), nhạc số, cửa hàng trực tuyến, máy nghe nhạc cá nhân (iPod), smartphone cảm ứng (iPhone), laptop siêu mỏng (MacBook Air) và tablet (iPad). Với từng đột phá, nhà sáng lập của Apple liên tục mở ra những danh mục điện toán con người chưa từng nghĩ đến, thay đổi hoàn toàn cách tương tác giữa máy móc và người dùng.
Và từ khi Steve Jobs ra đi, Apple vẫn chưa thể thực sự tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ nào cả. Apple Watch, Apple TV mới (với watchOS), AirPods, iPad Pro... tất cả đều là những sản phẩm có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của người hâm mộ. Nhưng tất cả những sản phẩm ấy đều không thể khiến các fan hâm mộ trầm trồ như khi iPhone hoặc iPad ra đời.
Vì lý do này, không khó để hiểu nhiều người vẫn mang suy nghĩ rằng Apple sẽ tốt hơn rất nhiều nếu vẫn còn Steve Jobs. "Apple của Steve Jobs vẫn còn có hy vọng, chứ Apple của ngày nay chẳng có gì đáng chú ý cả", họ nói.
Nhưng sự thật không hề đơn giản như vậy.
Nếu Steve Jobs còn lãnh đạo Apple, chưa chắc iPhone 6 Plus và iPad Mini đã ra đời.
Bất chấp vai trò là một trong những nhà lãnh đạo công nghệ quan trọng nhất của mọi thời đại, Steve Jobs vẫn có thể mắc rất nhiều sai lầm. Ít ai biết rằng trước cả thời điểm Jobs bị "đá" khỏi Apple năm 1985, Bill Gates đã từng khẩn khoản kêu gọi Apple đem hệ điều hành Macintosh ra phổ biến rộng rãi trên nhiều loại phần cứng. Jobs chắc chắn không đồng ý với điều này, còn CEO John Sculley ít ra đã từng một lần cân nhắc đến hướng đi mới. Cuối cùng, Microsoft đem "copy" rất nhiều ý tưởng từ Mac OS sang Windows và đến nửa sau thập niên 1990 thì hạ bệ Apple, thống trị thế giới.
Ngay cả trong cuộc hồi sinh thần kỳ của Apple vào thập niên 2000, Steve Jobs vẫn có rất nhiều quan niệm đi ngược với thời đại. Ông từng nói về ý tưởng smartphone cỡ lớn: "Bạn không thể dùng tay để điều khiển một chiếc điện thoại như vậy. Sẽ chẳng có ai thèm mua một chiếc điện thoại cỡ lớn". Sau này, Apple bước vào thời kỳ rực rỡ nhất với sự ra mắt của iPhone 6 và 6 Plus với kích cỡ 4.7/5.5 inch.
Một ví dụ nổi tiếng khác về những thiếu sót của Steve Jobs là tablet cỡ nhỏ. "10 inch là kích cỡ tối thiểu để tạo ra những ứng dụng tablet tuyệt vời", ông khẳng định vào cuối năm 2010. 2 năm sau, iPad Mini ra đời và trở thành một phần quan trọng giúp tăng trưởng và duy trì doanh số iPad trước khi trào lưu tablet nguội lạnh.
" alt=""/>'Nếu Steve Jobs còn sống, Apple đã tốt hơn bây giờ nhiều'