Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí ngừng leo thang cuộc chiến thương mại.Thách thức Nga, Mỹ liên tiếp điều tàu chiến đến Biển Đen
Tại sao vợ chồng ông Trump vội rời đám tang Bush 'cha'?
Thỏa thuận được đưa ra sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Sau khi cuộc gặp kết thúc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, Bắc Kinh và Washington sẽ dừng việc áp thêm thuế và sẽ đẩy mạnh cuộc đàm phán thương mại song phương.
Trước đó, Mỹ và Trung Quốc liên tục ăn miếng trả miếng trong cuộc chiến tranh thương mại. Khởi đầu, ông Trump đánh thuế 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp. Trung Quốc lập tức áp thuế lên thịt bò, đậu nành Mỹ, gây thiệt hại cho nông nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
 |
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc |
Tiếp đó, Mỹ áp thêm thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Và ngay lập tức, Bắc Kinh tuyên bố trả đũa tương tự nhằm vào 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Những đòn ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ tác động tới nền kinh tế hai bên, mà còn khiến bầu không khí thương mại toàn cầu trở nên ngột ngạt.
Trong bối cảnh cuộc chiến như vậy, dư luận đặc biệt quan tâm tới những nhân vật được xem là nòng cốt về chính sách thương mại song phương. Cụ thể, phía Bắc Kinh là Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn, người đã có một số phát biểu cứng rắn về lập trường của nước này trong cuộc đấu tay đôi về thương mại với Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn sinh năm 1955, người tỉnh Chiết Giang. Ông chính thức tham gia công tác từ năm 1972. Tháng 11/2008, ông đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và từ tháng 2/2017 trở thành người đứng mũi chịu sào của cơ quan này.
Hồi tháng 3 năm nay, ông Chung Sơn khẳng định, Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ và sẽ không khơi mào một cuộc chiến như vậy. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể giải quyết bất cứ thách thức liên quan nào, đồng thời sẽ bảo vệ lợi ích của đất nước và người dân.
Ông Chung Sơn cho rằng, trong chiến tranh thương mại không có người chiến thắng, chỉ có những kết cục tồi tệ đối với hai bên và cả thế giới. Ngoài ra, ông cũng lưu ý các phương thức thống kê khác nhau đã làm tăng mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm ngoái thêm khoảng 20%.
Quan chức này nhận định, sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước là vấn đề cơ cấu khi Trung Quốc xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn và nhập khẩu nhiều dịch vụ hơn từ nước này. Theo ông, cạnh tranh thương mại được quyết định bởi các ngành công nghiệp và việc Mỹ kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc cũng góp phần dẫn đến mất cân bằng thương mại song phương.
Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn cho rằng, hiện hai nước có những nhu cầu khác nhau về việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, ô tô, sản xuất và nhiều lĩnh vực khác do các điều kiện khác nhau tại từng quốc gia. Bên cạnh đó, lập trường khác nhau trong an ninh mạng Internet, quyền sở hữu trí tuệ cũng tác động đến đầu tư và thương mại song phương.
Đầu tháng 10 vừa qua, người đứng đầu Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố cứng rắn hơn. Ông nói, “có một quan điểm tồn tại lâu nay ở Mỹ là nếu Mỹ duy trì biện pháp tăng thuế, Trung Quốc sẽ chịu thua. Họ không hiểu biết lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Đất nước chúng tôi bị nước ngoài bắt nạt rất nhiều lần trong lịch sử, nhưng chúng tôi chưa bao giờ bị khuất phục dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất”.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc khẳng định, sự phát triển kinh tế, khoa học và tiến bộ công nghệ của Trung Quốc là nhờ chính sách cải tổ, mở cửa và của nỗ lực của nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc không bao giờ “chiếm ưu thế của Mỹ”, ngay cả khi Trung Quốc có mức thặng dư thương mại 31,05 tỷ USD với Mỹ hồi tháng 8/2018.
“Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng sẽ đứng lên chống lại nếu cuộc chiến đó bùng nổ. Mỹ chớ nên xem thường ý chí và sự quyết tâm của Trung Quốc”, ông Chung Sơn tuyên bố.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng bình luận, đây có thể coi là lời đáp trả đanh thép nhất từ phía Bắc Kinh, kể từ khi cuộc xung đột gay gắt về thương mại nổ ra giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ, dù trước đó Bắc Kinh đã công bố Sách Trắng mới với nội dung chỉ trích những hành vi ức hiếp thương mại của Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc là một trong những cơ quan có vai trò "tiền tuyến" trong các cuộc đối thoại và đàm phán về thương mại với Mỹ. Việc người đứng đầu cơ quan này đưa ra tuyên bố cứng rắn cho thấy tình trạng xấu đi trông thấy trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Mặc dù hiện tại Mỹ và Trung Quốc đã tạm ngưng cuộc chiến thương mại, nhưng vẫn có nguy cơ tái diễn những đòn ăn miếng trả miếng. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Mỹ sẽ giữ nguyên thuế suất bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ở mức 10% như hiện nay, không nâng thuế suất lên 25% kể từ đầu 2019.
Ngược lại, Mỹ muốn lập tức bắt đầu đàm phán về những mối lo lớn nhất của ông Trump về các hoạt động thương mại của Trung Quốc, gồm cáo buộc về đánh cắp tài sản trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, và tấn công mạng. Sau 90 ngày, nếu Bắc Kinh không có tiến bộ nào về cải cách cơ cấu, Mỹ sẽ nâng thuế suất lên 25%.
Ông Vương Huy Diệu, Chủ tịch Trung tâm toàn cầu hóa Trung Quốc, lạc quan dè dặt: “Sau nhiều tháng căng thẳng thương mại Mỹ -Trung thì thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tạm thời giải tỏa xung đột. Tạm dừng áp thuế mới được coi là cam kết mà 2 bên cần nỗ lực thực hiện”.
“Trong vài tháng tới, hai bên sẽ phải cố gắng thu hẹp các bất đồng dù khó khăn tới mức nào bởi nền kinh tế của 2 nước rất gắn kết, có quan hệ chặt chẽ, không bên nào có lợi nếu xảy ra tranh chấp. Tôi không dám chắc thời hạn 90 ngày có đạt được hay không nhưng về lâu dài, hai nước sẽ phải giải quyết bằng được các tranh chấp”.
Tuấn Trần

Mỹ-Trung đình chiến thương mại: 'Đòn thế' vẫn lơ lửng trên đầu
Thỏa thuận "đình chiến thương mại" là điều giới hoạch định chính sách và đầu tư mong mỏi nhưng các vấn đề sâu xa phức tạp cản trở Mỹ và Trung Quốc ngừng leo thang cuộc chiến vẫn còn nguyên.
" alt=""/>Người chèo lái thương mại TQ trong cuộc chiến với Mỹ
Vé vẫn trong tay tuyển Việt NamKhông chủ quan, nhưng tấm vé vào bán kết AFF Cup 2020 của tuyển Việt Nam vẫn là rất chắc chắn khi có quá nhiều yếu tố, cũng như nắm quyền tự quyết trong cuộc đối đầu với Campuchia lúc 19h30 tối nay, 19/12.
Sở dĩ tin tưởng như thế là bởi dù có tiến bộ, có đầu tư quyết liệt trong thời gian qua... nhưng điều đó chưa đủ giúp đội bóng xứ chùa tháp vượt qua tuyển Việt Nam về đẳng cấp, kinh nghiệm.
 |
Vé bán kết AFF Cup 2020 vẫn nằm chắc trong tay tuyển Việt Nam |
Chơi đúng sức đoàn quân của HLV Park Hang Seo hoàn toàn có thể tạo ra một trận thắng đậm như từng làm được ở AFF Cup 2018, hoặc tại bán kết SEA Games 2019 – giải đấu mà Campuchia bỗng trở thành một hiện tượng.
Thậm chí, nếu ở trường hợp xui rủi hay bất ngờ quá lớn khi tuyển Việt Nam thất bại với tỉ số tối thiểu tấm vé vào bán kết cũng vẫn thuộc về thầy trò HLV Park Hang Seo trong trường hợp Indoneisa hạ Malaysia ở trận đấu cùng giờ.
Khả năng tuyển Việt Nam giành vé đi tiếp rất lớn nên không ngạc nhiên khi thuyền trưởng người Hàn Quốc vẫn khẳng định sẽ cho đội nhà đá tấn công ở trận đấu diễn ra lúc 19h30 tối 15/12 này.
... nhưng phải tiếc cho thầy Park
Gặp Campuchia rõ ràng chưa phải trận quyết đấu hoặc ở thế dựa chân tường để không cần phải lo cho tuyển Việt Nam, nhưng tiếc thì chắc chắn là có.
Tiếc là vì HLV Park Hang Seo đã bỏ lỡ cơ hội rất lớn để giữ quân cho vòng bán kết, thay vì có thể chơi một trận đấu mà tâm lý thoải mái nhất, nếu như hạ được Indonesia trước đó.
 |
nhưng vẫn tiếc cho HLV Park Hang Seo |
Tuyển Việt Nam không nhất thiết phải đá hết sức để giành chiến thắng, nhưng rõ ràng cũng khó có thể chủ quan nên buộc thuyền trưởng người Hàn Quốc vẫn phải dùng ít nhất 70% lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đấu tối nay.
Đây là một sự rủi ro không nhỏ cho các nhà ĐKVĐ lẫn HLV Park Hang Seo khi đối mặt với chấn thương, thẻ phạt... chứ chẳng đơn giản đá cho đủ thủ tục.
Tất nhiên, như từng nói việc không đánh bại được Indonesia đơn thuần là tai nạn, và nằm ngoài ý muốn của chính thuyền trưởng người Hàn Quốc lẫn tuyển Việt Nam, nhưng để xảy ra điều đó vẫn là lỗi từ HLV Park Hang Seo chứ khó phải ai khác.
Thuyền trưởng tuyển Việt Nam có rất nhiều cơ hội cải thiện cho hàng công, hoặc làm mới đội hình... nhưng rốt cuộc cũng bỏ lỡ và khi các chân sút chủ lực bế tắc, mệt mỏi, suy giảm phong độ mọi thứ bỗng khó khăn như đã thấy.
Nhiều người nói thuyền trưởng tuyển Việt Nam còn giấu bài, điều này chỉ mình ông thầy người Hàn Quốc rõ. Nhưng chắc chắn đá với Campuchia, các nhà ĐKVĐ AFF Cup vẫn phải ra sân với sự thận trọng cao nhất thì đương nhiên không thể không tiếc.
Xuân Mơ

Campuchia và 3 bài toán chờ HLV Park Hang Seo
Campuchia không được đánh giá cao, nhưng họ có những cá nhân mà HLV Park Hang Seo phải tính toán hợp lý để tuyển Việt Nam có kết quả tích cực nhất.
" alt=""/>Việt Nam đấu Campuchia, thầy Park chọn đường khó đi AFF Cup 2020