Các giải đấu trong VLKH là điều được các game thủ khá quan tâm khi mà hiện nay, cộng đồng những người yêu mến VLTK vẫn chưa có nhiều sân chơi dành cho mình. Các giải đấu lớn như Thiên Hạ Đệ Nhất Bang (VLTKI) và Bang Hội Tinh Anh (VLTKII) thường dành cho những game thủ đã gắn bó với game từ rất lâu và thiên về các bang hội được đầu tư mạnh. Bên cạnh đó, game thủ VLTK Miễn phí vẫn chưa có một sân chơi riêng dành cho mình.
Chính vì thế ba giải đấu Hùng Bá Thiên Hạ (VLTKI), Long Hổ Tranh Hùng (VLTKII) và Anh Hùng Cái Thế (VLTK Miễn phí) được tổ chức như là những sân chơi mới đầy thách thức thú vị dành cho game thủ. Với thể thức thi đấu đơn đấu hoặc nhóm 5 người, các game thủ sẽ có điều kiện thể hiện tài năng và bản lĩnh của mình trong những trận tranh tài thực sự.
Nếu chiến thắng trong vòng loại và chung kết khu vực của ba giải đấu, game thủ sẽ bước vào những trận đấu lớn hơn với quy mô trên toàn quốc và có cơ hội sở hữu những quà tặng trong game và ngoài game có giá trị. Ước tính tổng giải thưởng của ba giải đấu lên đến trên 300 triệu đồng. Tuy nhiên, VLKH không chỉ có các giải đấu mà còn rất nhiều hoạt động khác dành cho game thủ.
Điểm sinh hoạt hè lý tưởng
" alt=""/>Game thủ mong chờ điều gì ở Võ Lâm Kỳ Hội?![]() |
Lê Dương Bảo Lâm lần đầu dẫn mẹ lên sóng truyền hình. |
Lần đầu tiên thấy mẹ của Lê Dương Bảo Lâm, NSND Hồng Vân lập tức tò mò về ngoại hình của anh lúc nhỏ. Cô Phượng dí dỏm cho biết nam diễn viên thường bị chê vì miệng rộng giống mẹ khiến anh đỏ mặt. Tuy nhiên, anh lại nhận được lời khen về chiếc mũi cao tạo điểm nhấn. Về điều này, mẹ của nam diễn viên liền kể chuyện anh giấu gia đình, thậm chí bán trang sức mẹ tặng để phẫu thuật thẩm mỹ khi còn học trường sân khấu điện ảnh.
"Hồi trước mẹ cho một chiếc nhẫn và sợi dây chuyền. Tôi muốn phẫu thuật mà không có tiền và không dám nói mẹ nên đã bán sợi dây chuyền. Trước khi bán còn phải về quê trộm tờ biên nhận mới lên bán được", "thánh livestream" chia sẻ thêm. Biết được điều này, mẹ của anh đã khóc vì không nhận ra con với khuôn mặt sưng vù, đồng thời thương con không được nghỉ ngơi mà phải đi xe máy ngược xuôi.
![]() |
Nam diễn viên từng lén bán trang sức mẹ tặng để phẫu thuật thẩm mỹ. |
Cũng tại chương trình, nam diễn viên 31 tuổi có dịp nhớ lại những vất vả của bản thân và chính người mẹ chăm sóc anh trước khi có được nhiều thành công như hiện tại. Khi còn đi học, anh được bố mẹ tạo mọi điều kiện học tập dù không mấy khá giả.
Nam diễn viên cho biết, mẹ của anh từng phải làm 3 ca 1 ngày để lo tài chính cho gia đình. "Ký ức ngày nào cũng lặp đi lặp lại như vậy hết. Ngoài ra thời gian rảnh mẹ còn làm nông phụ cha. Nói chung không có thời gian nào mẹ được nghỉ ngơi hết", anh kể. "Mà nhà tôi đất đai bao la cò bay thẳng cánh mà không bao giờ bán, ký ức của tôi là đi mượn tiền không à. Mượn tiền bà ngoại, dì Sáu, dì Hai, ký ức là sáng nào cũng đi mượn tiền”, Lê Dương Bảo Lâm tiếp tục.
Trong suốt những năm nuôi con, cô chỉ mặc một bộ đồ công nhân màu xanh đi đám cưới, đám giỗ, đầy tháng, thôi nôi,... Và lý do, theo Bảo Lâm tiết lộ, vì đám cười thường vào buổi chiều, mà mẹ anh lại tan ca 3 giờ nên không kịp thay đồ, sau đám cưới lại về đi làm tiếp.
![]() |
Lê Dương Bảo Lâm thương mẹ vất vả nhiều vì lo cho gia đình. |
Thương con, một thời gian dài sau khi làm về và lo cơm nước cho chồng ở Đồng Nai, cô lại lên TP.HCM để dọn dẹp, đợi con về mới về quê. Mẹ Lê Dương Bảo Lâm kể lại: "Tôi đi suốt mấy năm trời, thậm chí có ngày 10h khuya Lâm mới về thì đợi con ăn uống xong xuôi, ngủ rồi tôi mới về. Tôi đi phà Cát Lái mà nhiều khi 1h sáng mới về tới nhà. Tôi về tới nhà cha nó giật mình liền vì lo rủi ro dọc đường không ai hay. Đến khi con có tiền, có trợ lý tôi mới thôi”.
Dù vậy, cũng có lần quán quân Cười xuyên Việt khiến mẹ buồn vì bỏ nhà đi khi bị mắng. “Lúc đó qua lớp 12 rồi, bị mẹ la cái gì ấy mà con nạt lại và đêm đó tôi bỏ nhà đi luôn, sang chuồng bò nhà bạn ngủ. Xong sáng cha đi kiếm, kiếm về cha kêu vào xin lỗi mẹ đi mẹ khóc trong phòng đó thì tôi nghĩ lần đó làm mẹ buồn”, anh kể lại.
![]() |
"Thánh livestream" từng tủi thân vì bị trêu mặc duy nhất một chiếc áo. |
Trong những năm đầu theo nghệ thuật, Lê Dương Bảo Lâm từng tủi thân vì chỉ có duy nhất 1 bộ quần áo. Trong một lần vô tình gặp Huy Khánh, Bảo Lâm bị đàn anh nhìn thấy và trêu: "Trời ơi, thằng này sao có 1 bộ đồ mà mặc hoài vậy mày?". Dù biết là đùa nhưng anh cảm thấy tủi thân.
Sau thời gian phấn đấu, Lê Dương đến nay đã gặt hái được nhiều thành công. Để báo đáp công lao, sự hy sinh của mẹ, vừa đoạt giải Quán quân Cười xuyên Việt Lê Dương Bảo Lâm liền đề nghị mẹ nghỉ việc. Đặc biệt sợ mẹ ở nhà buồn nên anh đã mở một tiệm cafe nhỏ ở quê cho mẹ buôn bán. Bên cạnh đó, anh cũng thay cha mẹ nuôi em trai kém 1 con giáp hiện đang học trường quốc tế tại TP.HCM.
Chia sẻ về công việc này của con, cô Phượng cho biết cô từng phản đối khi thấy con trai không nhường nhịn ai hết, đáp trả từng người trên livestream. "Nó mở livestream tôi nghe mà hết hồn, không tin được cái miệng thằng này nó nói mà không cần suy nghĩ, nó nói không ngưng như cái máy. Tôi sợ đủ thứ nhưng mỗi khi tôi nói là Lâm gạt ngang bảo không sao hết”, cô cho hay.
Điều này còn được thể hiện qua tật nói nhiều của Lê Dương Bảo Lâm ngay từ khi còn nhỏ, thậm chí anh nhiều lần khiến mẹ mình bị mắng vốn vì con trai mỗi khi đi họp phụ huynh. Tuy nhiên, đây lại là năng khiếu giúp cho nam diễn viên sinh năm 1989 tiến bước vào con đường nghệ thuật.
Được hỏi về lý do muốn làm diễn viên, Lê Dương Bảo Lâm cho biết: "Tôi thích hát lắm, ở trong lớp mỗi lần có văn nghệ đều xung phong hết. Mà mỗi lần tôi lên diễn là tất cả mọi người đều cười. Mà tôi học văn hóa không giỏi, Toán, Lý, Hóa con không biết gì hết mà năng khiếu hát ghê lắm. Và từ đó ý thức được rồi phải cố gắng làm diễn viên".
![]() |
Lê Dương Bảo Lâm tặng mẹ nhẫn kim cương ngay tại chương trình. |
Trong lần đầu dẫn mẹ lên truyền hình, nam diễn viên hài cũng bày tỏ tình cảm với mẹ. Anh chia sẻ: "Tôi từ trước tới giờ không thể hiện tình cảm nhiều, ai cũng tưởng tôi dễ nói chuyện nhưng thực sự tôi khó nói lắm. Hôm nay cùng mẹ tham gia chương trình, tôi muốn tôi với mẹ có kỷ niệm gì đó. Tôi muốn nói với mẹ rằng thật lòng tôi thương cha mẹ nhiều lắm. Tôi cố gắng tất cả mọi thứ để làm cho cha mẹ".
"Ngày hôm nay con cũng có một món quà dành tặng cho mẹ, mượn chương trình này con chúc mẹ thật nhiều sức khỏe. Bây giờ là khoảng thời gian cha với mẹ có thể dưỡng già, không cần phải lo gì hết. Con hứa với mẹ con sẽ làm một người tốt", anh tiếp tục. Vừa dứt lời, Lê Dương Bảo Lâm xúc động lấy một chiếc nhẫn kim cương tặng mẹ.
Công Nguyễn
- Từ nghệ sĩ hài “đá sân” sang làm MC, Lê Dương Bảo Lâm dần trở thành người có kinh nghiệm trong nghề dẫn. Tuy nhiên, sau khi nhận lời mời làm MC cho “Lò võ tiếu lâm 2020” nam nghệ sĩ vẫn “mất ăn mất ngủ”.
" alt=""/>Lê Dương Bảo Lâm tặng mẹ nhẫn kim cương trên sóng truyền hìnhTrước thực tế này, tọa đàm nhằm tập hợp các nghiên cứu, định hướng chiến lượng tạo cơ sở khoa học cho việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y - dược, đáp ứng nhu cầu tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam bộ.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Đoàn Ngọc Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, để khỏa lấp khoảng trống sự thiếu hụt nhân lực làm việc trong ngành y tế, trường đã xác định việc đào tạo và phát triển các ngành học y - dược là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sứ mệnh của một trung tâm đào tạo, khoa học công nghệ của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Bước đầu tham gia vào lĩnh vực đào tạo y - dược, xác định đào tạo ngành này khó, cần có những bước đi thận trọng, TS. Đoàn Ngọc Xuân khẳng định, tọa đàm là dịp để nhà trường lắng nghe các chuyên gia y tế, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục hiến kế các giải pháp góp phần nâng cao năng lực ngành y tế tỉnh Bình Dương, đặc biệt là công tác đào tạo ngành y dược của nhà trường trong giai đoạn đặt nền móng mở ngành đào tạo.
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS, BSCK2 Trần Văn Hưởng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nam Anh cho rằng, nguồn nhân lực là then chốt, là điều kiện quyết định để ngành y tế tỉnh Bình Dương cùng với trường Đại học Thủ Dầu Một thành công để phát triển đào tạo khối ngành sức khỏe.
Do đó, Bình Dương cần phải xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt trong thu hút, giữ chân các chuyên gia, bác sĩ đến công tác, giảng dạy. Để tăng cường đội ngũ nhân lực giảng dạy ngành khoa học sức khỏe cho trường, tỉnh cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng lực lượng đội ngũ y bác sĩ công lập, ngoài công lập tại địa phương hội đủ tiêu chí về nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Hiến kế cho nhà trường, PGS.TS, BSCKII. Trần Văn Hưởng lưu ý trường Đại học Thủ Dầu Một cần đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ từ các trường đại học y dược trong cả nước, các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Xác định sức khỏe người dân là trung tâm, đặt người dân làm chủ thể, phát triển ngành y tế Bình Dương là để phục vụ người dân, ThS, BS. Trần Quốc Thành - Phó Chủ tịch Hội Khoa học sức khỏe tỉnh Bình Dương đề xuất, tỉnh Bình Dương và Trường Đại học Thủ Dầu Một cần xây dựng chiến lược với lộ trình ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trước mắt, trường cần tập trung đào tạo hệ cơ bản là cử nhân y khoa. Giải pháp lâu dài là nhà trường phải tiến tới đào tạo bác sĩ, đào tạo điều dưỡng, cùng các chuyên ngành khác để đảm bảo nhu cầu cán bộ y tế theo từng chuyên khoa, từng lĩnh vực.
Ngoài ra, ThS, BS. Thành cũng kiến giải, trong quá trình phát triển, trường cần đẩy mạnh ký kết hợp tác với các bệnh viện, cơ sở y tế nhằm đảm bảo đầu ra cho “sản phẩm đào tạo”, mô hình hợp tác viện - trường là giải pháp tạo môi trường thực hành cho sinh viên y khoa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe.
Dưới góc độ nhà quản lý, ông Quách Trung Nguyên - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương khẳng định, Sở Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong thúc đẩy triển khai phát triển khối ngành đào tạo sức khỏe. Qua những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu, Sở Y tế ghi nhận và có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công tác đào tạo y tế của tỉnh phát triển, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về công tác khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh, và vùng Đông Nam Bộ.
Ngô Huyền
" alt=""/>Bình Dương: Tọa đàm về nâng cao nguồn nhân lực ngành y dượcTriển lãm gồm khoảng hơn 50 tác phẩm cùng chất liệu bột màu (trên giấy báo hoặc giấy bìa) vẽ phong cảnh, tĩnh vật, ký họa lấy cảm hứng từ nơi họa sĩ sinh sống, làm việc gần 10 năm nay.
![]() |
Làng đi qua bốn mùa trong tranh của Nguyễn Quốc Thắng vừa bảng lảng, nên thơ, ẩn chứa mơ ước một sự tươi mới, hạnh phúc. |
Với cách tiếp cận thông thường khi vẽ về làng cổ hay phố cổ, thường người họa sĩ hay bị ám ảnh bởi màu thời gian, hoài niệm với những di sản còn sót lại trong nhịp sống hiện đại.
Nhưng Nguyễn Quốc Thắng chọn một cách nhìn cởi mở và lãng mạn hơn, là hòa điệu được sự cổ kính của những cổng làng, nếp nhà, ngõ nhỏ với những gam màu tươi tắn, rực rỡ. Làng đi qua bốn mùa trong tranh vừa bảng lảng, nên thơ, ẩn chứa mơ ước một sự tươi mới, hạnh phúc.
Nguyễn Quốc Thắng từng được biết đến với mảng tranh khắc gỗ, anh cũng từng vẽ nhiều tranh sơn dầu. Tuy nhiên ở lần ra mắt này, anh chọn chất liệu bột màu. Chất liệu mà theo anh vừa gần gũi, phổ thông lại vừa bông xốp, trong trẻo, cho phép thể hiện cảm xúc ào ạt về một nơi chốn bình dị, thân thuộc, đó là làng.
Sự kết hợp giữa màu và giấy báo là một chủ ý của họa sĩ. "Bản thân việc vẽ trên một tờ giấy có chữ đem lại cảm xúc rất khác với vẽ trên một tờ giấy trắng tinh. Nét thấp thoáng của chữ, sự nhấn nhá ở cổng làng, mái nhà, ngõ sâu, ô cửa, hàng chum, phên nứa gợi lên vẻ đẹp của hình họa và văn hóa", hoạ sĩ Nguyễn Quốc Thắng chia sẻ.
![]() |
Làng Cự Đà có những ngôi nhà cổ, những đình, chùa cổ… |
Nằm bên bờ sông Nhuệ, cách Trung tâm TP.Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà có địa thế "nhất cận thị, nhị cận giang" một thời phồn thịnh. Làng có những ngôi nhà cổ, những đình, chùa cổ… mang kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ đặc trưng, bên cạnh những ngôi nhà theo lối kiến trúc Pháp có tuổi đời hơn 100 năm. Làng Cự Đà cũng nổi tiếng với hai nghề truyền thống là nghề làm miến và nghề làm tương còn giữ đến ngày nay.
Tình Lê
Với gần 200 tài liệu, bài viết và hiện vật giới thiệu đến công chúng 130 tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến của 55 tập thể và 75 cá nhân.
" alt=""/>Ngôi làng 400 tuổi được tái hiện qua 50 bức tranh bột màu