Năm 2012, điệp bèo được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. |
Theo tài liệu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, điệp bèo đã cùng với cây bàng Côn Đảo... trải qua biết bao thăng trầm cùng với lịch sử của Côn Đảo. Vào thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ, cây điệp bèo đã chứng kiến cảnh sống, giam cầm, đày đọa… của những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày và những lầm than của người dân Côn Đảo. |
Những chỗ lồi lõm của thân cây từng là nơi cất giữ những lá thư liên lạc, những chỉ thị, các kế hoạch bí mật... của các tù nhân Côn Đảo. |
Anh Khai cho biết, cây điệp bèo đã tạo nên nét cổ kính riêng cho Côn Đảo và tạo nhiều ấn tượng cho du khách khi đến thăm hòn đảo này. |
Anh Khai cho biết, trước đây, cây cổ thụ này có rất nhiều cành to, tán rộng nhưng theo thời gian, gặp mưa, gió lốc, một số cành đã bị gãy. |
Dưới gốc cây cổ thụ này có nhiều chỗ lõm sâu nên là nơi giấu thư an toàn của các tù nhân Côn Đảo năm xưa. |
Hiện con đường Nguyễn Huệ được trồng thêm nhiều cây điệp bèo ở hai bên vỉa hè. |
Cây điệp bèo tuổi đời hơn 150 năm có rễ cây lan rất rộng, dài đến hơn 6 m. |
Trải qua hơn 150 năm tuổi, vỏ cây trở nên xù xì, lồi lõm và dễ rụng gãy khi gặp gió lớn. |
Người dân mang ba cây thị từ rừng về trồng ở miếu để tưởng nhớ bà Phi Yến (vợ chúa Nguyễn Ánh) từ hơn 200 năm trước. Ngày nay, ba cây thị được công nhận là cây di sản Việt Nam.
" alt=""/>Chuyện về cây cổ thụ giữ thư liên lạc bí mật của người tù Côn ĐảoKhông chỉ là một trong những giáo viên mầm non đi đầu của địa phương trong việc đưa công nghệ đến với trẻ vùng cao, cô Quyên còn là người sáng lập quỹ 'Nông sản sạch - cùng bé đến trường' trong hơn một năm nay.
![]() |
Lớp học của cô Đỗ Thuỳ Quyên ở Trường Mầm non Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. |
Trường Mầm non Suối Giàng là một trong những trường thuộc vùng 135 - khu vực đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Lớp học của cô Quyên là điểm lẻ của trường - cách trường trung tâm 12km. Ở điểm lẻ của cô Quyên, 20-30 đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau nhưng phải ngồi chung một lớp là chuyện bình thường.
Với những đứa trẻ vùng cao 100% là người dân tộc thiểu số, giao tiếp cũng đã là một thách thức với các cô giáo người Kinh. Nhưng vượt qua những khó khăn ấy, cô Quyên nảy ra ý tưởng tận dụng mạng lưới giáo viên mà mình quen biết ở khắp mọi miền đất nước để thực hiện dự án Nông sản sạch.
‘Trong các giờ học, cô trò chúng tôi thường xuyên có những bài học giới thiệu đặc sản địa phương, các nghề truyền thống… Từ đó mà mình nảy ra ý tưởng cung cấp các sản phẩm được nuôi trồng từ chính địa phương mình, thậm chí là từ chính tay phụ huynh các em để mọi người đều được thưởng thức’.
‘Những sản phẩm giản dị ở quê mình nhiều khi lại là đặc sản với các địa phương khác. Phần lợi nhuận từ việc bán nông sản sẽ được trích một phần vào quỹ ‘Nông sản sạch - cùng bé đến trường’’, cô Quyên nói.
Cô Quyên cho biết, số tiền này đang được sử dụng để cải thiện bữa ăn cho học sinh Suối Giàng, tổ chức các hoạt động vui chơi, lễ Tết cho các em. Ngoài ra, các cô còn sử dụng rất căn cơ để trích một phần giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo ở địa phương.
‘Hiện nhóm có 7-8 cô giáo ở khắp các tỉnh thành, chịu trách nhiệm là đầu mối ở địa phương đó, nhận hàng và giao hàng cho mọi người. Sản phẩm gồm rất nhiều mặt hàng là đặc sản của Yên Bái, Sơn La như: gạo nếp Tú Lệ, cốm, táo mèo khô, măng khô, gạo nếp cẩm, khoai sọ, mật ong…’.
![]() |
Những tiết học STEM (môn học kết hợp giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - nv) của cô Quyên vừa dạy cho học sinh cách làm giá đỗ vừa giới thiệu cho trẻ biết thêm một món ăn. |
Cô Quyên chia sẻ, mặc dù quỹ không lớn nhưng trong suốt 1 năm qua, dự án Nông sản sạch của các cô đã làm được kha khá đầu việc. ‘Mỗi hoạt động đón Tết, tổ chức tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, quỹ đều trích ra một chút để hoạt động của các con đầy đủ hơn. Ngoài ra, quỹ cũng trích và kêu gọi mọi người ủng hộ thêm cho một số trẻ mổ tim, mắc bệnh ung thư, ủng hộ thầy giáo gặp tai nạn, bé bị bỏng…’.
Chia sẻ với PV, cô Quyên nói: ‘Mình vừa đến nhà một bé bị bỏng để trao quà và số tiền trị giá hơn 2 triệu đồng cho gia đình. Đây là số tiền được trích một phần từ quỹ và một phần do mọi người ủng hộ trực tiếp cho trường hợp của bé, hi vọng giúp đỡ thêm được gia đình trong lúc khó khăn’.
‘Vừa rồi, bọn mình phát động chương trình ‘Tivi cho em’, cũng có một chị ủng hộ số tiền gần đủ để mua một chiếc tivi hơn 4 triệu đồng. Chiếc tivi đó hiện đang trang bị cho một lớp học của Trường Mầm non Suối Giàng’.
![]() |
Cô Quyên trao quà cho gia đình một em bé bị bỏng ở địa phương. |
Cô giáo vùng cao cũng thành thật chia sẻ, khách hàng của các cô chủ yếu là các cô giáo trên khắp mọi miền, chỉ biết nhau qua mạng xã hội, chưa từng gặp mặt.
‘Mọi người mua vì muốn ủng hộ là chính, chứ bán nông sản phí vận chuyển rất cao khiến giá thành sản phẩm đội lên rất nhiều. Có những khách ở xa nhưng mua nhiều lần và rất nhiệt tình ủng hộ mỗi lần chúng tôi kêu gọi gây quỹ cho các trường hợp khó khăn’.
Cô Quyên cũng nhớ tấm lòng của một vị khách ở tận Vũng Tàu khi bên chuyển hàng chậm, khiến thực phẩm có nguy cơ bị hỏng. Nhưng chưa kịp khiếu nại bên vận chuyển thì khách đã rất thông cảm và nhận hàng ngay. ‘Thực sự, bọn mình rất biết ơn tấm lòng của mọi người’.
‘Mỗi lần tổ chức hoạt động cho các con, các cô cũng đều giới thiệu rất rõ đây là số tiền được trích ra từ quỹ Nông sản sạch. Dù không kỳ vọng các con hiểu được hết, nhưng chúng tôi rất muốn các con biết đến tấm lòng của mọi người ở khắp nơi dành cho các con’.
Hàng nghìn đứa trẻ vùng cao được nuôi cơm trưa, hàng chục điểm trường bằng tre nứa được xây mới bởi một chàng trai Hà Nội có biệt danh là ‘Trung đồng nát’.
" alt=""/>Cô giáo mầm non bán nông sản sạch gây quỹ cho học sinh vùng caoĐám tang bà vừa xong thì mẹ đi. Mẹ nói, mẹ phải lo cho em, gia đình mới, chồng mẹ khó tính nên không thể lo cho tôi được, nếu tôi cần gì thì hãy liên lạc với bố. Thế nhưng, nhận được điện thoại của tôi, bố nói: 'Mày cứ gọi cho mẹ mày'. Tôi đã khóc như mưa và nghĩ, có lẽ trong suy nghĩ của bố mẹ, tôi là đứa con không nên có trên đời.
Tôi nghỉ học năm lớp 8, tự lo cho cuộc sống của mình. Rồi tôi bị người ta xâm hại khi mới 14 tuổi. 17 tuổi, tôi mang thai, bỏ thai đến 4 lần. Giờ nghĩ lại, sao hồi đó tôi thật khờ, người ta làm chuyện đồi bại với mình mà không mang ra ánh sáng. Nhưng như chồng tôi nói: 'Em khi đó còn nhỏ, sống một mình thì kêu ai thấu'.
Một bà đỡ thấy tôi đến trạm y tế phá thai liên tục nên hỏi chuyện. Bà đã giúp tôi làm lại cuộc đời, cho tôi đi học nghề trang điểm. Và nhờ có tình yêu, sự giúp đỡ, bao bọc của bà, tôi thấy yêu cuộc sống, biết cố gắng và sống có ích hơn. Tôi vừa ra trường đi làm thì bà nghỉ hưu. Tôi muốn trả ơn cho bà, nhưng bà nói: 'Con cứ sống vui, sống có ích là bà vui rồi'.
Người thứ hai yêu thương, bao bọc tôi là chồng tôi hiện tại. Tôi gặp anh khi 25 tuổi. Anh hơn tôi 5 tuổi, đang làm trưởng phòng cho một công ty nước ngoài. Anh rất yêu, hiểu và xem chuyện quá khứ của tôi là tai nạn. Đã hơn 10 năm qua, vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Hai con của chúng tôi cũng đã 7 và 9 tuổi rồi. Tôi rất bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
Vừa rồi, không biết từ đâu bố có số điện thoại của tôi và gọi sau hơn 20 năm mất liên lạc. Ban đầu, bố hỏi thăm gia đình, việc làm ăn của tôi. Sau đó, bố ngỏ ý muốn tôi giúp vợ chồng bố. Bố kể, vợ bố làm ăn thua lỗ, vay nặng lãi 3 tỷ, nếu không có tiền đóng ngay số tiền lãi sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Bố nghe người ta nói, vợ chồng tôi kinh tế tốt nên muốn tôi giúp 2 tỷ, bố và dì sẽ lo 1 tỷ còn lại.
Mấy hôm nay, bố thường xuyên qua nhà tôi, giúp tôi đưa đón hai con đi học, lo cho hai con ăn. Bố còn thân thiết với chồng tôi. Thật sự, tôi rất khó nghĩ và muốn từ chối bố, vì nghĩ đến chuyện ngày xưa bố bỏ rơi mình. Liệu tôi làm vậy có mang tiếng bất hiếu? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Trong di chúc mẹ tôi viết: 'Hơn 5 năm tôi đau bệnh, chỉ một tay con dâu chăm. Tôi tặng mảnh đất này là để cảm ơn con đã đối xử tốt với mình'.
" alt=""/>Tâm sự gia đình, bỏ mặc con gái sau ly hôn, về già bố tìm tôi nhờ giúp đỡ