Để xây dựng mạng lưới kết nối thiết bị như trên, hiện nay các doanh nghiệp sử dụng cáp Internet nội bộ hoặc Wi-Fi, tuy nhiên đại diện AWS đánh giá các mạng này ngay từ đầu không được thiết kế để phù hợp với việc kết nối đa thiết bị. Mạng có dây có tính ổn định cao nhưng lại không thể kết nối với các thiết bị di động. Trong khi mạng Wi-Fi giá rẻ nhưng gặp vấn đề về độ phủ.
“Đây chính là lý do vì sao 5G sẽ trở thành kết nối chủ đạo trong thời gian tới, nhất là bên trong các nhà máy, doanh nghiệp”, ông Adam Selipsky dự báo.
5G có ưu điểm có thể kết nối hàng chục ngàn thiết bị cùng lúc với tốc độ cao, băng thông rộng, độ trễ thấp.
Tuy vậy, việc thiết kế, xây dựng, triển khai mạng 5G rất phức tạp đối với doanh nghiệp. Đây là lý do vì sao AWS tung ra mạng 5G nội bộ (AWS Private 5G). Với dịch vụ này, công ty cung cấp cả phần cứng, phần mềm, và cả thẻ SIM cho doanh nghiệp. Tốc độ triển khai sẽ tính bằng ngày, thay vì kéo dài hàng tháng. Thêm vào đó, mạng riêng này sử dụng băng tần chia sẻ nên không cần phải xin phép.
Mạng 5G riêng được xây trên nền tảng đám mây
Dish Network, một công ty cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh tại Mỹ, đã nhanh chóng nhảy vào triển khai mạng 5G riêng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp. Công ty này xây dựng mạng lưới 5G hoàn toàn trên đám mây của AWS. Ông Marc Rouanne, Phó chủ tịch công ty, cho hay đây là mô hình mới hoàn toàn so với việc xây dựng mạng 5G vật lý như truyền thống.
Theo ông, khi xây dựng các mạng 4G trở về trước, các nhà mạng thường định hướng theo sự phát triển của điện thoại thông minh. Tuy nhiên khi xây mạng 5G riêng, công ty ông nhắm vào máy móc và con người.
“Mạng 5G không chỉ để con người với con người giao tiếp với nhau mà còn để máy giao tiếp với máy, và để con người điều khiển máy móc”, ông Marc Rouanne giải thích. Với mạng 5G, con người có thể điều khiển rô bốt, xe hơi, hay cả máy bay không người lái. Công nghệ này sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao trong nhiều ngành trong thời gian tới.
Đối với mạng 5G riêng của Dish, ông Rouanne cho hay nó sẽ được tuỳ chỉnh cho từng khách hàng riêng lẻ, tương tự cách các chợ ứng dụng hiện nay đang hoạt động. Điều này có được là do mạng được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây.
“Sẽ không thể có một mạng phù hợp với tất cả mọi người”, ông Rouanne phát biểu. Mỗi doanh nghiệp có yêu cầu khác nhau về tốc độ và băng thông, do đó mạng 5G riêng có thể được tuỳ chỉnh để đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
Mạng 5G riêng có thể phân thành các mạng lưới con để cung cấp cho một doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp tiếp tục cung cấp dịch vụ đến khách hàng cuối.
![]() |
Mạng 5G riêng có thể phân thành các mạng con để phục vụ từng khách hàng riêng lẻ. (Ảnh chụp màn hình) |
Có 3 ưu điểm của việc triển khai mạng 5G riêng trên nền tảng đám mây. Đầu tiên, mô hình này được xây dựng theo định hướng dữ liệu (data centric). Dữ liệu được lưu trữ, quản lý và phân tích trên đám mây, do đó có thể tận dụng các tiện ích do các nhà cung cấp dịch vụ đám mây mang lại.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp cần xây dựng mạng 5G riêng cho phân xưởng, cho các phương tiện giao thông của công ty, và cho khách hàng, thì các dữ liệu này được lưu trữ tại cùng một nơi để có thể tổng hợp và phân tích, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh tối ưu, nhằm gia tăng tính cạnh tranh và tăng cường chất lượng dịch vụ.
Tiếp theo, mạng 5G riêng này có thể được mở rộng quy mô nhanh. Khi doanh nghiệp yêu cầu, nhà cung cấp có thể dễ dàng tăng cường thiết bị để mở rộng vùng phủ sóng, gia tăng dung lượng lưu trữ dữ liệu, hoặc mở rộng băng thông,... Kèm với đó, có thể cung cấp thêm các dịch vụ phân tích dữ liệu, áp dụng trí tuệ nhân tạo, hoặc cung cấp nền tảng máy học. Điều này nhờ vào khả năng tự động hoá và tự điều chỉnh các dịch vụ của đám mây.
Ưu điểm của mạng 5G nội bộ cũng giúp doanh nghiệp thực hành điện toán biên, giúp tăng cường khả năng xử lý dữ liệu gần với thiết bị IoT nhất.
Ông Marc Rouanne đánh giá mô hình mạng 5G riêng sẽ rất tiềm năng trong tương lai nhờ khả năng dễ triển khai, dễ mở rộng quy mô, và có thể cá nhân hoá theo yêu cầu từng khách hàng doanh nghiệp.
Xu hướng đầu tư 5G vào nhà máy thông minh tại Việt Nam
Các nhà mạng tại Việt Nam đã được cấp phép thử nghiệm 5G từ năm 2019, hiện đang phủ sóng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Bộ Thông tin & Truyền thông đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy hoạch băng tần 2.300 - 2.400 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam. Theo đó, việc quy hoạch băng tần 2.300 - 2.400 MHz, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đấu giá để có băng tần triển khai mạng 5G.
Do chi phí đầu tư cho 5G rất lớn, các nhà mạng và hoạch địch chiến lược vẫn đang nghiên cứu xem nên phổ cập mạng tốc độ cao này vào lĩnh vực nào tại Việt Nam để hiệu quả. Một số lĩnh vực được nhắc đến gồm nông nghiệp chính xác, giáo dục số, y tế, khám chữa bệnh từ xa, phẫu thuật, logistics.
Các lĩnh vực sản xuất thông minh, nhà máy thông minh, cụ thể như khai thác mỏ và cảng cũng được nhấn mạnh tầm quan trọng do chúng đã được áp dụng trên thế giới.
Việc tập trung 5G vào nhà máy thông minh chắc chắn đã được nghĩ tới tại Việt Nam. Hồi đầu năm nay, mạng 5G đã được triển khai tại Khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây là khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được triển khai mạng viễn thông 5G, nhằm đón đầu xu hướng 5G, áp dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 ứng dụng trong sản xuất.
Tại sự kiện khai trương, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Phan Tâm cho biết, việc thử nghiệm mạng viễn thông 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong giúp sớm xây dựng hạ tầng số hiện đại, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp, đặc biệt tạo dựng khu công nghiệp có hạ tầng tiên tiến, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ trưởng cũng đề nghị Viettel phối hợp cùng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp xây dựng hạ tầng 5G với đầy đủ các tính năng, sẵn sàng làm nền tảng, tạo không gian các doanh nghiệp hoạt động, kết nối kinh doanh và đổi mới sáng tạo, thử nghiệm các mô hình nhà máy thông minh, tạo ra hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ đa dạng, bền vững. Bên cạnh việc thiết lập hạ tầng mạng 5G, Viettel cần phối hợp các doanh nghiệp triển khai các giải pháp chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tận dụng cơ hội, ứng dụng vào trong sản xuất.
Việc phủ sóng 5G tại khu công nghiệp Yên Phong I, Bắc Ninh là bước đi nhằm hiện thực hóa chỉ đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông trong việc triển khai 5G tại những khu vực có nhu cầu cao như khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
Hải Đăng
Ngành tài chính đang dẫn đầu về xu hướng sử dụng đám mây nhưng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam cũng tích cực sử dụng nền tảng này để chuyển đổi số.
" alt=""/>Mạng 5G riêng, xu hướng mới cho nhà máy thông minhWeb 3.0 được kỳ vọng trở thành tương lai của Internet. Ảnh: Coinmarketcap.
Theo Forbes, Semantic Web không thể trở thành hiện thực vì nhiều lý do. Trong đó, nguyên nhân chính đến từ việc công nghệ AI khó được áp dụng. Máy móc không thể phân biệt được Jarguar (báo đốm) và Jarguar (hãng oto) nếu không đặt đúng ngữ cảnh.
Việc liên kết khái niệm với ngữ cảnh đặt từ ngữ quá khó khăn. IBM đã dành nhiều thời gian và tiền bạc để cải tiến công nghệ của siêu máy tính Watson nhưng bất thành.
Theo CoinMarketCap, định nghĩa Web 3.0 có thể được mở rộng thành một hệ thống, nơi dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, không còn bị ràng buộc bởi các nền tảng lớn.
Sự phát triển của công nghệ blockchain và sổ cái lưu trữ tạo ra một môi trường minh bạch và an toàn hơn. Cơ sở hạ tầng trên nền tảng phi tập trung sẽ thay thế nhiều gã khổng lồ công nghệ như Google hay Facebook.
Người dùng cần có Web 3.0
Trong thời kỳ 1990, Web 1.0 hay Static Web là nền tảng kết nối Internet đầu tiên. Ở giai đoạn này, phần lớn người dùng sử dụng web để tiêu thụ nội dung hơn là tạo ra chúng.
Web 1.0 không có các thuật toán đề sàng lọc trang. Điều này khiến người dùng gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin. “Nói một cách khác, nó giống như đường cao tốc một chiều với làn xe nhỏ hẹp. Ở đó, việc tạo ra nội dung được thực hiện bởi số ít người”, cây viết Werner Vermaak chia sẻ trên CoinMarketCap.
![]() |
Theo lý thuyết, Web 3.0 sẽ giải quyết những vấn đề của nền tảng cũ. Ảnh: Getty. |
Từ 2005 đến nay, Internet phát triển nhanh với Web 2.0. Nền tảng tạo điều kiện cho người dùng tham gia vào việc tạo nội dung trên mạng xã hội, blog. Mô hình kinh doanh của Web 2.0 dựa vào thông tin người dùng để bán dữ liệu quảng cáo cho bên thứ 3.
Forbes cho rằng chính điều này khiến Internet trở thành kho dữ liệu khổng lồ, bị chi phối bởi các nền tảng tập trung như Google, Facebook, Amazon.
“Theo tôi, việc tập trung hóa, khai thác và sử dụng dữ liệu trong khi không có sự đồng ý của người dùng chính là bản chất của mô hình kinh doanh trên Web 2.0”, ông Charles Silver, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Permission.io cho biết.
Trong khi đó, ông Mat Dryhursrt, Giảng viên tại Đại học New York cho rằng một nhóm nhỏ các công ty đang nắm giữ Internet. Đồng thời, những người tham gia đóng góp vào nền tảng không được công nhận.
Nếu những mục tiêu của Web 3.0 trở thành sự thật, người dùng sẽ được sử dụng một mạng Internet công bằng hơn, mỗi cá nhân trở thành người có quyền với dữ liệu của bản thân.
“Giao thức blockchain phi tập trung của Web 3.0 sẽ cho phép cá nhân kết nối với một mạng Internet nơi họ được sở hữu và trả phí hợp lý cho thời gian và dữ liệu. Nền tảng mới sẽ khiến những website độc quyền, kho lưu trữ tập trung khổng lồ mất đi nguồn lợi lớn”, ông Silver nói thêm.
NPR cho rằng mục tiêu của Web 3.0 là tạo ra những công cụ tìm kiếm, mạng xã hội mới mà không có công ty chủ quản. Trên nền tảng này, mỗi người dùng được cấp token để tham gia. Các token này có thể được dùng để bỏ phiếu trong các quyết định và tích lũy giá trị thực.
Web 3.0 đang được phát triển
Lý thuyết về hệ thống đồng thuận, nơi tất cả người dùng có quyền ngang hàng đang được ứng dụng thông qua các tổ chức tự quản phi tập trung (DAO- Decentralized Autonomous Organization). Gần đây, một nhóm người ủng hộ tiền số nỗ lực đấu giá bản sao của Hiến pháp Mỹ thông qua quỹ ConsitutionDAO. Tuy nhiên nhóm đã thất bại vì không gom đủ tiền.
Nhiều công ty lớn cũng đang tham gia vào sự phát triển của Web 3.0.
Esther Crawford, Giám đốc dự án cấp cao của Twitter cho biết mạng xã hội này đang nghiên cứu cách để đưa các khái niệm của Web 3.0 vào nền tảng. “Trước đây, Web 3.0 chỉ là lý thuyết. Hiện tại, nó là động lực để xây dựng hệ thống”, bà Crawford nói.
Meta, tiền thân là Facebook cho biết ưu tiên của họ là xây dựng metaverse. Khả năng tương tác mạnh mẽ, sử dụng một tài khoản cho nhiều trang, dịch vụ một cách liền mạch là một trong các nguyên tắc được Meta nêu ra. Đó cũng là một phần của định nghĩa Web 3.0.
“Tôi nghĩ rằng nhiều tính năng từ Web 3.0 được thiết kế cho việc tương tác. Điều đó sẽ giúp giảm thiểu lỗ hổng giữa các ứng dụng, mang lại người dùng có trải nghiệm liền mạch hơn”, Mark Zuckerberg, CEO Meta trả lời trong một buổi phỏng vấn.
Nhiều nghi ngại về Web 3.0
“Web 3.0 như một phần mềm độc hại. Đó là sản phẩm chỉ có trên giấy mà không xuất hiện ở thực tế. Web 3.0 là một tương lai được vẽ ra để giải quyết những thứ người dùng không thích ở Internet hiện tại”, James Grimmelmann, Giáo sư Công nghệ tại Đại học Cornel cho biết.
![]() |
Nền tảng Web 3.0 bị cho là lý thuyết được vẽ ra bởi giới đầu tư tiền số. Ảnh: K300. |
Ông Grimmelmann cho rằng việc dùng blockchain để chống lại xâm phạm dữ liệu cá nhân từ các công ty lớn không phải là giải pháp. Chuỗi khối sẽ khiến nhiều dữ liệu người dùng bị công khai hơn.
“Nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Vấn đề của Internet là quá nhiều dữ liệu tập trung. Và họ giải quyết bằng cách đưa tất cả vào blockchain”, ông nói thêm.
Vị giáo sư này cho rằng Internet phát triển dựa trên sự giằng co giữa tập trung và phi tập trung. Một khi cán cân nghiêng ở một bên, xu thế sẽ kéo nó về phía ngược lại.
Theo ông Grimmelmann, Web 3.0 chỉ là lý thuyết được vẽ ra bởi giới đầu tư tiền mã hóa. “Nhiều người làm giàu bằng tiền số đang kiếm thứ gì đó để đổ tiền vào ngoài NFT”, Giáo sư James Grimmelmann nói.
(Theo Zing)
Lịch sử dạy rằng những thay đổi, dù là nhỏ nhất, đều sẽ có ảnh hưởng lớn tới tương lai. Trong bài viết này, bạn sẽ được đọc cách mạng Internet tiến hóa, bước đột phá tiếp theo và tại sao, mọi thứ lại mang ý nghĩa lớn.
" alt=""/>Web 3.0 là tương lai của Internet?Độ sáng nằm trong số các thông số kỹ thuật chính của màn hình và nó được đo bằng candelas trên một mét vuông (cd/ m2) hoặc nit. Độ sáng màn hình nit được quy định: 1 nit = 1 cd/m2 = độ sáng phát ra từ 1 ngọn nến chiếu vào một mặt phẳng có diện tích 1m2. Đây là thông số để đo cường độ ánh sáng phát ra trên màn hình, chỉ số càng cao thì cường độ sáng càng lớn và màn hình sẽ hiển thị càng rõ hơn.
Theo Sammobile, Galaxy S22 Plus và S22 Ultra được cho là sẽ có màn hình hiển thị tốt hơn so với người tiền nhiệm của chúng, với độ sáng tiêu chuẩn đạt 1.200 nit. Trong khi độ sáng cao nhất mà màn hình Galaxy S22 Plus và Galaxy S22 Ultra đạt được là 1.750 nit.
Để so sánh, Galaxy S21 Plus có độ sáng cao nhất là 1.300 nit và Galaxy S21 Ultra có thể đạt 1.500 nit.
Báo cáo này phù hợp với những tin đồn trước đó về Galaxy S22 Ultra với màn hình đạt độ sáng kỷ lục. Một trong số các tin đồn nói rằng độ sáng của Galaxy S22 Ultra sẽ đạt 1.800 nit.
Theo một báo cáo trước đó, Galaxy S22 Plus có thể có thiết kế mặt trước đẹp hơn S22 Ultra, với viền màn hình mỏng hơn so với mẫu cao cấp nhất. Điều này có thể giúp Galaxy S22 Plus đạt được doanh số tốt hơn.
Về thiết kế, Galaxy S22 được cho là sẽ có màn hình 6,06 inch, Galaxy S22 Plus sẽ có màn hình 6,55 inch và Galaxy Ultra sẽ có màn hình 6,8 inch.
Samsung dự kiến ra mắt dòng flagship 2022, Galaxy S22 series, vào đầu năm sau. Nhưng có vẻ như các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành dòng Galaxy S22 của hãng.
Hải Phong(theo PhoneArena)
Galaxy S22 Ultra được cho là sẽ ra mắt vào đầu năm 2022 với nhiều nâng cấp sáng giá, đặc biệt là hệ thống camera mới.
" alt=""/>Galaxy S22 Ultra và Galaxy S22 Plus sẽ có màn hình mới 'không đối thủ'