Tại dự án này, theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, đến nay chủ đầu tư chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp sang đất ở, UBND TP chưa có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội, chưa giao đất cho chủ đầu tư.
Thế nhưng, từ năm 2014 đến quý I/2016, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Tây Hồ (Công ty Đầu tư và phát triển Tây Hồ) đã triển khai xây dựng toà nhà 24 tầng trên khu đất, ký Hợp đồng bán căn hộ, bàn giao cho người mua nhà vào sử dụng vi phạm nghị định số 182 (năm 2004) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Ghi nhận tại dự án, đến nay sau 5 năm bàn giao cho hàng trăm cư dân về ở hiện hạ tầng xung quanh chưa được hoàn thiện, dự án chỉ trơ trọi tòa chung cư cao 24 tầng đi vào hoạt động. Dự án đến nay chưa có khuôn viên cây xanh, khu vui chơi. Thậm chí dự án chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng tạo nên khung cảnh lộn xộn nhếch nhác.
Tháng 9/2007, UBND TP Hà Nội có công văn chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico) được nghiên cứu lập và thực hiện “Dự án xây dựng nhà ở để bán, văn phòng cho thuê kết hợp dịch vụ thương mại” trên diện tích đất doanh nghiệp đang quản lý tại thửa đất BTL 0164 xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (nay là phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) và công ty có trách nhiệm chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. 4 năm sau, tháng 10/2011, UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội và Công ty CP Thương mại và dịch vụ tổng hợp An Bình đối với dự án xây dựng nhà ở để bán, văn phòng cho thuê kết hợp dịch vụ thương mại. Tháng 6/2012, Công ty CP thương mại và dịch vụ tổng hợp An Bình có thông báo khởi công công trình. Ngày 9/8/2013, UBND TP Hà Nội mới có văn bản chấp thuận về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng nhà ở thương mại sang NOXH và điều chỉnh cơ cấu căn hộ theo đề xuất của Sở Xây dựng (Chưa có quyết định phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng từ nhà ở thương mại sang NOXH và điều chỉnh cơ cấu căn hộ). Đến nay chủ đầu tư chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp sang đất ở, UBND TP chưa có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội, chưa giao đất cho chủ đầu tư. Thế nhưng, từ năm 2014 đến quý I/2016, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Tây Hồ (Công ty Đầu tư và phát triển Tây Hồ) - đơn vị liên doanh, liên kết thay thế Công ty CP thương mại và dịch vụ tổng hợp An Bình đã triển khai xây dựng toà nhà 24 tầng trên khu đất, ký Hợp đồng bán căn hộ, bàn giao cho người mua nhà vào sử dụng vi phạm nghị định số 182 (năm 2004) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đầu năm 2015, nhiều khách hàng đã ký hợp đồng mua bán căn hộ NOXH với Công ty Đầu tư và phát triển Tây Hồ. Đến cuối năm 2015, chủ đầu tư đã bàn giao các căn hộ cho người mua nhà. Đến nay, 100% căn hộ đã chuyển vào ở và đã đóng 100% tiền cho chủ đầu tư. Tuy nhiên đã 5 năm qua người dân vẫn chưa nhận được sổ hồng, hạ tầng nhếch nhác lộn xộn. |
Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm trả lời bằng văn bản làm rõ trong quá trình Công ty Đầu tư và phát triển Tây Hồ triển khai xây dựng công trình trên khu đất, UBND quận và các phòng ban chức năng của quận có kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội và Công ty Đầu tư và phát triển Tây Hồ không? Nếu có thì có lập Biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
|
Tuấn Linh
Dù chưa có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội (NOXH), chưa được giao đất, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tây Hồ vẫn xây dựng chung cư 24 tầng bán, bàn giao cho hàng trăm hộ dân.
" alt=""/>Chung cư An Bình Tower xây dựng chưa được giao đất đang bị điều traXây trên khu đất rộng 3.500m2 ở Cần Giuộc (Long An),
ngôi nhà
là nơi an nhiên mỗi cuối tuần cho vị giám đốc tiếp thị của một tập đoàn lớn thường xuyên gặp áp lực công việc.
Gia chủ sống tại quận 7 (TP HCM) và chỉ mất khoảng 45 phút lái xe về đây - nơi yên bình và vui vẻ giúp hài hòa và tái tạo năng lượng.
Căn nhà được thiết kế với 5 khối riêng biệt, bố trí ngẫu nhiên dưới một mái tranh lớn và ngay bên cạnh một hồ nước.
Thiết kế này giúp cung cấp thông gió tự nhiên và ánh sáng ban ngày cho mọi góc.
Hệ thống lợp mái tôn bên trong là mái tranh - một kiến trúc đặc trưng của Tây Nam Việt Nam - tạo ra một tính năng thân thiện với môi trường. Dưới tấm lợp tôn là một hệ thống trần với vật liệu hoàn thiện bằng gỗ.
Được bố trí hệ thống 3 mái, tòa nhà có thể giảm nhiệt và giữ nhiệt độ trong nhà thấp hơn ngoài trời.
Sàn bê tông được sử dụng thay sàn gạch để giảm chi phí và khiến mọi người cảm thấy thoải mái khi đi trên sàn.
Đặc biệt, trên mái nhà còn có một khe lấy ánh sáng cho khu vực trung tâm.
Hồ lớn được thiết kế dọc theo hai bên của ngôi nhà tạo nên yếu tố thân thiện với môi trường và giảm nhiệt trong ngày hè nóng bức.
Ở giữa khu vườn tươi tốt, gia chủ có thể thư giãn và lắng nghe giai điệu, âm thanh của thiên nhiên bên hiên nhà.
Phòng ngủ hướng ra hồ nước và sân vườn.
Phòng tắm mang phong cách mộc mạc. Nguồn ảnh: Hiroyuki Oki.
Video: Kiến trúc hiện đại cho ngôi nhà liền kề. Nguồn: VTC1
Theo kienthuc.net.vn
" alt=""/>Báo Mỹ tấm tắc khen nhà mái lá mộc mạc ở Long An
Thái Lan công bố giảm thuế mới để thúc đẩy sản xuất ô tô điện tại nước này trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp ô tô.
Gói ưu đãi mới được Ủy ban đầu tư quốc gia (BoI) do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chủ trì vừa phê duyệt, bao gồm chính sách miễn thuế 3 năm cho các nhà sản xuất xe plug-in hybrid và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa 8 năm cho những nhà sản xuất xe điện chạy pin.
Duangjai Asawachintachit, Tổng thư ký BoI cho biết, các ưu đãi này sẽ thúc đẩy sự phát triển của sản xuất xe điện và chuỗi cung ứng liên quan ở Thái Lan, cho phép toàn bộ lĩnh vực chuyển sang cấp độ cao hơn.
Thái Lan hiện là trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất của Đông Nam Á. Quốc gia này đang tìm cách trở thành trung tâm sản xuất xe chạy điện, trong bối cảnh nhiều quốc gia cạnh tranh để thu hút đầu tư của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu.
Muốn được hưởng điều kiện ưu đãi, các nhà sản xuất ô tô phải đầu tư tối thiểu 5 tỷ baht (khoảng 162 triệu USD) để được miễn thuế trong 8 năm. Các dự án đầu tư dưới 5 tỷ baht sẽ hưởng thuế 3 năm.
Các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng cũng được hưởng ưu đãi. Thái Lan bổ sung thêm nhiều chi tiết linh kiện, phụ tùng quan trọng của xe điện vào danh mục ưu đãi, chẳng hạn như dây đai điện áp cao, thiết bị giảm tốc, hệ thống làm mát pin...Các nhà sản xuất thiết bị, linh kiện sẽ được miễn thuế doanh nghiệp 8 năm.
Trong khi đó, các dự án sản xuất mô-đun và tế bào (cell) pin xe điện cho thị trường nội địa cũng được giảm 90% thuế nhập khẩu trong 2 năm đối với các nguyên liệu không có sẵn trong nước.
Năm 2019, Thái Lan đã sản xuất hơn 2 triệu xe ô tô. Quốc gia này tỏ rõ tham vọng trong phát triển xe điện và sẽ dựa vào nền tảng vững chắc trong lĩnh vực ô tô, ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như ưu đãi toàn diện để thu hút các nhà sản xuất ô tô đầu tư vào xe điện.
Các quan chức kỳ vọng đưa Thái Lan trở thành cơ sở sản xuất chính trong khu vực, với lượng xe điện khoảng 750.000 chiếc, tương đương 30% tổng sản lượng ô tô của Thái Lan vào năm 2030. Ủy ban Chính sách xe điện quốc gia Thái Lan đã được thành lập và đang chuẩn bị thảo luận về các đặc quyền đầu tư mới nhằm kích thích hơn nữa nhu cầu về xe điện.
Hoàng Nam (Tổng hợp)
Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được hoàn hơn 2.800 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu linh kiện để phục vụ sản xuất trong kỳ đầu tiên của năm 2020.
" alt=""/>Thái Lan 'trải thảm đỏ' cho các nhà sản xuất xe điện