Vài năm trước, mỗi lần về quê, tôi cũng đắn đo với suy nghĩ "tốn tiền tàu xe" dù chỉ cách nhà 100 km, tàu xe bốn người, hai lượt chỉ tầm một triệu đồng. Lương của tôi khoảng 5 triệu đồng, chồng lương tám triệu, chúng tôi cũng có làm thêm ngoài chút ít. Cuộc sống gia đình gần 20 năm qua cũng chưa phải vay mượn ai. Con cái vẫn học hành đầy đủ, chúng tôi vẫn luôn vui vẻ, phấn đấu. Cuộc sống ai cũng vậy cũng có những lo toan đời thường. Chỉ đến khi tóc đã điểm bạc, thấy bố mẹ ngày càng già đi, tôi mới chợt nhận ra, mỗi năm chỉ về gặp bố mẹ đôi lần vậy có quá ít không? Sao lại vì đắn đo chút tiền tàu xe mà cản trở mình về với nơi mình sinh ra, về với những người thân yêu nhất, khi tuổi đã xế chiều?
Khi nghĩ thoát ra được những suy nghĩ ấy, cứ mỗi khi rảnh, tôi lại "nhảy xe" về quê, có khi một mình, có khi cả nhà... Tôi thấy về quê là niềm hạnh phúc lớn, có khi chỉ về để nhìn thấy bố mẹ, biết mọi người còn khỏe là đủ, chứ cũng không cần phải vì lí do gì to tát. Tùy theo hoàn cảnh mỗi người, mỗi gia đình, nhưng hãy về quê khi bản thân mình vui vẻ muốn về. Nếu còn tâm trạng, còn đắn đo thì không nên để bố mẹ phải buồn vì suy nghĩ "chúng nó về thăm mình mà tốn kém quá". Làm vậy khổ cả mình, khổ tâm cả bố mẹ.
ThuAnh
Nhiều người suy nghĩ quá bi quan. Trước kia, thu nhập 7-8 triệu đồng mỗi tháng, hai vợ chồng tôi vẫn về quê ăn Tết. Giờ thu nhập 20-30 triệu, chúng tôi vẫn về quê ăn Tết. Quan trọng là được về bên gia đình, người thân. Bởi cuộc sống có nhiều điều ta cần trân trọng, tận hưởng. Mỗi lần về quê, thấy cha mẹ già hơn, anh chị, các cháu ở quê còn nhiều khó khăn, quê hương chưa nhiều đổi mới... chính là động lực để mỗi tôi cố gắng hơn trong năm tới. Có nhiều tiền thì tiêu Tết kiểu nhiều, ít tiêu kiểu ít. Người thân sẽ luôn thông cảm cho chúng ta. Đừng vì chút thể diện, chút tiền bạc kiếm thêm mà bỏ lỡ những giờ phút quan trọng trong cuộc đời.
Binbo0102
>> 'Ba năm không dám về Việt Nam ăn Tết vì tốn kém quà cáp'
Bao nhiêu người mà gần đây cha mẹ mất đi mới hối tiếc: xưa tiếc tiền về, giờ có tiền đi chăng nữa cũng biết về với ai? Tùy túi tiền mỗi người mà liệu cơm gắp mắm. Tuổi già của bố mẹ chẳng kéo dài, thử nhẩm tính: sau 365 ngày, cũng chỉ một lần gặp mặt. Ví dụ bố mẹ sống được khoảng 20 năm nữa, thì nếu tranh thủ vẫn sum họp được 20 lần, cháu được gần gũi ông bà thêm 20 lần. Nếu hai năm mới về một lần nghĩa là số lần gặp ông bà chỉ còn một nửa. Theo tôi, nếu không quá khó khăn thì mỗi người hãy cố gắng về, chi tiêu trong mức thu nhập. Chúng ta còn vài chục năm, còn sức khoẻ để cố gắng kiếm thêm tiền. Trong khi đó, bố mẹ chỉ còn đếm từng ngày để gặp chúng ta.
Minh
Về quê ăn tết là để xả stress, về thăm lại gia đình, quây quần bên nhau, chúc Tết vui vẻ với cha mẹ già, đây là một việc làm hết sức ý nghĩa. Chỉ có vung tiền ăn chơi, đãi đằng quà cáp, lì xì tiền to... mới gây tốn kém. Đó chẳng qua cũng là bệnh sĩ diện. Bạn tôi ở nước ngoài về thăm quê, toàn bộ chi phí (kể cả vé máy bay, ở Việt Nam ba tuần) cũng chỉ tốn có 2.500 đôla, vẫn vui vẻ với người thân, bạn bè. Tiền tiêu nhiều hay không là do bản thân mỗi người. Sĩ diện thì bao nhiêu cũng không đủ.
Ha Nguyen
Về quê ăn Tết bản chất là để sum họp gia đình, thăm hỏi bà con họ hàng sau một năm trời cày cuốc để kiếm sống; là tìm về nguồn cội, ông bà tổ tiên. Ngày nay, nhiều người lại quá thực dụng, về quê ăn Tết chỉ là để phô trương thanh thế, chứng tỏ mình là người thành đạt trở về, là mang càng nhiều tiền về quê biếu tặng người này người nọ thì mọi người mới quý trọng. Việc này có khi trở thành lố bịch, có khi tạo mâu thuẫn, gây xích mích tình thân. Cốt lõi vẫn là ở tấm lòng mình.
Phạm Tấn Triển
>> Bạn tốn bao nhiêu chi phí mỗi lần về quê ăn Tết? Gửi bài tại đây.Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
Với hàng trăm đoàn viên, thanh niên tình nguyện, lực lượng Tiếp sức mùa thi MobiFone được chia làm 20 đội, thường trực hỗ trợ hàng ngàn thí sinh tại gần 50 địa điểm thi khắp các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó có 10 đội tại Hải Phòng; 1 đội tại Tuyên Quang; 2 đội tại Vĩnh Long, 2 đội ở Cần Thơ.
![]() |
Anh Lê Như Ngọc Phương - Bí thư Chi đoàn MobiFone tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: “Đây không phải là lần đầu tiên Tuổi trẻ MobiFone Vĩnh Long tham gia tiếp sức mùa thi, thế nhưng năm nay lại hết sức đặc biệt do dịch bệnh phức tạp. Tuy khó khăn nhưng với sự nhiệt huyết tuổi trẻ, đội tình nguyện đã gửi gắm tình cảm qua những lời động viên cổ vũ, những nụ cười ẩn sau chiếc khẩu trang, truyền ngọn lửa cho các thí sinh vững tin thi tốt; những chai nước với thông điệp nhỏ nhắn “Hãy tự tin, chúc các bạn thi tốt!” mát lạnh nghĩa tình. Tiếp sức mùa thi 2021 tuy không quá nhiều hoạt động đa dạng như hằng năm do tình hình dịch bệnh nhưng những hoạt động đơn giản lại không kém phần thiết thực và chứa đựng rất nhiều tình cảm chân thành!”
![]() |
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên MobiFone đã đồng hành cùng các thí sinh trong suốt hành trình của kỳ thi như: Phát khẩu trang y tế và nước sát khuẩn phục vụ công tác phòng dịch; Nước uống miễn phí phục vụ thí sinh và người nhà thí sinh; Đoàn viên hỗ trợ, hướng dẫn và ủng hộ tinh thần các thí sinh dự thi. Đồng thời, các tình nguyện viên MobiFone cũng tư vấn các sản phẩm của MobiFone và thay sim 4G miễn phí và hỗ trợ suất ăn trưa cho các thí sinh nhà xa tại điểm Trường THPT Hàm Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tổng chi phí triển khai cho chương trình này là 50 triệu đồng. Trước đó, tuổi trẻ MobiFone cũng đã triển khai hoạt động nhắn tin giới thiệu dịch vụ Thi thử Mobiedu cho các bạn thí sinh tại www.thithu.mobiedu.vn
![]() |
Tại Ninh Thuận, tuổi trẻ MobiFone đã hỗ trợ Tỉnh Đoàn vật phẩm để đồng hành với hơn 6.000 thí sinh tại 17 điểm thi gồm: băng rôn tuyên truyền, 100 chai xịt rửa tay khô M.pros 450ml; 740 khẩu trang vải kháng khuẩn cho tình nguyện viên có tổng chi phí 16,2 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Đoàn MobiFone cũng tổ chức 03 đội hình tiếp sức cho 406 thí sinh tại Điện Biên bằng các hoạt động như: Hỗ trợ các điểm thi tiếp đón thí sinh, làm thủ tục, kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh an toàn dịch tễ; Tài trợ nước uống, khẩu trang cho thí sinh tại điểm thi; kết hợp tổ chức gian hàng tư vấn dịch vụ tại các quầy tiếp đón, tổng chi phí cho các hoạt động là 10 triệu đồng.
![]() |
Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là một trong các địa điểm thi có nhiều khó khăn. Tuổi trẻ MobiFone đã tổ chức 1 đội hình tiếp sức cho 188 thí sinh tại Trường THPT A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hoá với các hoạt động như: tiếp đón thí sinh, phục vụ nước uống, nước sát khuẩn và tặng 1 suất quà cho một em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng chi phí là 3 triệu đồng. Đồng thời, Đoàn MobiFone cũng đã tổ chức đội hình hỗ trợ 500 suất cơm cho tình nguyện viên tại 13 điểm thi tại Thừa Thiên Huế với tổng chi phí là 9,6 triệu đồng.
Những nụ cười dễ thương, gương mặt rạng rỡ và các hoạt động thiết thực của Tuổi trẻ MobiFone là nguồn động lực giúp cho các thí sinh xua đi những lo lắng, bỡ ngỡ trong những ngày thi căng thẳng và truyền ngọn lửa nhiệt tình cho thế hệ trẻ - thế hệ thanh niên Việt Nam giàu nhiệt huyết và trách nhiệm với cộng đồng.
![]() |
Anh Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Chi đoàn MobiFone TP. Cần Thơ xúc động: “Tôi đã có 3 năm cùng Đoàn MobiFone tham gia tiếp sức mùa thi, nhưng năm nay là năm đáng nhớ nhất, bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh các công việc như mọi năm, chúng tôi cũng phải lên kế hoạch để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch cho mình và cho cộng đồng. Đây là một mùa thi khó khăn của các em học sinh, phụ huynh. Nhưng hy vọng, với sự góp sức nhỏ bé của mình, MobiFone có thể san sẻ bớt những khó khăn ấy cho các sĩ tử cùng gia đình của các em.”
“Tiếp sức mùa thi” là một trong nhiều hoạt động đầy ý nghĩa mà áo xanh tình nguyện MobiFone mang đến cho cộng đồng. Tuổi trẻ MobiFone nói chung và các tình nguyện viên của Chương trình “Tiếp sức mùa thi” nói riêng đã và đang thầm lặng cống hiến cho đời những điều nhân văn, tốt đẹp nhất. Hàng trăm trái tim đập chung một nhịp, hàng trăm cánh tay cùng hướng về thế hệ tương lai của đất nước là những giá trị căn bản, cốt lõi, giúp “Tiếp sức mùa thi” trở thành một hoạt động thể hiện sức mạnh cộng đồng rộng khắp, uy tín về công tác tình nguyện của tuổi trẻ MobiFone.
Ngọc Minh
" alt=""/>Tuổi trẻ MobiFone tiếp sức hàng ngàn sĩ tử ‘vượt vũ môn’Cũng vì vợ thường xuyên vắng nhà nên mẹ tôi không ưng cô ấy. Bà nói rằng người ta có con dâu được nhờ cậy, báo hiếu còn vợ tôi đi suốt ngày nên bà có con dâu cũng như không. Vì điều này mà mâu thuẫn giữ mẹ với vợ tôi mỗi ngày một nhiều.
Bài chia sẻ của người chồng
Khi có 2 mẹ con, mẹ thường nhắc tôi đàn ông không thể giao hết kinh tế cho vợ. Nhất là vợ tôi lại suốt ngày đi như thế, tôi không thể kiểm soát được ở bên ngoài cô ấy sẽ làm gì sau lưng chồng hoặc giả sử vợ mang tiền về cho bố mẹ đẻ, tôi cũng chẳng biết được.
Bà nhắc tôi phải đề phòng, nhỡ một ngày nào đó giữa hai đứa có vấn đề gì, làm sao tôi có thể dám chắc mình có thể lấy lại được đúng số tiền hàng tháng đưa vợ".
"Mưa dầm thấm lâu", dần dần người chồng thấy mẹ mình nói đúng. Anh bắt đầu đề phòng vợ, hàng tháng nhận lương, anh chỉ đưa cho vợ 1 khoản vừa đủ chi tiêu sinh hoạt, số còn lại anh gửi mẹ đẻ cầm.
Cuộc điện thoại trong đêm với nội dung cực sốc
"Trong suốt 5 năm, tôi đều làm như thế. Ban đầu vợ tôi phản đối, hai đứa cũng to tiếng cãi vã nhiều lần nhưng ý tôi đã quyết, vợ đương nhiên phải chịu. Không ít lần vợ nói tôi xem thường, không tin tưởng cô ấy nhưng tôi cũng bỏ ngoài tai.
Khúc mắc giữa tôi với vợ ngày một nhiều, khi hai bên cảm giác không thể tìm được tiếng nói chung, tôi quyết định chủ động đề nghị ly hôn theo lời tư vấn, động viên của mẹ.
Mặc dù người quyết định chia tay là tôi nhưng ngày ra tòa với vợ, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, mất mát tới khó tả. Chán đời, tôi ra quán rượu uống tới say mềm rồi bắt taxi về nhà mẹ đẻ. Tôi không nhớ mình đã vào được nhà như thế nào, chỉ biết tới 10h đêm, tỉnh rượu, khát nước tôi mới bật dậy định xuống bếp lấy.
Không ngờ lúc ngang qua phòng mẹ, tôi bất chợt nghe được cuộc nói chuyện điện thoại giữa bà với em gái tôi: 'May quá, cuối cùng mẹ cũng xui được anh mày bỏ con vợ của nó. Giờ mẹ sẽ nắm được hết kinh tế, tiền nong của nó.
Cái nhà kia vài tháng nữa là mình nhận rồi, khi đó phải giao hết tiền. Tuyệt đối con không được để lộ việc mẹ lấy tiền của anh mua nhà cho con đó. Đợi khi nào nhận nhà, giấy tờ sổ đỏ xong hết rồi, nó biết thì cũng là chuyện đã rồi'.
Tôi hóa đá trước những gì nghe được từ mẹ. Em gái tôi kết hôn được hơn năm, vì quen thói ăn chơi, nhà chồng không chịu được, họ dẫn về trả. Mấy năm nay toàn bố mẹ tôi nuôi không em ấy.
Mẹ không những chiều chuộng, dung túng con gái mà lại còn dụ tôi đưa lương cho để bà dồn tiền mua nhà riêng cho em ấy. Tới lúc ấy tôi mới hiểu ra, những lời khuyên đàn ông không được nghe vợ, không được giao kinh tế cho vợ giữ của bà đều là có tính toán cả.
Vợ tôi phần nào hiểu mẹ chồng, em ra mặt phản đối tôi đưa tiền cho mẹ, tôi lại không nghe còn đề phòng cô ấy.
Càng nghĩ lại tôi càng thấy hối hận bởi bản thân không biết phân biệt đúng sai mới tự đẩy mình vào cảnh hôn nhân tan vỡ. Thú thực tiền mẹ lừa tôi giấu mua nhà cho em tôi, tôi không tiếc. Điều làm tôi buồn là cách bà lừa gạt, đối xử với tôi như 1 kẻ bù nhìn để bà giật dây. Nghĩ tới vợ, tôi ân hận vô cùng nhưng tất cả đều đã muộn cả".
Khi không được chồng tôn trọng, phụ nữ sẽ thấy mọi sự hi sinh, cố gắng cho hôn nhân của mình đều là thừa. Khi ấy, họ không còn muốn nỗ lực cống hiến vì người đàn ông bên cạnh mình nữa. Sai lầm của người chồng trong câu chuyện trên thật sự quá lớn. Tiếc rằng khi anh nhận ra thì đã quá muộn.
Theo Gia đình và Xã hội
Mẹ chồng em vừa giãy lên chửi rồi nói với em như thế, tất cả chỉ vì em mới sinh con được hơn tháng, nay muốn đưa con về chơi với ông bà ngoại bên nhà.
" alt=""/>5 năm đi làm, chồng gửi lương mẹ giữ vì lo vợ giấu tiền cho nhà ngoại