Nghệ sĩ Xuân Bắc sinh năm 1976 tại Phú Thọ, tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội, sau đó làm việc tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Tháng 9/2016, Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Tháng 1/2021, anh được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.
NSND Xuân Bắc được công chúng biết đến với nhiều vai diễn trong các bộ phim như: Chuyện nhà Mộc, Sóng ở đáy sông, Kẻ cắp bất đắc dĩ, Thăng bằng, Đảo xa… Anh cũng là gương mặt quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ qua các chương trình như: Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm, Hỏi xoáy đáp xoay, Đuổi hình bắt chữ, Vua tiếng Việt…
Dù tham gia chương trình nào và với vai trò gì, Xuân Bắc cũng luôn thể hiện được tài năng của mình. Điều đó khiến anh trở thành nhân vật không thể thiếu của rất nhiều chương trình.
Xuân Bắc được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2016, NSND năm 2023. Anh cũng là người tích cực tham gia hoạt động xã hội, thiện nguyện và có sự ảnh hưởng tích cực tới công chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên.
"Anh Tường" là cách các em gọi thân mật Lưu Tú Tường - phó Hiệu trưởng của trường. Mồ côi cha từ năm 4 tuổi, Tú Tường từng nhặt ve chai, làm thuê đủ đường để kiên trì theo đuổi việc học.
Sau khi thành đạt, chàng trai không nhận mức lương 75.000 USD (khoảng 1,9 tỷ đồng) ở thủ đô và trở về quê hương, dùng chính câu chuyện đời mình để truyền cảm hứng mạnh mẽ cho học sinh, theo Nhân dân Nhật báo.
"Bạn phàn nàn bản thân không có giày nhưng người khác còn không có chân để đi giày"
Khi Lưu Tú Tường 4 tuổi, cha anh qua đời vì bạo bệnh, sức khỏe mẹ kém dần và không thể tự chăm sóc bản thân.
Trước đây, gia đình anh có 6 người, nhưng anh chị dần bỏ nhà đi. Đến khi Tú Tường 10 tuổi thì chỉ còn lại anh và mẹ nương tựa vào nhau. Để kiếm sống, cậu bé Lưu bắt đầu nhặt rác, làm những việc lặt vặt và theo người lớn lên núi hái thảo mộc. Dù cuộc sống khó khăn nhưng cậu không bao giờ bỏ học.
Khi Tú Tường không có tiền đóng học phí, một thầy giáo đã ứng tiền và nói: "Em cứ đến học đi". Câu nói này mãi in đậm trong lòng Tú Tường và là chất dẫn cho quyết định sau này của cậu.
Lưu Tú Tường thi đỗ vào trường trung học cơ sở với số điểm cao thứ 3 trong huyện. Cậu bé tiếp tục nhặt rác sau giờ học, làm việc vặt và kiếm được hơn 20 nhân dân tệ (khoảng gần 80 nghìn đồng) mỗi tuần.
Để kiếm tiền đóng học phí cấp 3, chàng trai làm việc tại một trạm thủy điện. Sau khi trả học phí, anh không còn nhiều tiền và phải thuê một chuồng lợn bỏ hoang gần trường để làm chỗ ở cho 2 mẹ con. "Tôi từng đặc biệt sợ Tết Nguyên đán vì tôi không thể mua quần áo cho mẹ hay nấu những món ngon cho bà", Lưu Tú Tường nhớ lại.
Trong suốt 3 năm trung học, Lưu Tú Tường chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi ngày, tận dụng mọi thời gian để vừa học vừa kiếm tiền. Tuy nhiên, một tuần trước kỳ thi tuyển sinh đại học, anh đổ bệnh và thiếu 6 điểm.
Khi tuyệt vọng, Lưu Tú Tường từng nghĩ đến việc rời bỏ cuộc sống. Anh mở cuốn nhật ký cũ và đọc lại một câu viết vào 19/5/2002: "Khi bạn phàn nàn mình không có giày để mang, bạn nhìn lại và nhận ra người khác còn không có chân để đi giày".
"Khi đọc câu này, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Ít nhất là còn mẹ ở đây, tôi có một mái nhà và một người để quan tâm".
Bỏ mức lương 1,9 tỷ đồng về quê cống hiến
Sau khi bán hết tài sản được chút tiền, Lưu Tú Tường đã đưa mẹ đến thành phố Hưng Nghĩa và làm việc tại một nhà tắm công cộng. Nhờ trò chuyện với khách hàng, Lưu nhận ra chỉ có học hành mới có thể thay đổi số phận nên đã nghỉ việc và ôn thi lại.
Sau một năm ôn luyện, Tú Tường trúng tuyển ngành Lịch sử học tại Đại học Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông. Do lịch học dày đặc, không thể chăm sóc người mẹ bị bệnh, Lưu thường đưa mẹ lên giảng đường. Từ đó, anh được báo chí quan tâm, đặt biệt danh "cậu con trai hiếu thảo".
Không muốn nhận sự thương hại, Lưu Tú Tường đã mua hết các tờ báo đăng câu chuyện của mình. Suốt thời gian học đại học, anh làm nhiều công việc bán thời gian để hỗ trợ mẹ.
Tốt nghiệp năm 2012, Lưu được mời làm nhân viên kinh doanh cho một công ty tại Bắc Kinh với mức lương 75.000 USD (khoảng 1,9 tỷ đồng)/năm nhưng anh từ chối, theo China Daily.
Anh quyết định về quê sau cuộc điện thoại từ người chị từng giúp đỡ mình. Cuộc gọi khiến anh nhận ra ước mơ quan trọng hơn tiền bạc và anh muốn tiếp thêm động lực cho những học sinh gặp khó khăn.
Lưu Tú Tường trở thành giáo viên lịch sử tại huyện nghèo Vọng Mô. Anh hỗ trợ nhiều học sinh. Anh lái xe máy khắp huyện để khuyến khích các em học tập, kể câu chuyện của mình qua loa âm thanh gắn trên xe. Trong 8 năm, anh đã làm hỏng 8 chiếc xe máy.
Từ năm 2012 đến nay, Lưu Tú Tường đã tài trợ cho hơn 1.900 học sinh, kết nối tài trợ 101 sinh viên trúng tuyển đại học vào năm 2020, với tổng số tiền hơn 2,9 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 10 tỷ đồng).
Tỷ lệ trúng tuyển đại học ở quê nhà cũng tăng mạnh từ 12,26% lên 63,44% trong 5 năm, nhờ sự thay đổi trong nhận thức của phụ huynh và học sinh. Thầy Lưu tin rằng sự thức tỉnh này chính là chìa khóa cho những thay đổi tích cực.
Tinh thần yêu thương, vị tha và cống hiến của thầy Lưu Tú Tường tiếp tục được cư dân mạng Trung Quốc tán dương và coi là tấm gương để học hỏi.
Theo Linh mục Giuse M. Nguyễn Đức Giang, Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu, Nhà thờ chính tòa Bùi Chu được xây dựng từ năm 1885.
Tồn tại 134 năm, do tác động của thời tiết mưa, nắng, bão gió, các nguyên vật liệu của Nhà thờ đã bị hư hại, nhiều vết rạn nứt, dột nát.
Nhà thờ đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn đứng trước nguy cơ sụp đổ, nếu không đại tu sẽ gây mất an toàn cho các sinh hoạt tôn giáo của giáo dân tại đây.
Cùng phóng viên “mục sở thị” công trình này, Linh mục Nguyễn Đức Giang chỉ rõ phần mái của Nhà thờ đã mục nát, tường xây bằng vôi cát qua thời gian bị bong tróc, một bên tháp bị nghiêng...
"Nếu tiếp tục để như vậy sử dụng sẽ rất nguy hiểm. Tại đây, đã từng xuất hiện sự cố khi bà con giáo dân đang hành lễ trong thánh đường, bất ngờ một mảng vật liệu trên trần Nhà thờ bong ra rơi xuống, rất may không trúng ai," Linh mục Nguyễn Đức Giang nói.
![]() |
Linh mục Giuse M. Nguyễn Đức Giang, Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu thông tin về việc đại tu Nhà thờ chính tòa Bùi Chu. (Ảnh: Văn Đạt/Vietnam+) |
Khẳng định việc đại tu Nhà thờ chính tòa có sự bàn bạc, thống nhất trong Giáo phận, nhất là nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của bà con giáo dân, Linh mục Nguyễn Đức Giang cho biết, phía Nhà thờ đã mời các đơn vị chuyên môn, đại diện cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá hiện trạng làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và được cấp phép xây dựng từ năm 2016.
Do chưa đủ nguồn vật liệu gỗ phục vụ thi công nên đến tháng 10/2018, công trình này mới chính thức được khởi công hạng mục về mộc. Dự kiến ngày 13/5/2019, sẽ tiến hành làm các hạng mục khác theo kế hoạch. Thời gian đại tu Nhà thờ trong khoảng 4-5 năm.
Theo hồ sơ thiết kế, ngoài việc sử dụng các vật liệu xây dựng kiên cố đảm bảo chất lượng công trình và có một số thay đổi nhỏ, còn lại Nhà thờ chính tòa Bùi Chu sau khi được đại tu về cơ bản vẫn giữ quy mô, kiến trúc, hoa văn như nhà thờ cũ.
Tổng diện tích sàn nhà thờ này gần 1.400m2, chiều cao mái nhà thờ 13,8m, chiều cao hai tháp chuông 29,45m...
Tham gia sinh hoạt, gắn bó với Nhà thờ chính tòa Bùi Chu nhiều năm, các giáo dân trên địa bàn tỉnh Nam Định cho rằng việc đại tu, xây dựng lại nhà thờ mới đẹp hơn, khang trang, kiên cố hơn là việc làm thiết thực.
Giáo dân Trần Công Trình, Giáo xứ Trung Lao, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường chia sẻ một công trình có tuổi đời trên 130 năm khi phải tháo dỡ, dù sao vẫn để lại những tiếc nuối nhất định vì biết bao sự kiện trọng đại đã diễn ra tại đây. Không những thế, Nhà thờ này còn là một công trình kiến trúc độc đáo, mang giá trị văn hóa, lịch sử, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng nhân dân, du khách.
Dẫu vậy, do bị xuống cấp nên công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Một nhà thờ được làm lại đẹp hơn, khang trang hơn mà vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo như trước đây cũng rất đáng chờ đợi để nơi đây vẫn sẽ là điểm đến trong hành trình của đông đảo du khách.
![]() |
Nhà thờ 134 năm tuổi hiện có những dấu hiệu xuống cấp (Ảnh VietNamNet). |
Gắn bó hơn 50 năm với Nhà thờ chính tòa Bùi Chu, giáo dân Phạm Thị Bình, Giáo xứ Bùi Chu cho hay nhà thờ này đã chứng kiến biết bao sự kiện lớn của giáo xứ, của các gia đình trong xứ.
Tuy vậy, nhiều năm qua, các hạng mục của công trình không đảm bảo an toàn, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Trước thực tế đó, hơn ai hết bà con giáo dân ở đây mong muốn có một nhà thờ mới vững chắc hơn.
Về các ý kiến kêu gọi, đề nghị cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương vào cuộc để bảo tồn nhà thờ cổ này, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định Trần Văn Chung cho biết trước thông tin, sự quan tâm của dư luận, cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã trao đổi với lãnh đạo tỉnh và lưu ý về việc hạ giải, xây mới cần tạo sự đồng thuận, giữ được kiến trúc, đảm bảo an toàn cho sinh hoạt của giáo dân. Lãnh đạo tỉnh, cơ quan chức năng của tỉnh đã làm việc, trao đổi với Giáo phận Bùi Chu và các đơn vị liên quan. Trên tinh thần cầu thị, đại diện Giáo phận Bùi Chu đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đồng thời cam kết đảm bảo đại tu Nhà thờ chính tòa Bùi Chu đáp ứng nguyện vọng của giáo dân và kế thừa những nét đẹp, giá trị của công trình cũ. |
Giáo phận Bùi Chu có 159 giáo xứ với trên 412.500 giáo dân. Nhà thờ chính tòa Bùi Chu là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Giáo phận, thu hút từ vài nghìn đến vài chục nghìn giáo dân tham gia. Nhiều năm qua, cụm công trình Nhà thờ chính tòa Bùi Chu đã trở thành điểm đến tham quan của đông đảo du khách thập phương. |
Theo TTXVN/Vietnam+
- Thông tin từ trang web của Giáo phận Bùi Chu cho biết nhà thờ Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định) với lịch sử 134 năm sẽ hạ giải vào ngày 13/5 tới đây.
" alt=""/>Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu lên tiếng việc đại tu nhà thờ