Hunts Point là khu vực tập trung nhiều gia đình giàu có, quyền lực ở phía đông Seattle (Mỹ). Nơi đây không còn xa lạ với các tỷ phú và giới thượng lưu. Cựu Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer, nhà đồng sáng lập Costco James Sinegal... là một vài ví dụ về cư dân ở khu vực này.
Mỗi mùa xuân, cư dân giàu có ở Hunts Point lại cùng nhau tham gia ngày dọn dẹp. Các gia đình giàu có cỡ nào hay quyền lực ra sao cũng đều xuất hiện trong ngày này. Họ cùng nhau trồng cây xanh, làm vườn, dọn dẹp rác. Có khi, họ cùng ăn bữa sáng hoặc trưa và cho trẻ em chơi đùa, theo Insider.
Tuy nhiên, có 1 cư dân ở khu phố chưa bao giờ có mặt. Đó chính là tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập Amazon và là người giàu thứ 2 trên thế giới.
"Tôi từng thấy một tỷ phú nhặt rác vào ngày dọn dẹp. Nhưng đó không phải là Jeff Bezos", một cư dân ở khu phố cho biết.
Không chỉ vắng mặt trong ngày dọn dẹp, tỷ phú cũng chưa bao giờ xuất hiện ở các bữa tiệc cư dân thường diễn ra vào ngày 4/7, hay sự kiện gây quỹ từ thiện. Tuy nhiên, ông vẫn ủng hộ tiền cho một số tổ chức từ thiện.
Một cư dân khác cho biết xung quanh nhà tỷ phú có đội bảo an chuyên nghiệp. "Chúng tôi cảm thấy an tâm hơn khi là hàng xóm của ông. Ở quanh nhà luôn có một đội bảo vệ. Nhưng đôi khi cũng có chút phiền toái", người hàng xóm cho biết.
Có 2 lần, nhân viên bảo vệ căn nhà của Jeff Bezos đã gọi cảnh sát để báo cáo về những người đáng ngờ xuất hiện trước nhà. Cảnh sát tới và bắt được nghi phạm. Họ thẩm vấn một lúc và phát hiện đó chỉ là nhân viên và nhà thầu của những gia đình giàu có khác ở trong phố.
Cánh cổng lớn của ngôi nhà gần như đóng kín, hiếm khi thấy Jeff Bezos ngoài đường. "Ông ấy có vẻ rất bận rộn với nhiều việc. Rất hiếm khi tôi nhìn thấy ông ấy. Ông ấy không giống một người hàng xóm cho lắm", một cư dân cho biết.
Theo những người dân địa phương, các tỷ phú khác ở gần đó dễ tiếp cận hơn nhiều. Jeff Bezos chưa bao giờ sống toàn thời gian ở Hunts Point. Ông mua một bất động sản ven sông trị giá khoảng 37,5 triệu USD ở Hunts Point vào năm 2019.
Đến khoảng đầu năm 2023, tỷ phú tuyên bố anh rời khỏi khu vực Seattle để chọn Miami làm nơi cư trú chính của mình.
“Giá vàng 24k mua vào là 315.000 đồng, bán ra là 325.000 đồng. Giá vàng 18k mua vào là 217.000 đồng, bán ra là 240.000 đồng”, thông tin ghi trên bảng giá vàng của tiệm.
Giá vàng thấp đến bất ngờ khiến nhiều người hoài nghi tính xác thực của bức ảnh.
Qua tìm hiểu, bức ảnh trên của gia đình anh Trương Đình Luật (46 tuổi, TPHCM), được chụp vào năm 1988. Anh Luật là cậu bé trong ảnh, chụp cùng bố mẹ và chị gái tại tiệm vàng của gia đình.
Anh Luật cho biết: “Thời điểm chụp ảnh, tôi đang học lớp 5. Lúc đó, gia đình tôi có 4 người, sau này có thêm 2 người em nữa. Bức ảnh do một người khách Tây chụp và rửa tặng cho gia đình tôi.
Cách đây khoảng 2 – 3 tháng, khi giá vàng biến động tăng cao, tôi có đăng ảnh này lên trang cá nhân. Mục đích của tôi chỉ để bạn bè cảm nhận giá vàng ngày xưa so với hiện tại quá chênh lệch”.
Anh Luật không ngờ nhiều người lấy lại bức ảnh chụp gia đình anh chia sẻ lên TikTok, Facebook, Instagram… Gần đây, bạn bè của anh thấy bức ảnh được chia sẻ khắp nơi nên gửi cho anh xem.
“Thấy ảnh, tôi rất bất ngờ, không nghĩ mọi người lại quan tâm như thế. Dù việc chia sẻ không ảnh hưởng đến gia đình nhưng tôi đọc được một số bình luận không tế nhị lắm”, anh Luật chia sẻ.
Tiệm vàng trong bức ảnh do cha mẹ anh Luật gây dựng, từ lâu đã không còn kinh doanh. Hiện, gia đình chỉ còn vợ anh kinh doanh đá quý phong thủy tại nhà.
Rôm rả câu chuyện giá vàng
Anh Luật cho biết, thị trường vàng những năm 1990 không nhộn nhịp như hiện tại. Lúc đó, thị trường chỉ có vàng lá, vàng nhẫn, chưa có vàng miếng SJC. Giá vàng thấp nhưng nhiều người không mua nổi 1 chỉ vàng.
Thời học cấp 3, anh thường phụ cha mẹ trông tiệm vàng vào những lúc rảnh rỗi. Sau này, anh Luật không theo nghề gia đình mà chuyển hướng sang công việc khác.
Khi lập gia đình, anh hướng dẫn vợ buôn bán những món hàng đá quý do cha mẹ để lại. Quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập đủ trang trải sinh hoạt hàng ngày, lo cho con cái ăn học.
Bức ảnh gia đình là một phần ký ức của anh Luật đã giúp nhiều người nhớ về giá vàng trong khoảng năm 1988 – 1995.
Tài khoản Tai Nguyen bình luận: “Ngày xưa chỉ người giàu mới mua được vàng, chứ người nghèo không mua nổi.
Thời giá vàng 300.000 đồng/chỉ thì lương khoảng 420.000 đồng/tháng. Bây giờ, lương tháng 9 - 10 triệu, tính ra cũng tương đương”.
Trong khi đó, tài khoản Thanh Huỳnh chia sẻ: “Năm 1994, tôi bán 10 lượng vàng được 34 triệu đồng.
Bao nhiêu đó tiền chỉ đủ mua được một chiếc xe dream Thái. Ngày nay, tôi bán khoảng 5 chỉ vàng đã mua được xe tay ga loại tốt”.
Hiện tại, câu chuyện về giá vàng thông qua bức ảnh của gia đình anh Luật vẫn “nóng” trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Thông qua chuyện giá cả, nhiều người có dịp ôn lại chuyện cũ, nhắc lại những khó khăn đã qua.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Kỷ vật là những quả lựu đạn, lưỡi lê, vỏ đạn, đôi dép cao su, thắt lưng, lược, thuốc, tiền xu... đã hoen gỉ.
Ông Hồ Thanh Hải, cựu quân nhân ở TP Thanh Hóa cho biết, năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 27/7, ông lại đến nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng thắp hương cho đồng đội.
“Ngoài việc thắp hương, tưởng nhớ đồng đội, tôi còn tới ngắm những kỷ vật của các anh đang được lưu giữ ở đây. Những kỷ vật ấy đã gắn bó với người lính như chúng tôi, nên khi nhìn vào kỷ vật là bao nhiêu ký ức ùa về.
Kỷ vật là những thứ giản dị như: Lược, bật lửa, gương… mà người lính mang theo khi chiến đấu. Lúc ngã xuống, hài cốt của các anh được đưa về kèm theo những kỷ vật quý giá này”, ông Hải nói.
Cũng như ông Hải, ông Trịnh Mạnh Hùng (SN 1954), cựu chiến binh Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, cho biết, cứ đến ngày 27/7, ông lại về nghĩa trang Hàm Rồng để dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
“Tôi tham gia ở chiến trường miền Nam, những kỷ vật của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh bên Lào cũng là những đồ dùng mà những người lính như chúng tôi đều có.
Chính vì vậy, mỗi lần đến đây, nhìn vào những kỷ vật này, bao nhiêu ký ức về thời chiến lại ùa về trong tim tôi”, ông Hùng chia sẻ.
Một số hình ảnh về kỷ vật của liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào.