
khi Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng giá điện ở nước ta còn thấp so với mặt bằng thế giới, đồng thời việc chia giá điện thành 6 bậc là cần thiết thì nhiều ý kiến cho rằng tư duy độc quyền, bán điện theo giá bậc thang đã lỗi thời trước nhu cầu chính đáng của người dân về mặt hàng đặc biệt này.
Giá điện bậc thang bất hợp lý
Trang www.globalpetrolprices.com thống kê giá điện sinh hoạt ở 126 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại thời điểm tháng 9/2019, nơi có giá điện sinh hoạt rẻ nhất là Venezuale (hoàn toàn miễn phí) và nơi có giá điện sinh hoạt cao nhất là Bermuda (9.474 đồng/kWh). Việt Nam có giá điện sinh hoạt thấp thứ 41 (1.877 đồng/kWh) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu được nêu.
Với một hộ gia đình có 4 người, chỉ sử dụng những thứ thiết yếu nhất (như thắp sáng, quạt mát, xem truyền hình, tủ lạnh, nấu cơm, đun nước,…), thì mỗi tháng tối thiểu cũng phải sử dụng đến 250 kWh điện. Theo biểu giá điện sinh hoạt hiện tại, số tiền phải trả là 549.000 đồng (bình quân 2.196 đồng/kWh).
Tuy nhiên, sang mùa nóng, nếu gia đình sử dụng thêm 1 máy điều hòa công suất 9000 BTU với thời gian 10 tiếng/ngày thì chỉ số điện sử dụng sẽ vào khoảng 500 kWh, số tiền phải trả là 1.322.000 đồng (bình quân 2.644 đồng/kWh).
Như vậy, với một hộ gia đình nhỏ thì giá điện sinh hoạt thực tế cao hơn giá bình quân là 319 đồng/kWh (tăng 17%) vào những tháng mát mẻ và 767 đồng/kWh (tăng 41%) vào những tháng hè.
Sự chênh lệch này còn cao hơn đối với các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện lớn do giá điện bậc thang của EVN.
Theo nhiều người, việc chia giá điện thành 6 bậc đi ngược lại quy luật cung – cầu trong phát triển kinh tế và hạn chế nhu cầu chính đáng của người dân về sử dụng các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ cuộc sống.
Theo ông Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam (được báo Lao Động trích dẫn) thì việc phân biểu giá điện thành 6 bậc đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu chính đáng của người dân.
Đầu tư, phát triển thiếu đồng bộ
Theo Bộ Công thương, nhu cầu về điện ở Việt Nam tăng xấp xỉ 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tạo ra sức ép lớn cho ngành điện về sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn điện trước nhu cầu ngày một tăng cao.
Quyết định của Thủ tướng đã thu hút được nhiều đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Chỉ tính riêng 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đã có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất đạt 2.027 MWh. Dự kiến, đến cuối năm nay, công suất các dự án năng lượng tái tạo ở hai tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MWh.
Việc phát triển nóng các dự án năng lượng tái tạo lại gây ra hiện tượng “thừa điện, thiếu đường dây”, bắt buộc các nhà máy sản xuất điện phải cắt bớt nguồn cung. Rốt cuộc, các doanh nghiệp sản xuất vẫn khó bán điện, dân thì đói điện và EVN thì bán điện với giá 6 bậc gây khó cho người dân.
Lối đi nào cho ngành điện Việt Nam?
Để phát triển bền vững ngành điện thì phải đồng bộ ở ba khâu: sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Đây là việc rất khó vì cần nguồn vốn đầu tư cao, lại không thể triển khai trong ngày một ngày hai.
Ngày 18/6/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây có thể là một giải pháp tốt cho ngành điện phát triển lâu dài, bền vững.
Nên chăng, nhà nước đầu tư và quản lý khâu truyền tải điện. Đây được xác định là tài sản cố định, có vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu. Do đó cần nhà nước đầu tư và quản lý hệ thống truyền tải bao gồm lưới điện cao thế, trung thế, hạ thế.
Khâu sản xuất thì nên thu hút đầu tư rộng rãi đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thông qua đấu thầu công khai, lựa chọn những đơn vị cung cấp điện và phân phối điện tốt nhất, giá cả phải chăng nhất.
Khâu phân phối điện cũng nên đấu thầu công khai để chọn ra nhà quản lý, phân phối điện tốt nhât và hiệu quả nhất. Cần xóa bỏ vai trò độc quyền của EVN như hiện nay.
Với một hệ thống đồng bộ trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện đồng bộ, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dân, chắc chắn ngành điện Việt Nam sẽ phát triển bền vững, tránh được các sự cố không đáng có như thời gian vừa qua.
Độc giả Bảo Anh
Mời bạn đọc chia sẻ các ý kiến của mình về những vấn đề quan tâm theo địa chỉ: [email protected]. Trân trọng cảm ơn
Dòng bức xúc về hóa đơn tiền điện tăng cao vẫn tiếp tục nối dài khi báo chí phát hiện thêm nhiều trường hợp “sai sót” mới trong những ngày qua.
" alt=""/>Cần đổi mới tư duy quản lý ngành điệnKhi bằng cấp từ các trường đại học nước ngoài mất đi lợi thế cạnh tranh tại Trung Quốc, du học sinh về nước làm việc đang nhận phải nhiều quan điểm trái chiều từ các nhà tuyển dụng.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có 703.500 công dân nước này đi du học vào năm 2019. Cũng trong năm học 2019-2020, thêm 100.000 sinh viên mới từ Trung Quốc du học Anh, tăng 20% so với năm trước.
Hiện tại, Anh vẫn là điểm đến phổ biến của sinh viên Trung Quốc, chủ yếu từ các gia đình khá giả.
Nhiều năm nay, sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài được coi là vượt trội hơn về các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ, được săn đón nhiều trên thị trường việc làm của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia và những người tìm việc trẻ tuổi cho rằng quan điểm này ngày càng bị phủ nhận.
![]() |
Du học sinh ngày càng khó tìm việc khi trở về. Ảnh: Xinhua |
Theo giáo sư Aaron Koh Soon Lee từ Khoa giáo dục Đại học Hồng Kông Trung Quốc, trước đây, các nhà tuyển dụng có xu hướng nghĩ rằng trải nghiệm một hệ thống giáo dục ngoại quốc khiến sinh viên tự do và sáng tạo hơn. Họ coi du học phương Tây là tốt nhất. Điều này khiến bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài giống như một tấm giấy thông hành với sinh viên.
Nhưng khi các trường đại học Trung Quốc thăng tiến trên các bảng xếp hạng thế giới, sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài trở về nước nhận thấy họ không còn là lựa chọn hàng đầu.
“Tôi không nghĩ chúng tôi có nhiều lợi thế hơn những sinh viên tốt nghiệp đã học ở đây, đặc biệt nếu chúng tôi nộp đơn vào các công ty địa phương hoặc quy mô nhỏ, nơi nhà tuyển dụng quen thuộc hơn với các trường đại học ở Trung Quốc thuộc dự án 985 và 211 (dự án đầu tư các trường đại học trọng điểm thành những đại học đẳng cấp thế giới của Chính phủ Trung Quốc)” - Lea Chen Hei Yu, sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học tại Đại học Bristol năm 2018, một trường đại học hàng đầu ở Anh nói.
Chen, hiện đang làm việc với tư cách là biên tập viên tin tức tài chính cho biết: “Người phụ trách công ty trước đây của tôi không biết Trường Kinh tế Luân Đôn là gì. Các trường đại học nổi tiếng phương Tây không được biết đến rộng rãi như mọi người thường nghĩ đâu”.
Trong khi đó, Larissa Wu Wenxi, sinh viên năm thứ nhất tại Trường Xã hội học, Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế Bristol, nhận định khoảng cách giữa các trường đại học trong và ngoài nước đang thu hẹp.
“Những sinh viên vào được các trường trong dự án 985 và 211 mới thực sự là những người có năng lực và tâm huyết nhất ”cô nói.
Cô chia sẻ thêm rằng: “Một số công ty trong nước thậm chí còn cho rằng những người theo học bậc sau đại học ở nước ngoài đang cố gắng trốn tránh kỳ thi tuyển sinh của Trung Quốc vì không đủ khả năng”.
Theo một cuộc khảo sát năm 2020, được thực hiện bởi công ty tư vấn Emerging của Pháp và tạp chí Times Higher Education, Trung Quốc xếp thứ 5 thế giới về khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong thập kỷ qua.
Trong bảng xếp hạng này, Anh chỉ xếp trên Trung Quốc một bậc.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, hơn 6,5 triệu người đã du học ở nước ngoài từ năm 1978 đến năm 2019, và gần 90% trở về nước sau khi kết thúc khóa học.
Trung Quốc đã tạo ra 11,33 triệu việc làm trong 10 tháng đầu năm nay và tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát là 4,9% kể từ tháng 9, mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Giáo sư Aaron Koh Soon Lee tiếp tục chia sẻ: “Sinh viên quốc tế nhiều khi bị đối xử như những món hàng hái ra tiền. Thu nhập của các trường đại học nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào học phí mà sinh viên phải trả, nhưng thật không may, một số trường không đem lại cho sinh viên giá trị tương đương với số tiền mà họ đã đóng.
Những sinh viên tốt nghiệp như Lea Chen Hei Yu và Larissa Wu Wenxi cho biết cuối cùng họ cảm thấy thoải mái hơn khi ở Trung Quốc, đó là lý do họ quyết định quay trở lại.
Mai Anh (Theo SCMP)
Tốt nghiệp thạc sĩ tại ngôi trường đại học danh tiếng, là người đồng sáng lập một trung tâm tiếng Anh, tuy nhiên, sau lệnh cấm dạy thêm ở Trung Quốc, Du Yang bỗng dưng mất việc. Anh buộc phải chuyển sang làm nghề xe ôm.
" alt=""/>Du học sinh ngày càng 'mất giá' trên thị trường việc làm