Trước chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, dự kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Baqer Qalibaf, ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cũng sẽ hội kiến Tổng thống Iran Ebrahim Raisi; dự Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; phát biểu chính sách tại Viện Nghiên cứu chính trị và quốc tế; tiếp lãnh đạo một số cơ quan, địa phương của Iran và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Iran…
Người phát ngôn nhấn mạnh, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là hoạt động trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 2018 đến nay và là hoạt động quan trọng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Iran.
Còn Đại sứ Việt Nam tại Iran Lương Quốc Huy cho biết, trong chuyến thăm, bộ ngành và địa phương hai nước sẽ gặp gỡ, trao đổi nội dung và ký nhiều văn kiện là cơ sở quan trọng cho việc triển khai hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, thể thao, văn hóa và tư pháp, pháp luật.
Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là một trong những điểm nhấn của chuyến thăm, với sự tham dự của lãnh đạo bộ ngành, địa phương hai nước, đặc biệt là hơn 100 doanh nghiệp hai nước thuộc lĩnh vực từ thương mại, nông nghiệp đến công nghệ cao, hóa chất, ngân hàng….
Diễn đàn là cơ hội giao thương tốt cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý hai bên nắm bắt nhu cầu của nhau, cùng hợp tác tháo gỡ khó khăn.
Việt Nam và Iran chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 4/8/1973, tuy nhiên, quan hệ hai nước đã có bề dày lịch sử lâu đời.
Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Iran vẫn không ngừng được củng cố, giữ đà phát triển tích cực và đạt được một số thành tựu. Kim ngạch hai chiều năm 2022 đạt khoảng 100 triệu USD. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Iran chủ yếu được thực hiện thông qua nước thứ ba nên kim ngạch thương mại thực tế có thể vượt xa thống kê hàng năm.
Hai nước đã tiến hành 9 kỳ họp của Ủy ban Liên Chính phủ, 7 phiên tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng. Quan hệ Nghị viện Việt Nam – Iran tiếp tục được chú trọng và phát triển tốt đẹp.
Trao đổi đoàn, tiếp xúc giữa bộ, ngành hai nước được duy trì dưới nhiều hình thức. Iran và Việt Nam thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại tổ chức, diễn đàn đa phương, đặc biệt tại Liên Hợp Quốc.
Ảnh: Quốc hội
" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến IranCác bộ trưởng chia sẻ nhận định chung về tình hình bất ổn, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay, trong đó nổi trội là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, vấn đề an ninh xuyên biên giới cùng diễn biến phức tạp tại nhiều điểm nóng. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng hơn cả với ASEAN là giữ vững đoàn kết, tích cực tham vấn để tìm kiếm phương thức ứng xử phù hợp, và duy trì cách tiếp cận cân bằng, hài hòa trong quan hệ đối ngoại.
Các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị chung được nêu trong các văn kiện...
Các bộ trưởng khẳng định mong muốn của ASEAN về mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, đồng thời nhấn mạnh sự tham gia của các đối tác tại khu vực phải trên cơ sở tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, cùng đóng góp xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.
Trao đổi về vấn đề quốc tế, khu vực, các bộ trưởng chia sẻ quan ngại về tình hình phức tạp tiếp diễn tại Myanmar, nhấn mạnh ASEAN cần giữ vững đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm trong hỗ trợ Myanmar, bảo đảm hình ảnh và uy tín của ASEAN.
Về lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, các bộ trưởng tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Hội nghị cũng kêu gọi các đối tác tôn trọng vai trò trung tâm và lập trường của ASEAN, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ tính cấp thiết việc phát huy vai trò của cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong bối cảnh hiện nay. ASEAN cần đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc cũng như tính mở và bao trùm của cơ chế trên cơ sở tiếp cận cân bằng, khách quan, đáp ứng quan tâm chính đáng của tất cả các bên.
Bộ trưởng ủng hộ ASEAN tăng cường quan hệ với các đối tác, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của các đối tác tại khu vực, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, cùng ứng phó thách thức chung. Đồng thời, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh các đối tác cần tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN cả bằng lời nói và hành động, cùng ASEAN xây dựng lòng tin, thu hẹp khác biệt, cùng thúc đẩy đối thoại và hợp tác thực tâm.
Bộ trưởng chia sẻ lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề quốc tế, khu vực. Về Biển Đông, Bộ trưởng nhấn mạnh cần bảo đảm môi trường thuận lợi cho đàm phán COC, đề nghị ASEAN cần kiên trì với lập trường nguyên tắc, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, cùng hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình và hợp tác.
Sáng mai, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ tham dự cuộc họp với đối tác Ấn Độ, New Zealand, Nga, Australia và Trung Quốc để kiểm điểm hợp tác và đề ra định hướng thời gian tới.