- Tìm hiểu nguyên nhân trẻ không nghe lời để có hướng giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa cha mẹ và trẻ,ácphươngphápgiáodụckhitrẻkhôngchịunghelờla liga 2024 cũng là cách để cha mẹ tìm hiểu về giáo dục kỹ năng sống cho con.
- Tìm hiểu nguyên nhân trẻ không nghe lời để có hướng giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa cha mẹ và trẻ,ácphươngphápgiáodụckhitrẻkhôngchịunghelờla liga 2024 cũng là cách để cha mẹ tìm hiểu về giáo dục kỹ năng sống cho con.
![]() |
Hằng ngày, anh Phụng đều đến quán cơm từ thiện của vợ chồng anh Sáng - chị Thảo nhận 2 hộp cơm miễn phí. |
Đi đứng khó khăn, do bị thoái hóa khớp háng nhưng hằng ngày anh Nguyễn Văn Phụng (43 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh) vẫn cố gắng bán vé số mưu sinh và để dành tiền mua thuốc uống chống chọi với những cơn đau nhức.
“Mỗi ngày, bán vé số, tôi kiếm được vài chục nghìn tiền lãi. Bình thường, tôi ăn cơm mất 20.000 đồng/bữa. Từ khi có cơm miễn phí của anh Sáng, tôi đỡ khó khăn hơn nhiều. Ngày tôi xin hai phần. Một phần ăn buổi trưa, phần còn lại để dành chiều ăn”, anh Phụng nói.
Hơn 13h, hớt hải đẩy xe ve chai vào đường, bà Nguyễn Thị Bé (60 tuổi) hỏi vợ chồng anh Sáng: “Còn cơm không cô chú ơi?”.
Nghe vậy, chị Ngô Ngọc Thảo (43 tuổi, vợ anh Sáng) nói: “Cơm còn nhiều, lấy mấy hộp cô ơi”. Nói xong, chị liền bới hộp cơm và thức ăn rồi đi ra đưa cho bà Bé.
“Cơm của cô chú ở đây ngon lắm. Ngày nào tôi cũng đến nhận. Do tôi đi nhiều nơi để nhặt ve chai nên thường tới quán muộn. Có hôm hết cơm, được cô chú nấu mì cho ăn miễn phí”, bà Bé nói. Bà cho biết, do kinh tế eo hẹp, nên hằng ngày bà chỉ nấu cơm tối, bữa trưa ghé quán của anh Sáng ăn miễn phí.
“Nhờ vậy, mỗi tháng tôi tiết kiệm thêm được ít tiền, dành dụm lo cho gia đình”, bà cười nói.
![]() |
Cơm phát cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, do chính tay chị Thảo nấu. |
Quán cơm của anh Sáng được bày trí đơn giản, chỉ là căn nhà bằng tôn và bộ bàn dài. Phía trước cửa có biển hiệu "Cơm từ thiện, quần áo từ thiện".
Mỗi ngày, quán phục vụ khoảng 200 suất ăn miễn phí. Để có những bữa cơm ngon, sạch sẽ phục vụ người có hoàn cảnh khó khăn, mỗi buổi chiều anh Sáng chạy xe ra các chợ ở Cao Lãnh nhận rau củ quả, nhu yếu phẩm mà các tiểu thương ủng hộ. Hôm nào, các tiểu thương cho nhiều, anh mang tặng lại cho các bếp ăn từ thiện ở bệnh viện, chùa…
![]() |
Do tình hình dịch bệnh nên vợ chồng anh Sáng ngừng nhận khách đến ăn cơm tại quán... |
![]() |
...thay vào đó anh chị vào hộp để phát cho mọi người. |
Từ sáng sớm, chị Thảo đã thức dậy nấu hai nồi cơm với 20kg gạo, rồi chế biến thực phẩm. Đến khoảng 10h, cơm, thức ăn chín, người lao động nghèo cũng bắt đầu đến quán nhận bữa ăn trưa.
Lúc chưa có dịch, mọi người tập trung ăn ở quán rồi sang những chiếc võng do anh Sáng mắc để nằm nghỉ.
“Hồi đó, tụi tôi ăn ở quán thường dặn nhau ăn nhanh nhanh để nhường chỗ cho người khác. Từ khi dịch bệnh, cô chú phát cơm mang về nhưng ai già yếu vẫn được ngồi tại quán ăn”, bà Bé nói.
Ở nhà thuê nhưng mê làm từ thiện
Anh Sáng quê ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh dắt ba người con gái sang Đồng Tháp ở trọ, làm thuê.
Những lúc quá khó khăn, vợ chồng anh nhận được gạo của các mạnh thường quân. Cũng từ đó, anh ấp ủ ý định làm việc thiện khi có điều kiện.
![]() |
Anh Sáng - người phát cơm miễn phí cho người nghèo. |
Cách đây 5 năm, việc kinh doanh sân bóng cũng dần ổn định, nhưng cả gia đình anh vẫn ở thuê. Anh Sáng bàn với vợ nấu cơm, làm món chay đem đến chợ, những cung đường tập trung nhiều người bán vé số, khó khăn để phát miễn phí.
“Mình đã từng trải qua khổ sở, khó khăn nên rất thương bà con có hoàn cảnh khốn khó. Từ đó, tôi cùng vợ nấu cơm phát miễn phí với mong muốn góp phần nhỏ vơi bớt gánh nặng lo toan cho họ. Tôi làm việc này vì cái tâm thiện nguyện của mình”, anh Sáng nói.
Ngày đầu việc làm thiện nguyện, họ gặp không ít khó khăn, đặc biệt nhận nhiều ánh mắt nghi ngờ, thậm chí có người nói vợ chồng anh làm chuyện bao đồng.
“Với quyết tâm và nhận được sự động viên của người thân, tôi đã vượt qua được và đến nay vẫn còn giúp đỡ bà con", anh Sáng nói.
Anh kể thêm: “Khi đó, có người hỏi tôi lấy tiền ở đâu ra mà làm từ thiện. Có người chửi tôi: "Vợ con không lo, đi làm chuyện bao đồng". Tôi làm bằng cái tâm nên những chuyện đó bỏ ngoài tai”.
Khi thấy việc thiện của anh Sáng duy trì từ năm này sang năm khác mà chẳng vụ lợi gì cho bản thân, mọi người khâm phục rồi chung tay cùng anh.
![]() |
Nơi anh Sáng thuê để phát cơm, nước, quần áo cho người nghèo. |
![]() |
Hằng ngày, có nhiều người mang quần áo đến nhờ anh Sáng phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. |
Để bà con có chỗ ngồi ăn đàng hoàng, anh quyết định thuê mặt bằng mở quán cơm từ thiện và dành một khoảnh nhỏ làm nơi sinh hoạt gia đình. Trong đó, tiền thuê nhà mỗi tháng 3,5 triệu đồng, chưa kể tiền điện, nước.
“Vợ bán nước giải khát, tôi rửa xe máy, ngày nào đắt khách cũng được vài trăm nghìn. Tôi tằn tiện để trả tiền thuê nhà, điện, nước và trích ra một phần để duy trì nấu cơm từ thiện. Ba đứa con, đứa lớn đã có chồng, hai đứa nhỏ vẫn còn đi học nhưng được các dì lo chi phí ăn học”, anh nói.
Điều đặc biệt ở quán cơm từ thiện của anh Sáng là không có thùng tiền quyên góp. Anh nói: “Mình đã có tâm làm thiện nguyện, không thể để thùng tiền quyên góp. Người có hoàn cảnh khó khăn đến ăn cơm từ thiện nhưng mình để thùng tiền quyên góp không khác gì họ đến mua cơm ăn. Đó không khác nào là hình thức kinh doanh”.
Anh cho biết, nếu mạnh thường quân nào “dư của ăn, của để” đến ủng hộ cùng giúp đỡ người nghèo, anh sẽ nhận.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan (nay là Bộ trưởng NN&PTNT) gửi thư khen việc làm của anh Sáng. |
Ngoài ra, anh Sáng còn bố trí chỗ để quần, áo đã qua sử dụng để người khó khăn đến lựa, mang về mặc. Khi thấy ở đâu có người nghèo, gặp khó khăn về nhà ở, anh đi vận động cất nhà tình thương. Những ngày rằm lớn, các mạnh thường quân ủng hộ gạo, nhu yếu phẩm, anh Sáng liên hệ với chính quyền xin địa chỉ người nghèo để tặng quà.
“Tôi không uống cà phê, rượu bia hay thuốc lá nên cuộc sống khá đơn giản. Hằng ngày, xong việc gia đình, tôi đóng cửa sớm để nghỉ ngơi. Vợ chồng tôi tâm niệm chỉ cần cuộc sống không muộn phiền, không toan tính, giúp ích được cho đời là hạnh phúc rồi”, anh tâm sự.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Cao Lãnh cũng tặng giấy khen cho anh Sáng |
Tháng 5/2020, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan (nay là Bộ trưởng NN&PTNT) đã gửi thư khen anh sáng.
Trong thư, ông Lê Minh Hoan viết: “"Tôi vui mừng được biết ông Lâm Văn Sáng là tấm gương trong hoạt động thiện nguyện, đóng góp, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Bằng những việc làm thiết thực, ông Sáng xứng đáng là cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thay mặt Ban thường vụ Tỉnh ủy và tình cảm cá nhân tôi biểu dương những việc làm ý nghĩa của ông đối với công tác an sinh xã hội địa phương”.
Ngoài ra, anh Sáng còn được Chủ tịch UBND TP Cao Lãnh tặng giấy khen.
Hai vợ chồng ở miền Tây xây dựng nhà rồi "mời" những bệnh nhân chạy thận về sống, miễn phí việc ăn uống.
" alt=""/>Vợ chồng ở nhà thuê mỗi ngày tặng trăm suất cơm cho người nghèoNgày 21/9, Chuyện tối nay với Thành chính thức ra mắt.
MC Trấn Thành làm chủ xị show 'Chuyện tối nay với Thành'
Hồ Ngọc Hà bị tố hủy show nước ngoài vì thiếu Trấn Thành
![]() |
Chuyện tối nay với Thành là chương trình trò chuyện (talk show) kết hợp biểu diễn nghệ thuật được đầu tư vô cùng công phu, hoành tráng với sự tham gia của hai gương mặt host cá tính: Trấn Thành và Đức Trí. |
![]() |
Chương trình được lấy cảm hứng từ hình ảnh một khách sạn 5 sao bí ẩn nằm lưu lạc giữa lỗ hổng thời gian. Ở đó, khán giả sẽ có thể bắt gặp hình ảnh của ông chủ Trấn Thành, một người cực kỳ thâm trầm, khôn ngoan. |
![]() |
Và bên cạnh đó, khách sạn bí ẩn này còn có quản gia - nhạc sĩ Đức Trí. |
![]() |
Ngoài phần trò chuyện với các khách mời là những nhân vật nổi tiếng trong giới showbiz, doanh nhân như Đàm Vĩnh Hưng, Minh Hằng, Thanh Hà…, hai vị host của khách sạn đặc biệt này cũng mang đến nhiều thử thách vị giác vui nhộn. |
![]() |
Và sau đó, phần biểu diễn nghệ thuật “sống” của các khách mời ngay tại sân khấu cũng là một điểm nhấn khiến chương trình trở nên hoàn hảo hơn, lưu lại được ký ức tươi đẹp trong lòng khán giả. |
![]() |
Ngoài ra, sân khấu của chương trình còn được thiết kế vô cùng công phu, bắt mắt với những vật liệu đắt tiền để có thể tạo ra được hình ảnh và dáng dấp của một khách sạn 5 sao “thứ thiệt”. |
![]() |
'Ông chủ' Trấn Thành bị truyền thông quây kín. |
Ngọc Quý
Chương trình được lấy cảm hứng từ hình ảnh một khách sạn bí ẩn nằm lưu lạc giữa lỗ hổng thời gian. Ở đó, khán giả sẽ có thể bắt gặp hình ảnh của ông chủ Trấn Thành, một người cực kỳ thâm trầm, khôn ngoan" alt=""/>Trấn Thành bất ngờ trở thành 'ông chủ' của khách sạn 5 saoKhông tin mình trồng được vườn hoa đẹp
Trời chiều, nắng tắt, chị Đinh Thị Diệu Hiền (ngụ Quận 11, TP.HCM) lại lên sân thượng, hòa mình vào vườn hoa hồng đang khoe sắc, tỏa hương ngào ngạt. Chị nói, đến bây giờ, chị cũng không tin mình có thể trồng được vườn hoa hồng đẹp đến thế. Bởi, hoa hồng là loài thích hợp với khí hậu ôn đới trong khi TP.HCM lại quanh năm nắng nóng.
Chị Hiền kể, chị trồng hoa vì yêu và muốn làm đẹp cho căn nhà của mình. Thế nên, khi thấy ban công nhiều căn nhà ở nước ngoài được phủ kín bởi hoa hồng, chị đã mơ ước có thể trồng được loài hoa này trên ban công nhà mình.
![]() |
Vườn hoa có nhiều loại hoa hồng nội, ngoại nhập khác nhau. |
Đam mê ấy càng thêm cháy bỏng khi chị nhận thấy tại Việt Nam đang xuất hiện phong trào trồng hoa hồng ngoại. Không thể chần chừ thêm, chị đặt mua một chậu hồng từ tỉnh Phú Thọ về trồng trên ban công căn nhà.
“Hồng đỏng đảnh lắm. Phải hiểu mới chăm hoa được. Lúc đầu, tôi chỉ trồng hồng ở các ban công. Tuy nhiên, tại đây cây không đủ nắng nên rất yếu, cho hoa nhỏ, ít. Thế là tôi bưng hoa lên sân thượng cho cây đủ nắng rồi lại bê cây xuống vị trí cũ”, chị Hiền chia sẻ.
![]() |
Để trồng được vườn hoa đẹp đến vậy trên sân thượng chị Hiền đã bỏ ra 3 năm mày mò thử nghiệm. |
Di chuyển cây liên tục khiến chị mệt mỏi và nảy ra ý định sẽ biến sân thượng đang trống thành vườn hoa trồng các loại hoa hồng. Tuy nhiên, chuyển cây lên sân thượng chị phải đối mặt với thực tế trời oi bức, nắng nóng đến bỏng rát.
Để cây phát triển tốt, cho hoa đẹp, chị lại mày mò và tìm ra công thức chăm sóc hoa cho riêng mình. Chị kể: “Ở ban công ít nắng, mỗi ngày tôi chỉ tưới xịt lá kỹ vào buổi sáng. Nếu trời nóng quá thì chiều tôi chỉ phun sương trên lá và phun trước 17 giờ. Chế độ bón phân cũng giảm phân có nhiều đạm bởi ít nắng mà nhiều đạm cây dễ sinh bệnh”.
![]() |
Những năm đầu, chị rơi vào căng thẳng vì việc trồng hoa liên tục thất bại. |
“Khi trồng trên sân thượng, cây sẽ có được nhiều nắng, gió hơn. Do đó, tôi tưới nước ngày 2 lần, phun xịt lá kỹ vào buổi sáng lẫn buổi chiều. Ngoài ra, tôi cũng chú ý khâu che mát cho mặt chậu bằng rơm, vỏ thông...hoặc trồng những loại rau, hoa rễ ngắn vừa cung cấp oxy vừa làm mát cho bộ rễ hồng”, chị thông tin thêm.
Mất ngủ, thao thức vì hoa
Chị nói, để tích lũy được kinh nghiệm ấy, chị đã trải qua những đêm không ngủ chỉ để suy nghĩ, tìm cách làm cho vườn cây sống, nở hoa đẹp. Năm đầu tiên trồng hoa, chị Hiền gần như lúc nào cũng rơi vào trạng thái căng thẳng, stress bởi đầu tư công sức, tiền bạc mà cây không đâm chồi, cho nụ, nở hoa.
![]() |
Đến nay, chị đã tìm ra bí quyết riêng để có thể trồng mọi loại hồng trên sân thượng căn nhà của mình. |
Không đầu hàng, chị tham gia, học hỏi kinh nghiệm từ các hội, nhóm trồng hoa hồng. Chị áp dụng kỹ thuật ấy vào vườn hoa của mình rồi bỏ thời gian nghiên cứu, tích lũy thêm kinh nghiệm từ thực tế chị chăm sóc hoa hàng ngày ngoài vườn.
Cuối cùng, sau 3 năm, chị đã hiểu và nắm bắt được các đặc tính của loài hoa hồng. Thậm chí, chị còn tích lũy được kinh nghiệm, kỹ thuật trồng hoa hồng trên sân thượng trong tiết trời nắng nóng quanh năm của TP.HCM.
![]() |
Sau 3 năm, chị đã phủ kín sân thượng trống của mình bằng rất nhiều loại hoa hồng cho hoa rực rỡ, ngào ngạt hương. |
Chị chia sẻ: “Hồng rất thích nắng ngoài yếu tố cần 3 giờ nắng trở lên thì còn cần các yếu tố: nhất đất, nhì chậu, tam giống. Phân bón chỉ là phần phụ cuối cùng. Thành phần đất trồng của tôi gồm: 25% đất thịt phù sa xay nhỏ, 45% phân trùn quế, xơ dừa đã xử lý, trấu hun, phân dơi và đá perlite”.
Chị cũng lưu ý việc trộn đất phải đảm bảo được yếu tố đất tơi xốp, thoát nước tốt. Do phải trồng hồng trong các chậu, đặt trên sân thượng nên chậu trồng cũng có các tiêu chí nhất định. Kinh nghiệm của chị Hiền là cần chọn chậu thoát nước tốt, thậm chí sau khi mua về, chị còn khoan thêm lỗ thoát nước.
![]() |
Để duy trì vườn hoa, chị Hiền bỏ ra nhiều công sức, thời gian chăm sóc với những kỹ thuật riêng của mình. |
Ngoài ra, chị Hiền cũng liệt kê các kỹ thuật bón phân cho cây. Chị luôn dành một ngày cuối tuần để bón phân, phun thuốc cho vườn hoa của mình. Đến nay, chị Hiền đã có trong tay kỹ thuật bón phân cho hoa hồng theo công thức, kinh nghiệm riêng biệt.
![]() |
Một trong những yếu tố để cây cho hoa sai, liên tục là kỹ thuật cắt tỉa cây. |
Những kỹ thuật này gồm: chọn phân cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn của cây, khi bón phân phải bón cách thành chậu 2-5cm, trước cắt hoa tàn 3 ngày thì bón phân cung cấp nhiều lân để kích ra rễ cho đợt mầm kế tiếp, sau khi cắt hoa tàn, bón phân cung cấp nhiều đạm, bón bánh dầu kết hợp tưới kích rễ bằng tảo biển…
![]() |
Điều đặc biệt, chị trồng hoa không sử dụng thuốc, phân hóa học mà chỉ sử dụng các chế phẩm từ thiên nhiên. |
Đặc biệt, chị Hiền trồng hoa hồng hoàn toàn hữu cơ và không dùng bất kỳ loại thuốc hay phân bón hóa học nào. Khi cần xử lý sâu bệnh, chị chỉ dùng dầu neem, tinh dầu cam…
Do đó, vườn hoa của chị vô cùng an toàn cho các thành viên trong gia đình. Thậm chí, hiện nay, dù đang mang thai và cận ngày sinh, chị vẫn lên sân thượng, ra vườn hồng ngắm hoa, chăm sóc cây mỗi ngày.
![]() |
Thế nên vườn hoa không chỉ đẹp mà còn rất an toàn. Các thành viên trong gia đình chị Hiền đều rất yêu thích vườn hoa. |
Hiện, vườn hoa trên sân thượng của chị Hiền có rất nhiều giống hoa hồng Việt như: hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng.
Nơi đây cũng có những loài hoa hồng ngoại có nét đẹp rất lạ và cuốn hút như: Soeur Emmanuelle, Juliet, Mac Spice, Angela, Masora, Mon Coeur, Friendship of Strangers, Purple Ice Cream, Corail Gelee, Kinda Blue, Amandine Chanel, Pope John Paul II, Double Delight...
![]() |
Dù đang mang thai, chị Hiền vẫn có thể ra vườn hoa để ngắm hoa, hít hương thơm ngào ngạt từ những đóa hồng. |
Chị Hiền chia sẻ thêm rằng, để hoa hồng cho hoa đẹp, đều thì việc cắt tỉa cây chiếm giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong khâu chăm sóc. Đối vói từng loại hồng, chị có một cách cắt tỉa cành cụ thể.
![]() |
Ngoài hoa hồng, hiện chị Hiền đang trồng thêm một số loại rau, trái sạch để bổ sung vào thực đơn của mình mỗi ngày. |
Chị chia sẻ: “Những dòng hồng leo khi cắt cành, cứ canh từ hoa xuống 5-6 nách lá chọn ngay nách có mắt mầm đẹp nhất mà cắt. Dòng bụi thì cứ cắt cách 2-3 nách lá, dòng hoa chùm, cắt dưới chùm 4-5 nách lá".
"Cắt hết cành tăm cành xấu thì cây rất dễ cho mầm gốc có hoa chùm dài. Muốn cây nở hoa đồng loạt thì khi cắt hoa tàn nên cắt 1 lần duy nhất, hoa nở trước có tàn thì cứ để trên cây đợi hoa nở sau cho hết xong mới cắt”, chị Hiền nói thêm.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh:Nhân vật cung cấp
Từ ngày có vườn hồng này, mỗi khi đi làm về, chị Liễu lại ra vườn ngắm cây, chụp hình những bông hoa mới nở làm kỷ niệm.
" alt=""/>Mẹ bầu biến sân thượng thành vườn hồng rực rỡ giữa Sài thành