Bà xã của Vũ Thắng Lợi là người kín tiếng, ít khi xuất hiện cùng chồng trong các sự kiện hay thậm chí cả liveshow lớn "Khát vọng'' diễn ra năm 2018 thì Mỹ Linh cũng chỉ ngồi hàng ghế khán giả cổ vũ chồng.Vũ Thắng Lợi chia sẻ với VietNamNet, bà xã Mỹ Linh luôn âm thầm là người đứng đằng sau để động viên, ủng hộ chồng tuyệt đối. ''Linh làm kinh doanh nhưng lại yêu nghệ thuật. Linh cho tôi sự yên tâm vì sự quán xuyến chăm 2 con, vun vén gia đình và cổ vũ chồng trong các dự án âm nhạc.
Khi thực hiện đĩa than Quê, có lúc tôi nói đùa, nếu anh làm đĩa than lần này mà lỡ bị lỗ thì em có lo không?, Linh nói có những thứ trong cuộc đời không đong đếm được lỗ hay lãi, nếu yêu thích anh hãy gắng làm cho tốt, không phải cho em, cho anh mà cho những người yêu mến và chờ đợi anh. Linh cũng dặn tuổi trẻ đi qua rất mau và chần chừ đôi khi là lỡ nhịp rồi tiếc nuối không hay... Chính những lời chia sẻ chân tình ấy của Linh khiến tôi thêm nhiều động lực cho sản phẩm mới lần này''.
 |
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi và bà xã Mỹ Linh. |
Vũ Thắng Lợi cũng chia sẻ hai năm qua, khi dịch Covid hoành hành, chứng kiến những cuộc “di dân” trở về quê của hàng ngàn người lao động thành phố, tim anh như thắt lại. "Tôi cũng từng là một chàng trai quê từ nghèo khó vượt qua biết bao sóng gió trong cuộc sống để vươn lên.
Nhìn những hình ảnh vợ chồng, con cái vượt hàng ngàn cây số trong muôn vàn vất vả, khó khăn để về quê, tôi thực sự xúc động. Những hình ảnh ấy minh chứng một điều, Quê– mãi mãi là mảnh đất bình yên, an toàn nhất của mỗi chúng ta và luôn bao dung, chào đón, che chở cho chúng ta mỗi khi sa cơ lỡ bước. Đấy chính là lý do mà tôi chọn chủ đề Quêcho đĩa than ra mắt dịp này'' - Vũ Thắng Lợi nói.
 |
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi. |
Với tựa đề "Quê'', ca sĩ Vũ Thắng Lợi đã thể hiện lối hát mộc, tĩnh, thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng và đong đầy cảm xúc với 8 ca khúc quen thuộc Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ(Nguyễn Văn Tý), Câu hò bên bờ Hiền Lương(Hoàng Hiệp), Tiếng đàn bầu(Nguyễn Đình Phúc), Tình yêu của đất và nước(Hoàng Vân), Tùy hứng lý qua cầu(Trần Tiến), Neo đậu bến quê(An Thuyên), Quê nghèo(Phạm Duy), Bên cạnh đó còn có một sáng tác gần đây của nhạc sĩ Đức Trí: Về với quê.
Nhạc sĩ Đức Trí đã rất giỏi khi khai thác chất liệu nhạc cụ cổ truyền kết hợp với nhạc cụ Tây phương. Thường thường, khi nói về nhạc dân gian, người ta thường nghĩ ngay đến “tranh - bầu - sáo - nhị” – những nhạc cụ đặc trưng dân tộc của Việt Nam. Tuy nhiên, ở các bản phối trong đĩa Quê, người ta thấy tiếng guitar làm chủ đạo, và nhiều nhạc cụ phương Tây như kèn saxophone, piano, violin, cello.
Trước câu hỏi của VietNamNet, vì sao lại lựa chọn ca khúc mới của mình vào đĩa than của Vũ Thắng Lợi? nhạc sĩ Đức Trí nói: Ngày xưa khi làm nhạc tôi đôi khi cũng thích hù doạ người nghe nhưng càng về sau này tôi càng muốn mình có tư duy và trầm tĩnh hơn trong âm nhạc. Tôi nói thật là không có gì là sợ khi bài hát mới của mình đặt cạnh các tác phẩm tên tuổi. Vũ Thắng Lợi là người lựa chọn ca khúc của tôi vì cậu ấy thích ngay từ lần đầu tiếp cận đã tự hát rồi up lên Facebook. Việc ca khúc này xuất hiện trong đĩa than Quê là từ sự yêu thích đó và nó cũng là ca khúc hợp lý cho phần kết cả một câu chuyện âm nhạc chúng tôi muốn kể’’
Vũ Thắng Lợi sinh năm 1985, tốt nghiệp thanh nhạc ở ĐH Văn hóa nghệ thuật Quân đội, tốt nghiệp xuất sắc cao học chuyên ngành biểu diễn tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Anh từng giành giải Nhất cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2008; giải Ba cuộc thi Tiếng hát mùa thu và giải Người thể hiện ca khúc hay nhất về Hà Nội; giải Nhì dòng Thính phòng cuộc thi Sao Mai 2011; Huy chương vàng cuộc thi nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015; Huy vương vàng Hội diễn toàn quân năm 2018. Hiện anh đang công tác tại Đoàn nghệ thuật Quân khu 2.
Vũ Thắng Lợi đã phát hành album ''Tình ca'', liveshow ''Khát vọng" từng có tên trong đề cử giải âm nhạc Cống hiến năm 2015 ở hạng mục Nghệ sĩ mới của năm.
Anh Phương

Vũ Thắng Lợi ca ngợi chuyện tình Khâu Vai trong MV 'Hương mộc miên'
Vũ Thắng Lợi ra mắt MV có tựa đề “Hương mộc miên” hướng tới các ngày kỷ niệm lớn của đất nước: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); Quốc tế lao động (1/5), Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5),...
" alt=""/>Người vợ kín tiếng ủng hộ ca sĩ Vũ Thắng Lợi ra đĩa than
Nước hàng là thứ giúp món ăn có màu sắc bắt mắt đồng thời tăng thêm hương vị cho món ăn. Chưng nước hàng không khó nhưng không phải ai cũng biết cách làm chuẩn. Cùng tham khảo kinh nghiệm chưng nước hàng sau đây nhé!Có nhiều cách chưng nước hàng khác nhau bạn ạ! Có người làm ướt đường, có người chưng đường khô, có người đảo đường lại có người không đảo. Cách dùng nguyên liệu và quy trình cũng đa dạng. Tuy nhiên, có một điểm chung quan trọng nhất mà bạn cần nắm bắt đó là thời điểm ĐƯỢC để hạ nhiệt nước hàng.
Sau khi tan chảy thành khối chất lỏng trong vắt và sôi bùng bục, đường chuyển dần sang màu vàng (130 – 150 độ C), rồi từ đó chuyển hoá với tốc độ nhanh dần sang vàng nâu, nâu-đỏ, đỏ-đen, đen-đỏ rồi đen-kịt.
Đặc biệt là khi đường ở ngưỡng đỏ-đen rồi thì chuyển sang cháy rất nhanh, nên ta phải canh nước hàng như thể rình mồi bóp cò vậy. Ta phải canh đúng thời điểm để đổ nước vào nồi đường đang chưng nhằm hạ nhiệt, nếu không nước hàng sẽ tiếp tục chuyển hoá và cháy.
Đó là khi nước hàng ở giữa khoảng đỏ đen(190 độ C) và đen đỏ (210 độ C).
Tuỳ theo màu sắc, độ ngọt và hương vị mong muốn, dần rà bạn sẽ có cách chưng và dùng nước hàng của riêng mình.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin hướng dẫn cách làm nước hàng mà tôi thấy là dễ thành công.
Nguyên liệu:
1 phần đường
1 phần nước hoặc nước dừa
Nước đủ để làm ướt đường
Một chút dấm để đường không bị kết tinh, 1/2 thìa cafe
Dụng cụ:
Nồi, nên dùng nồi đế dày và có tay cầm để dễ thao tác
Pastry brush (chổi quết dầu) nhúng vào nước lạnh để quét thành nồi bị bén - không bắt buộc.
Cách làm:

|
Cho đường và dấm vào nồi, cho nước đủ để làm ưót hết đường, tạo thành một hỗn hợp sền sệt. |
 |
Cho nồi lên bếp đun lửa to, cho tới khi đường bắt đầu chuyển màu thì hạ xuống lửa vừa. Thi thoảng lắc nhẹ nồi cho nhiệt tán đều. Nếu thành nồi bị bén thì bạn có thể dùng pastry brush đã nhúng vào nước lạnh để quét. |

|
Đun tiếp tới khi đường chuyển sang màu đỏ đen – đen đỏ (200 độ C), đổ từ từ khoảng 3 thìa nước vào ngay lập tức (cẩn thận nước bắn), sau đó đổ nốt phần nước còn lại vào và lắc nồi để được một hỗn hợp đồng nhất. |

|
Chờ nguội bạn cho nước hàng vào chai để dành dùng dần. |
Nước hàng chưng đúng điệu với tôi là có màu đỏ đen, thơm ngọt mùi caramel và khi nếm thì ngon - tuy có vị đắng nhưng là một vị đắng mê hoặc để ta lại thèm chấm mút thêm một chút nữa rồi một chút nữa, để tận hưởng sâu hơn cái vị thơm ngọt.
Người ta gọi nước hàng là kẹo đắng có lẽ cũng vì vậy - đắng đấy, nhưng vẫn là kẹo, ngọt ngào như một cái cắn yêu. Nước hàng phải đủ đậm để lên màu cho thịt kho, nhưng không được cháy đen đắng gắt mà khó ăn và làm thịt xỉn màu.
Dùng bao nhiêu nước hàng là đủ: Với nước hàng này, tôi thường dùng 5-7ml để tẩm ướp cho 100g thịt kho, càng nhiều thịt thì ta càng cần ít nước hàng hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc là bạn thích thịt kho còn nhiều hay ít nước nữa, càng nhiều nước thì ta càng cần nhiều nước hàng để lên màu và thêm vị, cũng giống như khi ta dùng muối để nêm nếm món ăn vậy.
6ml nước hàng /100g thịt là tỉ lệ khá an toàn để thịt không bị quá nhạt hay quá sẫm, trong khi nấu bạn có thể nêm nếm và điều chỉnh. Tuỳ theo sở thích và khẩu vị mà bạn có thể cho thêm một chút đường cho ngọt hay cho thêm nước hàng để màu đậm hơn.
Chú ý:
- Thời điểm ĐƯỢC (đã nói ở trên) quyết định nước hàng thành hay bại. ĐƯỢC là khi ta thấy cả khối nước hàng đã có sắc đen khá rõ (190-210 độ C) nhưng khi lắc nồi lại thấy màu đỏ bordeaux lóng lánh hiển hiện. Nước hàng thơm mùi caramel chứ không bị khét. Khi nước hàng nguội mà nếm, bạn sẽ thấy ngon. Tuy nước hàng có vị đắng nhưng đắng dễ chịu, vị đắng và vị ngọt cân bằng và bù trừ đưa đẩy, vị ngọt còn rất đậm.
- Đường chưng lên rất nóng, bạn chỉ nên nếm sau khi nước hàng đã nguội lại thôi nhé.
Một số thắc mắc khác về nước hàng:
- Nếu nước hàng bị non và thịt chỉ lên màu nhờ nhờ nhưng lại bị ngọt đường thì làm thế nào?
Đây là khi lượng đường trong món thịt kho đã đủ nhưng chưa chuyển hoá thành nước hàng nên thiếu màu và thiếu vị thơm. Nếu ta cho thêm nước hàng để lên màu cũng được nhưng thịt kho dễ bị ngọt quá.
Có một cách mà khi xưa tôi hay làm với nồi thịt kho mà nước hàng bị non (vì chưng nước hàng sống không chuẩn – đọc thêm ở dưới), đó là vớt thịt ra chỉ để lại nước và đun lửa to cho cạn dần để đường tiếp tục chuyển hoá và lên màu. Tới khi màu nước thịt đậm lại như mong muốn, tôi đổ thịt lại vào nồi kho và thao tác tiếp như bình thường. Làm cách này hơi tốn thời gian nhưng đảm bảo là nồi thịt kho vẫn ngon và đẹp mắt.
- Nếu nước hàng bị quá (hơi cháy) thì làm thế nào?
Nếu nước hàng chỉ hơi bị quá thôi thì ta có thể trộn với nước hàng non để được vị nước hàng như mong muốn. Nước hàng non là nước hàng mới chỉ có màu vàng nâu hoặc mới chỉ chuyển sang đỏ (150-170 độ C ). Ta có thể chưng sống nước hàng này ngay trước khi kho thịt hoặc làm một mẻ non để cân bằng lại mẻ nước hàng bị quá kia.
Đôi khi ta chỉ cần thêm chút đường để cân bằng lại là đủ.
* Chưng sống, là cụm từ tôi dùng để chỉ việc ta kho thịt bằng cách chưng nước hàng rồi đổ thịt vào đảo luôn.
- Nước hàng để được bao lâu?
Cá nhân tôi vẫn chưng nước hàng như thế này rồi cho vào lọ kín để tiện dùng. Tôi để nước hàng như vậy vài tháng vẫn tốt.
Tuy nhiên, nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể bảo quản nước hàng trong tủ lạnh hay cho thêm muối hoặc mắm.
- Nếu chưng nước hàng tươi/sống thì sao? Tức là khi nào làm thịt kho ta mới chưng nước hàng, khi nước hàng được là ta đổ thịt vào đảo luôn.
Đây là cách mà mẹ tôi hay dùng và tôi cũng hay dùng khi chưa có con nhỏ. Tôi thích cách này vì khi nước hàng và nồi đều đang rất nóng mà ta cho thịt vào đảo sẽ săn và rất thơm, đặc biệt là thịt đã được tẩm ướp hành tỏi mắm muối. Cách này cũng tạo nên hương vị phức tạp và thơm ngon hơn vì một phần protein ở thịt dưới tác động của nhiệt độ cao xảy ra phản ứng maillard tạo nên mùi vị giống ở thịt nướng rất hấp dẫn.
- Nếu cho nhiều nước vào với đường ngay từ đầu thì sao?
Thì bạn sẽ mất nhiều thời gian đun ban đầu hơn. Nước phải cạn hết hay ít ra là gần hết thì đường mới bắt đầu vàng và chuyển hoá được.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Cách chưng nước hàng