Lần lượt trong top 5 điểm đến hàng đầu trong danh sách là Almaty (Kazakhstan), Baku ( Azerbaijan), Osaka (Nhật Bản) và Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đứng vị trí thứ 5 tăng 396%.
Đà Nẵng có thế mạnh du lịch biển, ánh nắng và thời tiết thích hợp với sở thích của du khách Ấn. Bên cạnh đó Đà Nẵng có nhiều nhà hàng hải sản nổi tiếng với sức chứa từ 100-300 khách và hơn 30 Nhà hàng Ấn độ có phục vụ món Hala theo kiểu Ấn. Chợ Hàn và Chợ Cồn là những điểm đến mua sắm được đông đảo du khách Ấn Độ yêu thích.
Skyscanner là trang web cho phép mọi người tìm kiếm vé máy bay, phòng khách sạn, thuê xe. Sau gần 20 năm phát triển, Skyscanner đã trở thành một ứng dụng tìm kiếm vé máy bay, phòng khách sạn, thuê xe hàng đầu trên thế giới, hiện diện trên 30 ngôn ngữ với 100 triệu lượt người dùng hàng tháng.
" alt=""/>Đà Nẵng dẫn đầu trong 10 điểm đến hàng đầu dành cho du khách Ấn ĐộTheo vị chuyên gia, để có thể tái tạo được lao động cho đất nước, đảm bảo TFR từ 2,1 con/phụ nữ trở lên, phải tái tạo được gia đình và mỗi cặp vợ chồng sinh bình quân từ 2 con trở lên. "Kết hôn và sinh con là sự lựa chọn và quyền của mỗi công dân, đồng thời nó sẽ quyết định đất nước có tồn tại lâu dài hay sẽ tự tiêu vong", ông nhấn mạnh và nói vui: "Mỗi khi biết các bạn chuẩn bị lấy vợ, lấy chồng, tôi đều động viên sinh ít nhất 2 con".
Giáo sư Nhân cảnh báo nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội và chính sách dân số thì tổng tỷ suất sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm sâu hơn và duy trì thấp lâu dài. Nghiên cứu quy luật của 38 quốc gia giàu cho thấy khi TFR xuống dưới 2 là không thể quay lại, ông cho biết thêm.
"Chúng tôi đã làm dự báo thô dân số Việt Nam với 3 phương án. Với phương án cơ sở, năm 2050 là 107 triệu, 50 năm sau đó là 88 triệu, năm 2500 dân số Việt Nam là 5,2 triệu người, năm 3000 là 136.000", ông nói.
Để tăng trưởng kinh tế không dẫn tới suy thoái lao động và dân số, theo Giáo sư Nhân cần thống nhất vai trò không thể thay thế được của gia đình hạnh phúc đối với việc phát triển lao động, dân số bền vững và đất nước hạnh phúc.
Ông đề xuất thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng. Thực tế, nhiều người lao động làm việc 10-12 tiếng mỗi ngày, không có thời gian quan hệ bạn bè, chăm sóc gia đình...
Hiện tại, Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường, không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ/tuần. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
Để mỗi gia đình có thể sinh được 2 con, thu nhập của hai người đi làm phải nuôi được đàng hoàng 4 người (gồm hai người lớn, hai trẻ con), theo Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân. Vì vậy, chính phủ, doanh nghiệp và người lao động cần thống nhất nhận thức và giải pháp để gia đình hai người đi làm có đủ thu nhập để nuôi dạy, cho học hành đàng hoàng hai con.
"Cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người", Giáo sư Nhân đề xuất. Thêm nữa, cần thị trường nhà ở có tính cạnh tranh, sự hỗ trợ và giám sát của nhà nước để người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá cả chấp nhận được, để việc không có nhà trở thành một điều kiện không thể vượt qua khi kết hôn.
Bộ Y tế là cơ quan được giao soạn thảo Dự án Luật Dân số. Dự luật này đang được lấy ý kiến rộng rãi nhân dân, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 12.
" alt=""/>Đề xuất quy định lương đủ sống, giảm giờ làm để tìm bạn đời, tăng mức sinhDư nợ trái phiếu giảm 79 tỷ đồng, xuống còn gần 9.578 tỷ đồng tính tới cuối quý II/2024.
Bất động sản Hano-vid có địa chỉ trụ sở chính tại 430 Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Doanh nghiệp này nổi tiếng về việc phát hành trái phiếu để huy động tiền trong vài năm trước.
Giai đoạn 2020-2022, Hano-vid huy động gần 10.000 tỷ đồng thông qua 182 lô trái phiếu.
Trong đó, từ tháng 7-11/2020, Bất động sản Hano-vid đã huy động lượng lớn trái phiếu, với 180 lô, mỗi lô trị giá khoảng 50 tỷ đồng. Tổng cộng, chỉ trong vài tháng, doanh nghiệp này đã huy động 8.700 tỷ đồng.
Thời hạn của các lô trái phiếu này là 5-7 năm. Hầu hết các lô đều không có tài sản đảm bảo và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Maritime Bank (MSB) là tổ chức lưu ký.
Như vậy, chỉ hơn một năm nữa, Hano-vid sẽ phải tất toán phần lớn lô trái phiếu nói trên.
CTCP Bất động sản Hano-vid được thành lập năm 2010 và hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, với các dự án tại Hà Nội, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Yên Bái...
Cụ thể, Hano-vid cùng đối tác quản lý và phát triển TNR Holdings Vietnam phát triển nhiều dự án, trong đó có dự án TNR GoldSilk Complex tại quận Hà Đông, Hà Nội.
Ngoài ra là các dự án tại nhiều địa phương, như: TNR Star Lục Yên, tỉnh Yên Bái; TNR Star Center Cao Bằng; TNR Grand Palace Sơn La, TP Sơn La.
Năm 2021, Hano-vid đã trở thành chủ đầu tư của Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, tỉnh Hậu Giang (265,8 tỷ đồng); Khu đô thị Long Vân 2, tỉnh Bình Định (2.457 tỷ đồng); Khu đô thị Trung tâm thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (483,77 tỷ đồng)... Trước đó, Hano-vid đã đầu tư các dự án khu dân cư ở Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Long An, Phú Yên, Bình Định, Bạc Liêu...
Trong khi đó, CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings Vietnam) là một thành viên của Tập đoàn TNG Holdings Vietnam.
TNR Holdings Vietnam có rất nhiều dự án bất động sản ở các phân khúc, trải dài tại các địa phương từ Bắc vào Nam. Một số dự án đã triển khai như: GoldSeason (Thanh Xuân, Hà Nội), TNR Goldmark City (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), TNR Stars Riverside (Nam Sách, Hải Dương), TNR Stars Center Cao Bằng (Hợp Giang, Cao Bằng), TNR Stars Thoại Sơn (Thoại Sơn, An Giang). TNR GoldSilk Complex (Hà Đông, Hà Nội),...
Nhiều dự án đang triển khai như: TNR Grand Palace Thái Bình (Đông Mỹ, Thái Bình); The Ninety Complex (Đống Đa, Hà Nội); TNR Stars Lam Sơn, TNR Stars Kiến Tường, TNR Grand Palace Phú Yên, TNR Stars Đông Hải, TNR Grand Palace Sơn La…
Nhiều dự án sắp triển khai như: TNR Stars Tầm Vu, TNR Stars Ngã Bảy, TNR Stars Đông Triều, TNR Stars Nho Quan, TNR Stars Chi Lăng, TNR Stars Cao Phong, TNR Stars Phong Châu, TNR Stars Đông Mai, TNR Stars Bỉm Sơn...
Đầu năm 2024, TNG Holdings Vietnam đã đổi tên thành CTCP Tập đoàn Rox (Rox Group).
Năm 2022, TNR Holdings Vietnam sáp nhập với CTCP Đầu tư Phát triển TNI thành Tổng CTCP TNGRealty. Năm 2023, TNGRealty sáp nhập thêm CTCP và Cho thuê tài sản TNL. Năm 2024, thương hiệu TNGRealty được chuyển đổi thành ROX Living.
Một doanh nghiệp khác có liên quan tới TNR Holdings là CTCP Bất động sản Mỹ cũng vừa báo cáo tình hình tài chính khá bi đát. Theo báo cáo gửi HNX, trong nửa đầu năm 2024, công ty này ghi nhận lợi nhuận sau thuế tụt giảm từ mức hơn 108 tỷ đồng cùng kỳ xuống còn hơn 374 triệu đồng.
Tới cuối quý II/2024, Bất động sản Mỹ có vốn chủ sở hữu gần 3.165 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả lên tới 21.363 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu là 7.754 tỷ đồng.
Cũng giống như Hano-vid, Bất động sản Mỹ phát hành một lượng lớn trái phiếu vào năm 2020. Cụ thể, doanh nghiệp này đã phát hành khoảng 110 lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, mỗi lô có giá trị vài chục tỷ đồng. Hầu hết các lô đều không có tài sản đảm bảo và Maritime Bank là tổ chức lưu ký. Giữa năm 2025, phần lớn lô trái phiếu này sẽ đáo hạn.
Bất động sản Mỹ được biết đến với dự án TNR Gold Seasons tại Thanh Xuân, Hà Nội. Đây cũng là dự án do TNR Holdings Vietnam triển khai.
Bất động sản Mỹ, Hano-vid và CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang là liên danh trúng thầu dự án Khu đô thị Trà Quang Nam (Bình Định) có vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.