Từng bị ép lột quần kiểm tra
Nằm trên giường bệnh sau ca phẫu thuật hơn 1 tuần (phẫu thuật ngày 7/10), mặc dù rất đau đớn nhưng gương mặt anh Nguyễn Thị Đ. (31 tuổi, Hà Giang) đầy vẻ mãn nguyện khi được trở về chính mình.
Sở dĩ anh có cái tên con gái “Thị Đ.” là do khi sinh ra, Đ hoàn toàn không có dương vật, không thấy bìu, chỉ thấy lỗ tiểu hệt con gái. Cha mẹ Đ. vì thế đương nhiên nghĩ anh là con gái không chút hoài nghi. Đ. cho biết, anh cứ sống trong vỏ bọc con gái như vậy cho đến khi lớn hơn, ý thức được bản thân mình là con trai nhưng không sao thoát ra được. Từ đầu tóc, quần áo, giày dép... Đ. đều phải thể hiện mình là con gái. Anh biết yêu 2 cô bạn nhưng chỉ dám yêu thầm vì “họ mà biết tình cảm của mình sẽ xa lánh ngay vì người chẳng giống ai”.
Anh cứ sống như vậy cho đến năm 19 tuổi, mãi không thấy con có kinh nguyệt, trong khi giọng nói, khuôn mặt ngày càng nam tính, gia đình mang Đ. xuống bệnh viện huyện khám. Tại đây, các bác sĩ nói: “Có phải là con gái đâu mà đòi có hành kinh” – anh Đ. nhớ lại.
![]() |
Từ chỗ dương vật chỉ nhỏ bằng 1/2 ngón tay út, giờ đây "cậu bé" của anh Nguyễn Thị Đ đã dài 12cm, đường kính 3cm. |
Gia đình cho Đ. đi khám chỉ để biết chắc hơn về con mình, họ không quá ngạc nhiên khi kết quả đứa con gái mình sinh ra thực chất là nam. Từ đó, ra ngoài, anh vẫn mang hình hài con gái, cư xử rất phụ nữ nhưng về nhà được sống đúng bản chất của mình. “Cha mẹ cũng mong muốn tôi được đi phẫu thuật để trở thành người con trai đúng nghĩa nhưng vì không có tiền nên đành chịu cho đến ngày hôm nay”, anh Đ. nói.
Lớn lên, khi đi làm công nhân từ Nam ra Bắc, Đ. cho biết, anh gặp rất nhiều khó khăn khi phải cố che giấu giới tính thật. Mỗi lần thay đổi việc làm, Đ. lại phải chịu ánh mắt dò xét, tò mò của mọi người khi cái tên rõ là con gái nhưng giọng nói, khuôn mặt, vóc dáng lại là của đàn ông dù đã được ngụy trang bằng lớp áo quần, kể cả đồ lót nhưng toàn... “hàng giả”.
“Có nơi mình đến xin việc, họ gây khó dễ và đòi lột quần ra xem. Những lúc ấy mình chỉ biết rơi nước mắt”, Đ. ngậm ngùi.
Vì mang cái tên khai sinh và lý lịch là con gái nên khi đi làm công nhân, Đ. bị xếp vào phòng toàn các công nhân nữ. Ban đầu, các cô gái rất dè chừng nhưng lâu dần thành quen và anh cũng cho biết thêm, từng có công nhân nam ngỏ lời yêu mình nhưng anh phải chạy trốn. Hoàn cảnh buộc anh phải sống nhưng “sống không bằng chết, trai chẳng ra trai, gái chẳng ra gái”.
“Những công nhân nữ khác thay đồ trước mặt, mình không dám nhìn. Vì là đàn ông nên đôi khi cũng có cảm xúc nhất định với cơ thể người này, người kia nhưng mình cũng cố gắng giữ khoảng cách”, anh Đ. tâm sự.
Sau nhiều năm làm công nhân, cộng thêm sự trợ giúp của gia đình, anh Nguyễn Thị Đ. đã tìm đến khoa Phẫu thuật chỉnh hình BV Xanh Pôn - nơi PGS.TS Trần Thiết Sơn làm việc. Tại đây, Đ. đã được trở về là chính mình và anh coi vị bác sĩ này là người cha thứ 2 sinh ra mình thêm một lần nữa.
Sau phẫu thuật, Đ. còn 7 ngày để phục hồi và xuất viện. Ước mơ sau này của anh là được thay tên đổi họ cho ra dáng đàn ông rồi đi thật xa để kiếm việc làm. Chỉ có thế anh mới không phải tiếp tục chịu ánh mắt tò mò của mọi người.
Khả năng “chiến đấu” 24/24
Sở dĩ nói như vậy là vì, PGS.TS Trần Thiết Sơn cho biết, dương vật mới của bệnh nhân Đ. sau khi phục hồi sẽ khác với những dương vật bình thường: không có giai đoạn bị xìu đi, lúc nào cũng trong tình trạng cương cứng 24/24. “Đó cũng là nhược điểm, tuy nhiên còn hơn là đàn ông mà không có cái đó” – tiến sĩ Sơn nói vui.
Nói về tiền sử bệnh nhân Nguyễn Thị Đ., bác sĩ Sơn cho biết, anh bị dạng dị tật đặc biệt, dương vật không phát triển, chỉ bằng1/2 ngón tay út, lỗ tiểu giống con gái, thiếu niệu quản dẫn đến lỗ tiểu… Đối với bác sĩ Sơn, điều quan trọng nhất là Đ. đã tự nhận thức rõ về mình và thấy yêu các cô gái khác. Chính vì những đặc điểm trên, các bác sĩ đã quyết định xét nghiệm nhiễm sắc thể, hormon để xác định lại giới tính cho Đ.
![]() |
PGS.TS Trần Thiết Sơn (đứng giữa) cùng kíp mổ thăm bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Ảnh: Kinh tế Đô thị |
Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ đã phát hiện Đ. có 1 tinh hoàn ở vị trí bình thường, 1 tinh hoàn lạc chỗ trên ống bẹn. Thoạt nhìn, tại lỗ tiểu, tưởng là âm vật nhưng thực chất là di tích tinh hoàn không hoàn chỉnh. PGS.TS Trần Thiết Sơn cùng đồng nghiệp đã quyết định phẫu thuật và trả lại đúng giới tính cho anh.
Nói về ca phẫu thuật, Trưởng khoa Phẫu thật tạo hình BV Xanh Pôn cho biết, phức tạp nhất là ở công đoạn chuyển tinh hoàn lạc chỗ trên ống bẹn xuống đúng vị trí và để nó có thể hoạt động bình thường; sau đó là phần tái tạo thân dương vật; tái tạo niệu đạo mới dẫn từ lỗ tiểu xuống đầu dương vật.
“Sau 9 giờ phẫu thuật với kỹ thuật vi phẫu tích và vi phẫu thuật, chúng tôi đã tạo được phần thân dương vật như bình thường với đường kính 3cm và chiều dài 12cm; tạo được lỗ tiểu… 7 ngày qua, dương vật đã sống và đang hồi phục tốt”, PGS Trần Thiết Sơn thông báo.
Chiều dài dương vật trung bình của đàn ông Việt Nam khi cương cứng là hơn 10cm, với chiều dài 12cm, đường kính 3cm, dương vật của anh Đ. được xếp vào loại “khủng”.
Nói về kỹ thuật tái tạo dương vật bằng phương pháp vi phẫu tích và vi phẫu thuật, PGS Trần Thiết Sơn cho biết, đây là trường hợp thứ 5 mà bệnh viện Xanh Pôn áp dụng thành công, trong khi chưa có bệnh viện nào thực hiện được. Nếu như ở các bệnh viện khác, dương vật của bệnh nhân thường được tái tạo từ lớp da tay thì với phương pháp mới này, "cậu nhỏ" sẽ được làm từ da đùi. Ưu điểm của da đùi sẽ khiến dương vật có cảm giác tốt hơn, chất liệu nhiều hơn và nơi cho nguyên liệu đó sẽ không bị tàn phá nặng. Với những ca phẫu thuật như thế này, bệnh nhân Đ. được hỗ trợ 50% chi phí.
(Theo Zing)
" alt=""/>Được trả lại sức mạnh đàn ông sau hơn 30 năm làm phụ nữ![]() |
Lốp ôtô cũ xếp từ trong nhà đến ngoài sân ở một xưởng thuộc làng Hòa Bình, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Theo thống kê của địa phương, có khoảng 400 hộ với 1.300 người dân quanh năm sống bằng nghề tái chế lốp ôtô phế thải các loại. Hàng loạt lốp ôtô cũ các kích cỡ để ngổn ngang dọc hai bên tuyến đường về trung tâm xã Nghĩa Hòa. ![]() Ông Nguyễn Văn Nam (ngụ ở làng Hòa Bình, xã Nghĩa Hòa) cho hay, nghề tái chế lốp ôtô cũ ở địa phương này có từ thời kháng chiến chống Mỹ. Khi đó, người dân chủ yếu tận dụng lốp ôtô cũ làm dép cao su phục vụ bộ đội. Đất nước hòa bình, bà con nghĩ cách "hô biến" lốp xe thành nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống như dây cao su, máng heo, miếng dù, ghếch, bọc lót cho lốp ôtô khách, xe tải chạy đường dài đảm bảo an toàn. ![]() Tham gia làm công việc này chủ yếu là nam giới. Họ có thể dùng xà beng hoặc chân đế để làm mềm lốp ôtô cũ trước khi tái chế ra các sản phẩm cao su khác. ![]() Hơn 20 năm gắn bó với nghề tái chế lốp ôtô phế thải, ông Nguyễn Văn Đạm (57 tuổi) cho biết suốt ngày làm việc trong bóng mát nhưng cần phải dồi dào sức khỏe, tinh thần bền bỉ thì mới sống với nghề này được. ![]() "Đôi chân phải trụ vững, đôi tay phải khéo léo, thuần thục thì mới xẻ thịt được nhiều lốp xe, tạo ra nhiều sản phẩm mỗi ngày bán cho thị trường. Vợ chồng tôi đều làm nghề này, có thu nhập ổn định nuôi con cái ăn học đàng hoàng", ông Đạm thổ lộ. ![]() Người dân sử dụng bộ đồ nghề "xẻ thịt" lốp ôtô cũ bao gồm xà beng, chân đế sắt, búa, dùi đục các loại, chàng, thụt...đều sắc bén. ![]() Hơn 10 năm làm nghề tái chế lốp ôtô, anh Mai Văn Khánh cho rằng nghề này nặng nhọc, dễ rủi ro tai nạn lao động. Hàng tháng, trung bình mỗi thanh niên địa phương "xẻ thịt" từ 300 đến 350 lốp ôtô cũ. "Dụng cụ lao động bén nhọn, lốp ôtô cũ có nhiều đinh nhọn, gỉ sắt...nếu mình bất cẩn là đôi tay bị thương ngay. Tôi đã nhiều lần phải đến trạm y tế băng bó vết thương ở tay vì bị đinh xóc vào", anh Khánh bộc bạch. ![]() Người dân mang sản phẩm cao su sau khi được tái chế từ lốp ôtô cũ chất cao ven đường chờ xe tải đến chở hàng đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Ông Nguyễn Chí Thanh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa, khẳng định nghề tái chế lốp ôtô mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân ở làng Hòa Bình. Hiện địa phương san ủi mặt bằng 7 ha, khuyến khích toàn bộ số hộ dân làm nghề này chuyển đến sản xuất tại cụm công nghiệp làng nghề bố, lốp xa khu dân cư để đảm bảo vệ sức khỏe người dân và vệ sinh môi trường, an toàn giao thông. |
(Theo Zing)
" alt=""/>Những người mổ lốp ôtô ở Quảng Ngãi1. Arturo Vidal lấy đà và thực hiện cú đặt lòng chân phải vào góc xa, nhưng đó là một pha bóng quá đơn giản với Sergio Romero. Thủ môn của Argentina đã đổ người cản phá rất xuất sắc.
Romero đã mang đến hy vọng cho Argentina, khi anh chặn đứng lượt sút đầu tiên của người thủ lĩnh bên phía Chile. Ở vòng tròn giữa sân, các đồng đội của Romero phấn khởi. Trên khán đài, người hâm mộ với màu áo sọc xanh tràn đầy niềm tin chiến thắng.
![]() |
Messi sút bay những hy vọng của Argentina trên chấm 11m |
Thế nhưng, Leo Messi - đội trưởng của Argentina - đã sút văng mọi hy vọng ấy.
Là người thực hiện lượt đá đầu tiên cho Argentina, như kịch bản cách nay một năm ở thủ đô Santiago, nhưng Messi thất bại.
Messi rất bình tĩnh và tự tin trong bước chạy à, nhưng động tác cuối cùng của anh thì không tốt. Một cú trượt chân nhẹ và Leo đưa bóng lên cao hơn xà ngang khung thành Claudio Bravo - đồng đội của anh ở Barca.
Javier Mascherano và Sergio Aguero đã giúp Messi sửa sai, nhưng cú sút hỏng ấy vẫn ám ảnh tâm trí của những người khác.
Lucas Biglia là người không vượt qua được áp lực tâm lý, để rồi thất bại với lượt đá của mình, và Chile bảo vệ thành công danh hiệu Copa America.
2. Leo Messi đã khóc nức nở sau thất bại của đội nhà. Anh đã có một giải đấu xuất sắc, cho đến trước trận chung kết. Trong trận đấu quyết định đến vinh quang, chính Messi lại là nỗi thất vọng.
![]() |
Argentina đã không làm chủ được chính mình |
Những giọt nước mắt cũng xuất hiện trên khán đài sân MetLife. Những người Argentina đã khóc, khi niềm tin và hy vọng của họ bị chà đạp.
Liệu Messi và các đồng đội có xứng đáng với nước mắt cũng như tình cảm của người hâm mộ?
Họ không xứng đáng! Argentina có phong độ tốt hơn Chile, có đội hình trội hơn, và khởi đầu bằng một lợi thế không hề nhỏ: được đá hơn người.
Sau 28 phút, Chile mất người khi Marcelo Diaz nhận thẻ vàng thứ 2. Nhưng chính lợi thế này đã tác động đến tâm lý của Argentina. Họ đá với sức ép buộc phải thắng khi trội hơn về quân số.
Kết quả, Argentina không vượt qua được chính mình, với chiếc thẻ đỏ trực tiếp của Marcos Rojo. Truyền thông Argentina bảo vệ Rojo, bằng cách cho rằng anh vào trúng bóng, và trọng tài người Brazil, Heber Lopes, đã xử lý thiếu khách quan.
Đó chỉ là một cách bào chữa. Hành vi vào bóng của Rojo xứng đáng với thẻ đỏ.
Trong thời gian chính thức, Argentina có rất nhiều cơ hội, nhưng tất cả chỉ tô điểm cho màn trình diễn ngoạn mục của thủ thành Bravo. Không thể định đoạt cuộc chơi giữa những cơ hội mà mình có, việc Argentina thất bại là tất yếu.
3. Năm thứ 23 liên tiếp ĐTQG Argentina trắng tay, dù có những thời điểm họ ở rất gần với đỉnh vinh quang.
![]() |
Messi và các đồng đội không xứng đáng với nước mắt của người hâm mộ |
Trong 23 năm qua, Argentina đá 7 trận chung kết (1 World Cup, 2 Confederations Cup và 4 Copa America”. Không một đội bóng nào thất bại trong các trận chung kết nhiều đến thế.
Vấn đề của Argentina là gì? Người ta chỉ trích các HLV. Không, những HLV đã thất bại với Argentina không hoàn toàn có lỗi. Hãy xem, Chile đã chiến thắng Copa America 2 năm liên tiếp với Jorge Sampaoli và Juan Pizzi - những nhà cầm quân mà Argentina chối bỏ.
Lỗi ở đây thuộc về cả nền bóng đá. Người Argentina luôn cho mình là mạnh nhất, chưa đá đã xêm như mình mặc nhiên chiến thắng. Điều đó tạo áp lực tâm lý cho biết bao thế hệ. Một Messi xuất sắc ở châu Âu, giành 5 Quả bóng Vàng cũng không thể thay đổi được tâm lý cho Argentina.
Chỉ khi nào người Argentina chấp nhận thay đổi quan niệm, rằng mình cũng chỉ là một kẻ bình thường trong thế giới bóng đá luôn đầy rẫy bất ngờ, vượt qua được tâm lý lo sợ thất bại thì mới có thể nghĩ về thành công.
Kim Ngọc
![]() Thua Chile, Messi tuyên bố "nghỉ chơi" với Argentina Lần thứ 4 thất bại trong một trận chung kết cùng Argentina, Lionel Messi đã chính thức tuyên bố nói lời giã từ sự nghiệp quốc tế. " alt=""/>Argentina bại trận: Đừng khóc cho Leo Messi!
|