Ông Văn Phú Quân, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam, cho biết, tính đến hết tháng 10, tổng số tiền chậm đóng các loại bảo hiểm trên toàn tỉnh này đã vượt quá 315 tỷ đồng.
Trong đó, các doanh nghiệp nợ hơn 244 tỷ đồng, các đơn vị hành chính - sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, cán bộ xã, phường, thị trấn nợ hơn 21 tỷ đồng.
Đáng chú ý, có 1.216 đơn vị chậm đóng từ 3 tháng trở lên với số tiền hơn 155 tỷ đồng, trong đó có những đơn vị khó thu hồi như đã giải thể, phá sản, mất tích, ngừng hoạt động với số tiền hơn 38 tỷ đồng.
Đối với các đơn vị, doanh nghiệp còn hoạt động, số tiền chậm đóng từ 100 triệu đồng hoặc số tháng chậm đóng từ 12 tháng trở lên đã lên tới hơn 171 tỷ đồng.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhấn mạnh, nhiều đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện trách nhiệm trích đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng theo quy định, dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài, gây khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu của Chính phủ và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Để giải quyết vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan chấn chỉnh và xử lý nghiêm tình trạng chậm đóng BHXH.
Ông cũng yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật về đăng ký tham gia và trích đóng BHXH, BHYT, BHTN kịp thời hàng tháng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đối với các đơn vị có dấu hiệu trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, cần hoàn chỉnh hồ sơ để kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố theo quy định pháp luật.
"Yêu cầu thực hiện ngay việc đóng BHXH, BHYT, BHTN; không để tình trạng chậm đóng kéo dài; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để người lao động khiếu kiện về nợ tiền lương, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.
" alt=""/>Các doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng bảo hiểm hơn 315 tỷ đồngRượu ở Việt Nam không hiếm nhưng để xứng danh mỹ tửu Việt thì cần giữ được đúng phong vị trăm năm, và phải đảm bảo phù hợp nhịp sống hiện đại thì không phải loại nào cũng làm được.
Mỹ tửu Việt - trăm năm nức tiếng
Xưa đến nay, một loại mỹ tửu ra đời phải hội đủ nhiều yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không còn đúng vị nữa. Ví như thổ nhưỡng, khí hậu, trơvùng đất màu mỡ mới cho ra được thứ lúa nếp óng mẩy, dẻo thơm. Nguồn nước mát lành, ngọt ngào say đắm mới có thể mang đến vị tinh túy vô ngần. Chưa kể công thức hồ men là cả một tinh hoa bí truyền, tùy kinh nghiệm của người nghệ nhân, truyền từ đời này sang đời khác mới thành.
Trong hàng trăm mỹ tửu khác nhau, có 3 loại được xem như đại diện đặc trưng cho 3 vùng Bắc - Trung - Nam, chính là rượu Làng Vân, rượu Bàu Đá và rượu Phú Lễ. Người sành vị phân tích: Nếu rượu Làng Vân thiên về cánh văn, rượu Bàu Đá thiên về cánh võ, thì danh tửu Phú Lễ được xem như nét đặc trưng tính cách người Nam Bộ - nồng nàn mà phóng khoáng, vừa thấp thoáng nét sang cả vì từng là ngự tửu tiến Vua, vừa như gói cả chất mộc mạc của mảnh đất chín rồng.
Việt Nam có nền văn minh lúa nước, gắn chặt với nghề nông, nên các loại mỹ tửu Việt truyền thống hầu hết đều ra đời từ ngũ cốc: gạo, nếp, ngô… Mỗi nơi cho ra một loại khác nhau, từ hương thơm đến vị ngọt cay, chất men nồng, tạo nên một nét đặc trưng riêng biệt và quyến rũ.
Nét độc đáo của mỹ tửu Phú Lễ là được làm từ loại nếp mùa Ba Tri dài ngày, nổi tiếng dẻo thơm. Thứ đến, phải kể tới bài hồ men bí truyền làm từ 36 vị thuốc Nam - thuốc Bắc. Người sành ẩm thực nhận ra: Mỹ tửu Phú Lễ có cái chất “phiêu lãng” phóng khoáng, “tứ hải giai huynh đệ” ở miệt đất phương Nam. Uống vào, cảm giác lâng lâng bay bổng, thanh thoát và nồng ấm, rất hợp với đãi bạn tri giao, kết tình bằng hữu.
![]() |
Những viên hồ men gia truyền mang đến hương vị đặc biệt cho loại ngự tửu vua ban |
![]() |
Tỉ mẩn trong từng công đoạn, giọt rượu Phú Lễ vì thế mà đượm chất dịu ngọt, thấm đậm nghĩa tình của người Nam Bộ |
Gìn giữ truyền thống và đưa phong vị Phú Lễ vươn xa
Nếu muốn nghe cho hết chuyện về mỹ tửu Phú Lễ, hẳn phải mất cả tuần ngồi cùng các bậc nghệ nhân tuổi đã ngoài 80, vẫn ngày ngày tỉ mẩn làm từng viên hồ men, kháp từng giọt rượu. Ấy thế mà cũng có lúc, làng nghề trăm năm tuổi Phú Lễ phải “lao đao”. Đó là khi số lượng nghệ nhân dần mai một theo năm tháng vì không có người nối nghiệp, chất lượng không đồng bộ và cách thức tiêu dùng không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Không giữ làng nghề sẽ mất làng nghề, mất cả phong vị trăm năm của một loại ngự tửu nức tiếng. Trăn trở với điều đó, năm 2004, một doanh nhân trẻ - ông Trần Anh Thuy - đã thực hiện một bước rẽ đầy táo bạo: Quyết khôi phục làng nghề, giữ phong vị truyền thống nhưng đồng thời nâng cao về chất lượng, quy chuẩn đồng nhất sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, và đầu tư phát triển hệ thống chặt chẽ.
Ông Trần Anh Thuy - người tiên phong xây dựng mô hình độc đáo kết hợp giữa làng nghề truyền thống và nhà máy sản xuất hiện đại cho biết: “Tôi từng đặt chân đến nhiều làng nghề với mô hình tương tự ở nhiều nước Pháp, Úc, Nhật… Mô hình này đã cho ra đời những sản phẩm chất lượng, rất nổi tiếng, kết hợp giữa cách thức thủ công truyền thống với dây chuyền hiện đại. Lúc đó, tôi lóe lên ước mong rượu truyền thống Việt Nam cũng có thể giữ được nét văn hóa của mình, đồng thời đưa thương hiệu phát triển rộng khắp. Tôi chọn bước khởi đầu cho hành trình này là làng nghề Phú Lễ”.
![]() |
Doanh nhân trẻ Trần Anh Thuy quyết tâm gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống |
Mười hai năm qua, danh tửu Phú Lễ ngày càng phát triển sâu rộng. Những gì Phú Lễ đang thực hiện chắc chắn là tiền đề để nhiều làng nghề khác vững tin phát triển theo hướng hiện đại mà vẫn giữ được những giá trị trăm năm”.
Hội nhập quốc tế bền vững cần có bản sắc riêng, giữ gìn được văn hoá cổ truyền, đồng thời thổi hồn vào di sản dân tộc sức sống mới, ấy mới gọi là khơi bản sắc, toả tinh hoa rượu Việt.
Ngày đầu Xuân, thưởng thức loại mỹ tửu danh bất hư truyền nồng nàn bên bạn hữu, dâng lên trong lòng sự biết ơn “người xưa” dày công tạo ra một hương vị tinh túy, và càng quý trọng nhiệt huyết của “người nay”, không quản gian nan để đặt ra nền móng chuẩn mực chất lượng xây dựng quốc hồn quốc túy rượu Việt Nam. Thưởng thức từng giọt say nồng phóng khoáng đã một thời ngỡ rằng mai một, không khỏi nghĩ đến lời của chính doanh nhân trẻ Trần Anh Thuy khi quyết định chọn con đường đi không dễ dàng này: “Nếu người trẻ ai cũng điềm nhiên, thì ai sẽ là người giữ sắc hồn đất nước?”.
Thúy Ngà
" alt=""/>Ngày xuân bàn chuyện mỹ tửu ViệtMời quý độc giả xem clip: