
 |
Tràn hàng gây nên những tác hại khôn lường cho doanh nghiệp |
Doanh nghiệp nơm nớp lo “tràn hàng”
Không ít doanh nghiệp gặp phải tình trạng “tràn hàng” - hàng hóa phân phối đưa ra thị trường bị sai lệch so với kế hoạch và định hướng ban đầu của nhà sản xuất.
 |
Đại lý bán lẻ là kênh phân phối phổ biến của các nhà sản xuất |
Khi nhà sản xuất thiết lập nhiều kênh phân phối cùng lúc, không thiếu những trường hợp đại lý tăng giá bán cao hơn so với giá ấn định của nhà sản xuất để chuộc lợi, đại lý bán hàng hết hạn, gây ảnh hưởng xấu cho nhà sản xuất. Ngoài ra còn có tình trạng các kênh phân phối, đại lý cạnh tranh nhau không lành mạnh để tranh giành khách hàng cũng là chuyện không hiếm. Điều đó dẫn đến uy tín thương hiệu của sản phẩm bị giảm sút.
Theo đại diện một doanh nghiệp, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tràn hàng là quy trình quản lý của nhà sản xuất còn lỏng lẻo, không đủ sức quản lý hệ thống kênh phân phối rộng khắp. Bên cạnh đó, còn do việc truyền thông và thống nhất mục tiêu giữa nhà sản xuất và đại lý chưa tốt.
Giải pháp chống “tràn hàng” cho doanh nghiệp
Để tránh tình trạng này, nhà sản xuất phải phân tích kĩ tình hình kinh doanh cũng như đặc điểm địa lý của từng khu vực khác nhau, từ đó kiểm soát hệ thống phân phối, hàng hóa bán ra một cách chính xác nhất. Không ít nhà sản xuất đã tìm đến những ứng dụng công nghệ để quản lý và kiểm soát hệ thống phân phối.
Ứng dụng iCheck Scanner là một giải pháp tốt dành cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát tem chống tràn hàng dành riêng cho doanh nghiệp. Với ứng dụng này, mỗi mặt hàng của nhà sản xuất sẽ được mã hóa một mã điện tử riêng, mọi thông tin về vị trí bán hàng, phản hồi của khách hàng, lượng hàng hóa tiêu thụ về sản phẩm đều được gửi về cho nhà sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết được hàng hóa phân phối của mình đang ở đâu, và phản hồi về hàng hóa ra sao.
 |
Khách hàng có thể sử dụng ứng dụng iCheck Scanner để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm |
Không những thế, ứng dụng này còn giúp nhà sản xuất ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và tạo uy tín cho khách hàng, bởi mỗi khi có một lượt kiểm tra hàng hóa, khách hàng sẽ nhận diện được đâu là hàng thật, và đâu là hàng không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, để gắn kết mối quan hệ và thúc đẩy tinh thần làm việc của đại lý, các kênh phân phối nhà sản xuất cần có những thi đua như trao thưởng, khuyến khích đại lý, các kênh phân phối cũng như thường xuyên trao đổi để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ từ đó có phương án giải quyết kịp thời.
Lệ Thanh
" alt=""/>Giải pháp chống ‘tràn hàng’ cho doanh nghiệp
Đây là những sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu nhất trong ngành sản xuất phần mềm và CNTT Việt Nam. Trong năm gần nhất, ngành công nghiệp này đem lại cho Việt Nam số tiền lên tới 8,8 tỷ USD.Sáng 21/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Danh hiệu Sao Khuê và trao Danh hiệu Sao Khuê 2018 cho 73 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp phần mềm, CNTT xuất sắc của Việt Nam năm 2018.
Tham dự sự kiện có lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Đảng ủy khối doanh nghiệp TƯ, Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội cùng trên 500 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT trong cả nước.
 |
Lễ trao Danh hiệu Sao Khuê 2018. Ảnh: Trọng Đạt |
Sao Khuê được VINASA được tổ chức lần đầu từ năm 2003, ở thời điểm ngành CNTT còn rất non trẻ. Nghành CNTT Việt Nam khi đó chỉ có vỏn vẹn 5.000 kỹ sư cùng mức doanh thu 62 triệu USD. Đến nay, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đã có trên 200.000 kỹ sư đang làm việc, đem lại doanh thu trên 8,8 tỷ USD. Các sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các cơ quan, ngành kinh tế, góp phần vào sự phát triển, làm thay đổi lối sống, cách làm việc của từng con người và toàn xã hội.
Theo ban tổ chức, Danh hiệu Sao Khuê 2018 đã nhận được 103 đề cử từ 80 tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc. Qua vòng sơ tuyển, có 92 đề cử được chọn lựa.
Trên cơ sở kết quả thẩm định thực tế, ngày 2/4/2018, Hội đồng Chung tuyển toàn quốc đã họp xem xét và quyết định công nhận Danh hiệu Sao Khuê 2018 cho 52 sản phẩm phần mềm và 21 dịch vụ CNTT tiêu biểu nhất.
Hội đồng đã đánh giá và lựa chọn ra Top 10 Sao Khuê 2018 bao gồm:
- Chương trình BIDV iBank của Ngân hàng BIDV.
- Dịch vụ Chuyển đổi số của Công ty TNHH Phần mềm FPT.
- Hệ thống ISOFHCARE của Công ty ISOFH.
- Dịch vụ giải pháp Banking của Công ty ITSOL.
- Sàn kết nối tài chính Tima của Tập đoàn TIMA.
- Tổng đài chuyển mạch di động của Trung tâm nghiên cứu công nghệ mạng Viettel.
- Hệ thống quản lý giám sát mạng viễn thông phiên bản 4.0 của Tổng Công ty Mạng lưới Viettel.
- Giải pháp truyền thông qua màn hình hiển thị VNPT SmartAds của Công ty CNTT VNPT.
- Trợ lý ảo thông minh Viettel của Trung tâm Công nghệ thông tin Tập đoàn Viettel.
- Hệ thống phần mềm lưu trữ, phân loại, xử lý, truyền tải tín hiệu truyền hình và thông tin điện tử của Công ty Viễn thông số VTC.
 |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp CNTT cả nước tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại lễ trao danh hiệu, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết: “Qua 15 năm tổ chức, Sao Khuê đã có bước tiến cả về lượng và chất, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp CNTT cả nước. Sản phẩm và dịch vụ CNTT ngày càng đa dạng, phong phú, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới”.
“Có thể nói, danh hiệu Sao Khuê đã thực sự tạo ra một sân chơi bổ ích của cộng đồng doanh nghiệp CNTT, đồng thời góp phần quan trọng vào việc xây dựng thương hiệu, uy tín sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam, giới thiệu tới thị trường trong nước và quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng chia sẻ.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng kêu gọi cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp CNTT cả nước tiếp tục tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo, chú trọng nâng cao trình độ nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế.
Trọng Đạt
" alt=""/>Top 10 dịch vụ CNTT Việt Nam đạt giải thưởng Sao Khuê 2018