TIN BÀI KHÁC
Lưu ý về lốp xe để tránh tai nạn
Bí quyết kéo dài tuổi thọ của xe
5 mẫu crossover lý tưởng cho thời xăng tăng giá
5 “mẹo” đơn giản để tiết kiệm xăng
Cách tiết kiệm xăng thời tăng giá
"Xã hội rất yêu cầu chúng ta phải minh bạch, công khai, rõ ràng về giá thành dịch vụ viễn thông, dù viễn thông là thị trường rất cạnh tranh, nhiều dịch vụ có giá thành đã giảm hàng chục lần so với thời điểm mới cung cấp", Thứ trưởng chỉ ra. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần nắm bắt được giá thành dịch vụ để biết doanh nghiệp nào phá giá, gây bất ổn, méo mó thị trường, từ đó có những biện pháp, chế tài can thiệp kịp thời.
![]() |
Yêu cầu xác định giá thành hiện không chỉ đặt ra với riêng thị trường viễn thông mà nhiều ngành khác như điện lực cũng đang triển khai. Chỉ khi xác định được giá thành, thị trường mới biết được doanh nghiệp đang lỗ hay đang lãi. Đối với những dịch vụ thiết yếu như viễn thông thì điều này sẽ trực tiếp tác động đến quyền lợi của người dùng.
Hơn nữa, với bản thân doanh nghiệp thì nếu không nắm được giá thành dịch vụ của mình, làm sao biết được khâu nào cần xử lý, khâu nào cần tập trung đẩy mạnh? Nói cách khác, đây chính là cơ sở để doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Trước đây, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 16 để hướng dẫn doanh nghiệp tính toán giá thành dịch vụ dựa trên nguyên tắc phân bổ doanh thu. Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai thực tế thì Thông tư này đã nảy sinh một số bất cập, sai số trong tính toán của các doanh nghiệp khá lớn. Khi xây dựng, ban soạn thảo hình dung phần lớn chi phí của doanh nghiệp có thể phân bổ trực tiếp được, chỉ có một ít doanh thu không hạch toán độc lập, rạch ròi được thì mới tiến hành phân bổ theo doanh thu. Nhưng trên thực tế, khi thực hiện thì các doanh nghiệp đều phân bổ gần như 100% chi phí theo doanh thu, dẫn đến tình trạng một số dịch vụ tính theo doanh thu là lãi lớn, nhưng hiện trạng thực sự là lỗ, Thứ trưởng phân tích.
Để khắc phục những bất cập đó thì yêu cầu đặt ra là ngay từ khâu làm sổ sách đầu tiên, các doanh nghiệp đã phải bóc tách được chi phí. Nói cách khác, việc phân bổ chi phí gián tiếp (theo doanh thu) càng ít thì tỉ lệ chính xác khi tính toán giá thành càng cao. Theo tính toán của các nhà mạng, hiện tại MobiFone đang bóc tách được nhiều chi phí trực tiếp nhất, khoảng 50%. Viettel bóc tách được 47% chi phí chung, riêng chi phí di động là 42%.
Tại phiên họp thảo luận về hướng sửa đổi Thông tư 16 diễn ra sáng nay, 5/8, Cục Viễn thông đã nêu ra 3 phương án để các doanh nghiệp viễn thông và các cơ quan liên quan thảo luận, phân tích, góp ý. Đa số các ý kiến đồng tình với phương án sau khi bóc tách các chi phí trực tiếp, phần chi phí gián tiếp còn lại, không thể phân bổ được sẽ được chia theo 2 nhóm: Chi phí hạ tầng mạng lưới và chi phí phục vụ kinh doanh, với lý do phương án này tương đối đơn giản, dễ triển khai. Bản thân cơ quan quản lý cũng dễ theo dõi, kiểm tra kết quả.
Thực hiện từ 2016?
Tuy vậy, đại diện VNPT kiến nghị rằng, nên tiếp tục chẻ nhỏ hơn hai nhóm chi phí lớn nói trên, chẳng hạn như hạ tầng mạng lưới cần tách thành khấu hao, sửa chữa, điện nước... trên quan điểm "càng chi tiết, cụ thể thì doanh nghiệp càng dễ thực hiện tương đồng với nhau". Riêng đại diện Viettel đề xuất Bộ TT&TT ban hành giá cước dịch vụ trung bình trong lúc chờ đợi tính toán được giá thành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
Trước những trao đổi này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ đạo trong nội dung Thông tư sửa đổi cần phải làm rõ ngay từ đầu những dịch vụ bắt buộc phải bóc tách, công bố giá thành, hạch toán riêng để doanh nghiệp nắm được. Đây là những dịch vụ cốt yếu, có tác động lớn đến đời sống như di động, băng rộng.... Mục tiêu đặt ra là cố gắng từ năm 2016, các doanh nghiệp có thể đẩy tỉ lệ phân bổ chi phí trực tiếp cao trên 70 - 80%.
Đồng tình rằng đã là kinh doanh thì phải gắn với doanh thu, Thứ trưởng cho biết Bộ sẽ chỉ đưa ra những tiêu chí để bóc tách chi phí, còn tỉ lệ phân chia cụ thể ra sao sẽ do doanh nghiệp tự đề xuất. "Giá thành dịch vụ giữa các doanh nghiệp sẽ không thể giống hệt nhau được vì mạng này có thể tập trung làm mạnh mảng này, mạng kia lại ưu tiên cho mảng khác hơn. Chính vì thế, việc quy định tỉ lệ cứng là không hợp lý". Doanh nghiệp sẽ đăng ký tỉ lệ phân chia doanh thu với cơ quan quản lý vào đầu năm, để sau đó CQQL có thể kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện phi lý sẽ có ý kiến.
T.C
" alt=""/>Giá thành dịch vụ viễn thông phải 'minh bạch'20 sản phẩm, giải pháp số thuộc các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, Doanh nghiệp số, SmartCity, An toàn bảo mật, Thanh toán số, Truyền hình số, Giáo dục số, Selfcare (ứng dụng CSKH), Thiết bị viễn thông, Dịch vụ viễn thông - Băng tần vệ tinh được Tập đoàn VNPT đem tới và giới thiệu trong gian hàng triển lãm 3D - ITU Digital World 2020.
Với chủ đề: “Cùng nhau xây dựng thế giới số” - Triển lãm và Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ITU Virtual Digital World 2020 sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 20 đến ngày 22/10). Tại ITU Virtual Digital World 2020, Triển lãm trực tuyến ITU Digital World 2020 lần đầu tiên được tổ chức là điểm nhấn quan trọng nhất của sự kiện. Đây là lần đầu tiên ITU Digital World được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trên nền tảng công nghệ “Make in Vietnam”.
![]() |
Tại ITU Digital World 2020, Tập đoàn VNPT đã đem tới 20 sản phẩm công nghệ số nổi bật - là minh chứng cho nỗ lực trong hành trình trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam. Tại gian hàng triển lãm 3D của Tập đoàn VNPT, khách tham quan có thể trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ theo các nhóm chủ đề như: Chính phủ điện tử, Doanh nghiệp số, SmartCity, An toàn bảo mật, Thanh toán số, Truyền hình số, Giáo dục số, Selfcare (ứng dụng CSKH), Thiết bị viễn thông, Dịch vụ viễn thông - Băng tần vệ tinh.
![]() |
Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, các sản phẩm, dịch vụ được VNPT giới thiệu tới đông đảo khách tham quan như: VNPT VXP - Trục tích hợp liên thông dữ liệu; VNPT eKYC - sản phẩm toàn diện về định danh xác thực điện tử, cho phép doanh nghiệp so khớp dữ liệu sinh trắc học người dùng (khuôn mặt, voice..) với giấy tờ mẫu, tự động bóc tách thông tin giấy tờ cho độ chính xác và ổn định cao); Cổng dịch vụ công trực tuyến - là cổng dịch vụ công kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ dịch vụ công trực tuyến; Hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc…
![]() |
Với lĩnh vực SmartCity, VNPT đem tới giải pháp VNPT IOC - Trung tâm điều hành thông minh (VNPT IOC) (Intelligent Operation Center - IOC) là hệ thống cung cấp cho Lãnh đạo chính quyền cách nhìn toàn diện, tập trung về các hoạt động đang tiếp diễn, thực hiện giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định, xây dựng phương án tổ chức, quy chế, chính sách điều hành với các tình huống cụ thể.
![]() |
Trong lĩnh vực Thanh toán số, VNPT mang tới Hệ sinh thái VNPT Pay - Là hệ sinh thái thanh toán số qua ví điện tử, thẻ nội địa, thẻ quốc tế... VNPT Pay đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày: nạp thẻ cào, cước di động, truyền hình, internet; điện, nước, mua vé xem phim, vé máy bay, bảo hiểm…
Trong thời đại số với xu hướng hội tụ viễn thông, công nghệ thông tin (IT), Big Data và Internet Vạn Vật (IoT) theo định hướng chiến lược VNPT4.0, VNPT đang nỗ lực chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống trở thành một nhà cung cấp viễn thông số. Mục tiêu của VNPT là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu ở Việt Nam vào năm 2025 và trở thành một trung tâm số của châu Á vào năm 2030 với nhiệm vụ cung cấp cho các khách hàng và đối tác thông tin số sáng tạo, đột phá và chất lượng; các dịch vụ và sản phẩm truyền thông.
Phương Dung
" alt=""/>Loạt sản phẩm công nghệ số của VNPT tại triển lãm ITU Digital World 2020Tuần qua, cộng đồng người dùng BlackBerry tại Việt Nam vốn yên lặng bỗng trở nên hoang mang khi hãng điện thoại này tuyên bố dừng hỗ trợ dịch vụ kể từ ngày 4/1. Nhiều người lo ngại rằng dòng máy BlackBerry sẽ trở thành “cục gạch”. Song cho tới hiện tại, những dịch vụ cơ bản trên BlackBerry như nghe gọi, email cá nhân vẫn sử dụng được bình thường tại Việt Nam.
Theo tìm hiểu của ICTnews, thông báo chính thức của BlackBerry trên website không đề cập chính xác việc những chiếc điện thoại cũ của hãng sẽ trở thành “cục gạch”. Thay vào đó, BlackBerry cho hay các dịch vụ kế thừa dành cho Hệ điều hành BlackBerry 7.1 trở về trước, phần mềm BlackBerry 10, BlackBerry PlayBook OS 2.1 và các phiên bản trước đó sẽ không còn khả dụng sau ngày 4/1.
GoCar bắt đầu hoạt động tại Hà Nội
![]() |
Dịch vụ xe công nghệ 4 bánh GoCar đã bắt đầu hoạt động tại Hà Nội từ ngày 4/1, sau hơn 1 tháng triển khai tại TP.HCM. Mức giá của GoCar cao hơn so với các dịch vụ đối thủ là GrabCar và BeCar. Tuy nhiên, GoCar là dịch vụ taxi công nghệ có tiêu chuẩn cao về an toàn sức khỏe, trang bị đồng bộ trên xe màn chắn và máy lọc không khí.
Trên ứng dụng Gojek sẽ hiển thị tình trạng tiêm vắc xin của tài xế và các trang bị phòng dịch “Chống khuẩn X3”.
VinFast chuyên tâm mảng xe điện
![]() |
Trong khuôn khổ triển lãm CES 2022 đang diễn ra tại Mỹ, VinFast đã công bố tầm nhìn trở thành hãng xe thuần điện, dừng sản xuất xe xăng, ngay trong năm 2022. VinFast mang đến CES năm nay 5 mẫu xe điện, trong đó có 3 mẫu xe điện hoàn toàn mới, là các mẫu SUV sở hữu nhiều công nghệ thông minh do hãng xe Việt này phát triển.
Cùng với việc ra mắt các mẫu xe mới, VinFast cũng đổi tên dải sản phẩm bằng cách loại bỏ chữ e (electric), thay vào đó là VF và các số thứ tự từ 5 đến 9. Ngoài ra trên website thị trường Mỹ, VinFast còn công bố chương trình phát hành NFT cho khách hàng có mã e-Voucher đặt trước như một chứng nhận quyền lợi thành viên.
Ngân hàng số Timo huy động được 20 triệu USD vòng đầu
![]() |
Theo Techinasia, ngân hàng Timo có trụ sở tại Việt Nam đã huy động được 20 triệu USD trong vòng đầu tư do Square Peg dẫn đầu. Đây là quỹ đầu tư nổi tiếng từng bỏ vốn vào các dự án kỳ lân công nghệ như Canva, FinAnce và Airwallex.
Được biết, đây là vòng gọi vốn đầu tiên của Timo. Số tiền thu về từ các nhà đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển công nghệ nền tảng, với trọng tâm là các sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Viettel giữ vị trí số 1
![]() |
Theo báo cáo tổng kết năm 2021 tuần qua, Viettel đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Doanh thu tập đoàn đạt 274 nghìn tỷ, tăng trưởng 3,3%; lợi nhuận đạt 40,1 nghìn tỷ, tăng trưởng 2,0%; nộp ngân sách gần 32 nghìn tỷ. Năm qua cũng là lần thứ 6 liên tiếp Viettel giữ vị trí số 1 trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Anh Hào
Điện thoại BlackBerry tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường sau ngày 4/1, tuy nhiên nhiều người chưa thể yên tâm hoàn toàn.
" alt=""/>Tin công nghệ tuần qua Cộng đồng BlackBerry hoang mang VinFast chuyên tâm xe điện