“Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm trong thực hiện “quốc sách hàng đầu”, vẫn phải có đội ngũ viên chức là các nhà giáo và được quản lý theo các quy định thống nhất của chế độ công vụ”, TS Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm là trụ cột của sự nghiệp giáo dục, đào tạo và cần tạo điều kiện cho khu vực ngoài công lập tham gia, phát triển để phát huy các nguồn lực trên cơ sở tuân thủ các quy luật của thị trường...
Ông Tuấn cho hay, dự thảo Luật Nhà giáo đã trình Chính phủ để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét gồm có 9 chương, 74 điều với nhiều nội dung.
Hội thảo sẽ lắng nghe các ý kiến góp ý dưới các góc nhìn khác nhau để góp phần hoàn thiện dự thảo, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật; tránh ban hành nhiều văn bản nhưng chất lượng thấp, trùng lặp, không có tính khả thi.
Từ đó bảo đảm tính thống nhất các chính sách về thu hút, tôn vinh, trọng dụng và đãi ngộ các nhà giáo không phân biệt công hay tư. Điều này cũng phù hợp các chủ trương của Đảng, Hiến pháp 2013, nhất là tiến trình xây dựng mô hình CNXH Việt Nam với 3 trụ cột: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và phát huy nền dân chủ XHCN.
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận cho biết, hiện nay đội ngũ giáo viên được chi phối bởi một loạt văn bản.
Cụ thể liên quan đến giáo dục mầm non, phổ thông và đại học có Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học. Nhóm nội dung liên quan đến tuyển dụng thì có Luật Viên chức, một số trường hợp chức danh lãnh đạo do Luật Cán bộ Công chức quy định, các quan hệ khác thì có Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Dân dự…
“Tóm lại, toàn bộ hệ thống pháp luật hiện nay đã chi phối đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giáo dục. Vậy luật này quy định cái gì?”, ông Thuận đặt vấn đề.
Trả lời cho câu hỏi đặt ra có nên ban hành Luật này không, ông Thuận cho rằng “tôi thấy tốt nhất là không nên ban hành Luật Nhà giáo”.
Nên pháp điển hóa thành một Bộ luật Giáo dục
PGS.TS Lê Minh Thông, nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm, để có thể tôn vinh được nhà giáo hơn nữa, chấn hưng được nền giáo dục Việt Nam trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo và nhà giáo là điều cấp bách.
Tuy nhiên, ông Thông cho rằng, nội dung như dự thảo Luật quy định sẽ phá vỡ cấu trúc hệ thống pháp luật hiện nay.
Bởi những vấn đề về nhà giáo đã được quy định rất nhiều trong các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức… Nếu làm một luật riêng về nhà giáo với các nội dung này phải rút rất nhiều chế định từ các luật hiện hành, thu hút phần lớn các điều của Luật Viên chức về luật này.
“Nếu thu hút như thế này còn đâu là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và đặc biệt còn đâu là Luật Viên chức. Vì 1,6 triệu giáo viên và 900.000 giáo viên về hưu đặt trong Luật Viên chức, 70% biên chế viên chức nhà nước là giáo viên công lập. Giờ rút hết về đây Luật Viên chức có nên tồn tại nữa không, điều chỉnh ai? Có được luật này chúng ta lại phá vỡ cấu trúc luật khác”, PGS.TS Lê Minh Thông lo ngại.
Còn nếu đưa nhà giáo ra khỏi Luật Viên chức, nhà giáo công lập có còn là viên chức hay không? Theo ông Thông, viên chức nhà nước vị thế rất khác. Giờ đẩy nhà giáo ra khỏi khái niệm viên chức, đó là một thiệt thòi rất lớn cho giáo viên. Nhiều người sẽ giật mình khi mình ra khỏi bộ máy viên chức.
Từ đó, ông đề nghị ban soạn thảo nên cân nhắc lại đối tượng và phạm vi của dự luật nếu tiếp tục ban hành; Hoặc hoàn thiện các quy định có liên quan đến các luật hiện hành để tiếp tục nâng cao vị thế, trách nhiệm nhà giáo.
Hoặc ban hành một luật riêng phải xử lý lại một cách đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, để đảm bảo rằng luật này ban hành không phá vỡ cấu trúc logic của hệ thống pháp luật hiện nay, không làm mất đi độ cân đối trong nhiều điều khoản của các luật, đặc biệt là 3 luật liên quan đến giáo dục gồm: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Kết luận hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn đặt vấn đề, nên chăng xây dựng Bộ luật Giáo dục trên cơ sở hệ thống hóa (tập hợp và pháp điển hóa) các quy định của các luật hiện hành (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp), trong đó có Chương Nhà giáo cho các loại hình giáo dục hiện nay.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, đây là dự luật rất khó, có ý kiến đồng thuận, có ý kiến trái chiều.
Ngày 25/9, Thường vụ Quốc hội sẽ họp cho ý kiến về dự thảo luật. Sau đó, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được chỉnh lý, hoàn thiện để trình chuẩn Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 tới đây.
Việc xây dựng dự thảo luật này được căn cứ vào Kết luận số 91 của Bộ Chính trị nêu rõ tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về giáo dục, đào tạo, trong đó có nhiệm vụ sớm xây dựng Luật Nhà giáo.
" alt=""/>Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớnPhó Tổng thống Mỹ cho biết sẽ lập Trung tâm ASEAN-Mỹ tại Washington DC, tạo điều kiện cho giao lưu nhân dân, doanh nghiệp, học giả ASEAN và Mỹ.
Năm 2022, Mỹ là đối tác đầu tư lớn nhất ở khu vực, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 420,4 tỷ USD.
Thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ASEAN và Mỹ đang bước vào kỷ nguyên hợp tác mới với khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện thiết lập cuối năm qua, cần phối hợp triển khai mối quan hệ hiệu quả, thực chất và cùng có lợi.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, cần nhanh chóng đưa hợp tác kinh tế, thương mại trở thành trụ cột và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trở thành động lực thúc đẩy Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Mỹ.
Theo đó, hai bên cần phối hợp thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững, ổn định chuỗi cung ứng, hạn chế các biện pháp áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp không cần thiết đối với các sản phẩm xuất khẩu, tác động trực tiếp đến việc làm và sinh kế của người dân.
Bên cạnh đó, cần dành nguồn lực thích đáng mở rộng hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, mở ra không gian phát triển mới và tạo sức bật mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Nhằm xây đắp tương lai bền vững cho hơn 1 tỷ người dân, Thủ tướng đề nghị ASEAN phối hợp với Mỹ triển khai hiệu quả các Sáng kiến Tương lai ASEAN-Mỹ về y tế, giáo dục, năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững; đồng thời mong muốn Trung tâm ASEAN-Mỹ đóng góp hiệu quả cho các nỗ lực này.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Mỹ thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện Tuyên bố Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng.
Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ phát triển tiểu vùng Me Kong thông qua cơ chế Đối tác Me Kong - Mỹ, trong đó bảo đảm các nỗ lực phát triển bền vững tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 11 thông qua Tuyên bố chung về hợp tác trên cơ sở Quan điểm AOIP của ASEAN.
Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Canada
Cũng trong chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Canada. Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Canada.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định hết sức coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ mạnh mẽ vị trí trung tâm của ASEAN.
Ông cam kết đẩy mạnh can dự và tăng cường hiện diện hơn nữa tại khu vực, đề cao các nguyên tắc quốc tế, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thủ tướng Canada khẳng định phối hợp chặt chẽ với ASEAN triển khai mối quan hệ Đối tác chiến lược mới được thiết lập một cách thiết thực và hiệu quả hơn nữa.
Trong năm 2022, tổng kim ngạch hai chiều đạt 23,1 tỷ USD, trong khi tổng vốn FDI từ Canada vào khu vực ASEAN đạt 3,63 tỷ USD.
ASEAN hoan nghênh Canada đầu tư 24 triệu đô la Canada (CAD) triển khai sáng kiến Cửa ngõ Thương mại Canada tại Đông Nam Á, và đóng góp ban đầu trị giá 1 triệu CAD cho Quỹ tín thác ASEAN-Canada nhằm hỗ trợ triển khai các chương trình, dự án hợp tác cụ thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đây là thời điểm thích hợp để nâng tầm quan hệ ASEAN-Canada lên Đối tác chiến lược, mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác.
Đồng thời khẳng định, Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với các nước đưa các cam kết thành hành động thiết thực, cụ thể, xứng đáng với tầm vóc mới của quan hệ.
Nhấn mạnh hợp tác kinh tế vì thịnh vượng chung cần là trọng tâm ưu tiên của mối quan hệ Đối tác chiến lược mới thiết lập, Thủ tướng đề nghị tập trung đẩy mạnh giao thương, đầu tư, kết nối doanh nghiệp, ổn định chuỗi cung ứng, hỗ trợ tiếp cận thị trường của nhau.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn Canada hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam và các nước ASEAN xuất khẩu sang thị trường Canada.
Hướng tới tương lai phát triển xanh hơn, sạch hơn và bền vững hơn cho thế hệ sau, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, bảo đảm an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu…
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn Canada hỗ trợ các nước ASEAN, tiểu vùng Me Kong, trong chuyển đổi năng lượng, giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cấp cao ASEAN-Canada đã thông qua Tuyên bố tăng cường hợp tác an ninh lương thực và dinh dưỡng trong thời kỳ khủng hoảng.