Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Crystal Palace, 2h00 ngày 24/4
Bắt đầu vào đông trời lạnh, nhiều người bị cảm cúm, đau ốm, mệt mỏi... nên ăn uống khó tiêu, giảm ngon miệng, nhất là người có thể trạng và hệ tiêu hóa yếu, đau ốm, bệnh tật chưa hồi phục sức khỏe. Vì vậy các bác sĩ thường khuyên nên dùng món cháo ăn mềm, dễ tiêu, dễ cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để tái phục hồi sức khỏe. Nhưng nếu không biết cách nấu cháo ngon thì món cháo sẽ trở thành cực hình cho người thân nằm trên giường bệnh.Nấu cháo nên để mở vung để tránh trào. Ảnh minh họa.
Tùy bệnh mà nấu cháo
Tùy bệnh mà nấu cháo khác nhau sao cho hợp với thể trạng của người ốm đau, mệt mỏi... đôi khi căng thẳng vì chăm sóc người bệnh. Vì vậy muốn có nồi cháo ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe cần lên thực đơn cháo mỗi ngày bằng các nguyên liệu theo khẩu vị, sở thích của người ăn (chú ý các món kiêng khem cho người bệnh kẻo lại gây hại cho sức khỏe). Theo đó:
- Người ốm, mệt phổ biến cần ăn cháo thịt gà, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo tôm…
- Người ốm sốt nên ăn cháo trứng gà tía tô, cháo đậu xanh, cháo gà…
- Người bị cảm cúm, mệt mỏi nên ăn cháo thịt băm gừng tươi, cháo bí đỏ, cháo hành tiêu…
- Người mới ốm dậy nên bồi bổ cháo lươn, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo thịt băm…
- Người bình thường, người khỏe, hoặc người đã hồi phục tốt thì cho ăn xen kẽ cháo hàu, cháo nấm, cháo cải bó xôi, cháo tôm, cháo cá chép…
- Những ngày lạnh lẽo nên ăn cháo sườn, cháo cá giải cảm rất tốt.
Món cháo cần ăn nóng, thêm các rau gia vị cũng là thảo dược như tía tô cắt nhỏ, gừng cắt sợi, rắc hạt tiêu thật nhiều.
Cháo phải có thêm các rau gia vị ăn mới ngon. Ảnh minh họa.
Bí quyết để có nồi cháo ngon dễ làm
Bí quyết nấu cháo ngon đơn giản và dễ dàng hơn với công đoạn chuẩn bị và chế biến, nhưng cần lưu ý:
- Chọn nguyên liệu tươi ngon và sạch. Nên nấu cháo và nguyên liệu riêng, sau đó kết hợp lại để đảm bảo hương vị của từng loại nguyên liệu.
- Gạo nấu cháo cần là gạo mới, dẻo và thơm để cháo có vị béo ngọt, hương thơm của gạo (không nên dùng gạo nở nấu cháo vì khô hạt và nhạt nhẽo). Cách 1 là trộn gạo tẻ với một ít gạo nếp tạo độ quánh vừa phải, tăng hương vị (nên ngâm trước khi nấu sẽ nhừ và ngon hơn). Cách 2 là rang vàng gạo trước khi nấu càng thêm thơm ngon hơn.
- Chọn nồi nấu cháo nên dùng nồi có đế dày, nồi đất, hoặc nồi không dính, miệng nhỏ thành cao để cháo sôi không bị trào, hoặc dính đáy. Nồi áp suất, nồi cơm điện nấu cháo cũng ngon, nhưng phải khéo canh lửa và nước để cháo không bị trào mà khó rửa, lâu dài có thể hỏng nồi.
- Nước nấu cháo tỷ lệ 1 gạo 3 nước sẽ vừa ngon. Đun nước hơi nóng mới đổ gạo vào. Nếu cần thêm nước thì chờ nước gần cạn mới đổ thêm nước sôi vào (vì đổ thêm nước lạnh làm cháo giảm mất hương vị).
- Nấu cháo không nên đậy nắp nồi để tránh cháo bị trào. Lúc đầu cần đun to lửa cho cháo sôi bùng lên, rồi hạ lửa ninh tới khi gạo nở bung là đã nhừ. Cháo sôi mới dùng muôi to để khuấy cháo giúp gạo không bị dính nồi, và thỉnh thoảng lại khuấy lại. Lưu ý là khuấy cháo theo 1 chiều kẻo quấy ngược lại cháo nóng bắn ra dễ bị bỏng. Khi gạo đã nở bung thì khuấy thêm một lúc rồi tắt lửa, đậy nắp để yên 30 phút thì cháo mới ngon.
Cháo thịt thường cho thêm gừng để có hương vị thơm, ấm. Ảnh minh họa.
Cách nấu cháo thịt băm, thịt gà, vịt ngon
Món cháo gà, vịt muốn nấu ngon cần chọn thịt tươi sống, sơ chế sạch rồi thả vào nồi nước hơi nóng luộc chín. Cho thêm gừng đập giập, hoặc gừng cắt lát vào cho có hương vị thơm và ấm bụng. Vớt gà, vịt ra để riêng.
- Gạo vo xong để ráo, trộn với chút muối rồi rang sơ cho hạt gạo trong để nấu thì sẽ mềm nhừ, không bị ra nhựa. Đổ gạo vào nước luộc nấu lửa to cho sôi bùng lên một lúc thì vặn lửa liu riu ninh cho tới khi hạt gạo nở bung là đã nhừ.
Lưu ý là nấu cháo gà, vịt 1 lượng gạo cần cho 4-5 lượng nước để cháo hơi loãng ăn mới ngon, và cần canh nước để không bị trào.
Nếu nấu cháo sườn, giò lợn thì chần sơ thịt qua nước sôi cho sạch mới thả vào nồi cháo nêm nếm rồi hầm cháo đến chín nhừ.
Nấu cháo thủy sản nên cho thêm nấm, cả rốt để tăng hương vị. Ảnh minh họa.
Cháo thủy sản
Cháo thủy sản nhiều đạm nhưng nấu lâu dễ bị mất chất, dễ bị khô cứng, không ngon. Vì vậy để có nồi cháo ngon cần nấu cháo riêng trước, khi ăn mới cho thủy sản vào.
Khi sơ chế thủy sản cần rửa sạch với rượu - gừng, hoặc muối - gừng để khử mùi tanh.
Để tăng vị đậm đà cho cháo thủy sản, hãy hầm xương lấy nước dùng, sau đó lấy nước này nấu cháo, khi cháo sôi cho vài giọt dầu ăn vào cháo sẽ thơm béo.
Có thể cho cà rốt, nấm vào nấu cùng để tăng thêm hương vị và giảm mùi tanh của thủy sản.
Trước khi ăn để cháo đang sôi thì đổ gừng cắt sợi vào cháo, rồi hãy múc thủy sản vào, khuấy nhanh rồi tắt bếp ngay để thủy sản không bị nát và tươi ngon.
Lưu ý:
- Không nêm cháo với nước mắm vì khiến cháo có vị chua. Nếu cháo nhạt thì khi ăn mới nêm thêm nước mắm và phải ăn ngay.
- Bí quyết để người ốm, mệt ăn cháo ngon miệng là ăn thật nóng, và thêm các loại rau gia vị hành, mùi, gừng, tía tô… (người ốm, bệnh chú ý kiêng khem).
- Nên cho thêm các loại nguyên liệu thịt, cá, tôm và rau củ... vào cháo cho ngon và đủ dinh dưỡng.
- Không nên nấu cháo quá nhừ vì dễ ngán. Các món cháo dễ ăn là cháo gà, cháo tía tô, cháo hành, cháo thịt bò và cháo thịt băm… Nhưng không nên lặp lại một món cháo suốt 3 bữa vì sẽ rất chán và gây cảm giác sợ ăn cháo.
Cách rang gạo nấu cháo
- Nên rang gạo cho thơm rồi cho vào nồi áp suất, nồi ủ, hoặc bình ủ cháo để qua đêm sẽ nhanh nhừ và hương thơm ngon hơn.
- Cách rang gạo là cho gạo vào chảo và đặt lên bếp, đảo đều tay để gạo không bị cháy. Khi gạo có mùi thơm, lấm tấm vàng thì tắt bếp.
- Đổ gạo rang vào nồi nấu cháo, thêm nước theo sở thích ăn cháo đặc hay loãng.
- Một số người cho lá dứa vào nấu cùng cháo để lấy hương thơm, khi cháo nở thì vớt lá dứa ra bỏ đi; Một số người lại thích cho vài giọt dầu oliu vào cháo để có vị thơm ngon riêng, tốt cho sức khỏe.

Bí quyết cho gia vị để món sườn xào chua ngọt thơm ngon
Bí quyết cho gia vị để món sườn xào chua ngọt thơm ngon.
" alt=""/>Để có nồi cháo ngon, dễ làm cần những bí quyết riêng này
Căn bếp là nơi “nhóm lửa gia đình”, thường được người nội trợ quan tâm và chăm chút kỹ lưỡng nhất. Trước những nguy cơ cháy nổ từ bếp ga, ngày càng nhiều bà nội trợ chuyển sang dùng bếp từ với nhiều ưu điểm.An toàn
Không ít người dùng trải qua cảm giác “thót tim” khi ngửi thấy mùi gas trong nhà. Bếp gas dùng khí dễ cháy, có nguy cơ rò rỉ gas, dễ gây cháy nổ. Còn bếp từ sử dụng dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp, sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp - vừa đủ để tiếp xúc với đáy nồi (nhiễm từ) sinh ra nhiệt, được đánh giá an toàn.
Một số bếp từ như bếp từ Ferroli, bếp từ Rapido còn có cảnh báo khi không có nồi, tự động ngắt khi quá nhiệt hoặc theo thời gian hẹn trước, có bảng điều khiển thông minh, chế độ khóa trẻ em... nên cực kì an toàn.
Tốc độ
Với những người thường đi làm về muộn và muốn nấu bữa tối thật nhanh, thì bếp từ là lựa chọn lý tưởng. Theo một thử nghiệm, một chiếc bếp từ với công suất 1 vùng nấu 2000W như bếp từ Ferroli, việc đun sôi 1L nước chỉ mất 2 phút 28 giây, trong khi bếp gas tốn 4 phút 24 giây.
Sở dĩ bếp từ “thần tốc” như vậy là bởi chúng có tốc độ gia nhiệt nhanh, hiệu suất nhiệt của bếp từ Ferroli lớn hơn 90%, tức là hơn 90% nhiệt năng được truyền vào đáy nồi, lượng nhiệt thất thoát ở mức nhỏ. Còn bếp gas đầu tiên sẽ phải làm nóng vùng không khí dưới nồi, việc này làm thất thoát 40 - 50% nhiệt lượng ra xung quanh, thậm chí còn biến việc nấu ăn vào mùa hè trở thành “cực hình”.
Tiết kiệm chi phí
Nhiều người nghĩ rằng, xài bếp từ tốn điện, đắt đỏ nhưng thực tế không phải vậy. Bếp từ “hiện đại nhưng không hại điện”, chi phí tiền điện trung bình hàng tháng tính ra rẻ hơn so với một bình gas. Cụ thể, bếp từ Ferroli đun sôi 1L nước chỉ tốn 0,1kW điện, khoảng 154 đồng. Trong khi đó, bếp gas đun sôi 1L nước tốn 17g gas, quy ra tiền khoảng 297 đồng.
Thiết kế sang trọng
Bếp từ thường có thiết kế sang trọng, dễ dàng vệ sinh. Trong khi bếp ga khó vệ sinh do bám cặn thực phẩm, thức ăn trào xuống trong quá trình đun nấu, dễ gây ra han gỉ, mất tính thẩm mỹ.
Bếp từ Ferroli với thiết kế âm, mặt kính Schott Ceran của Đức có khả năng chịu sốc nhiệt lên tới 750 độ C, giúp tăng thêm thẩm mỹ cho căn bếp của người dùng.
Thân thiện
Bếp từ không khói, là sản phẩm thân thiện với môi trường. Còn nếu sử dụng gas, khi nấu sẽ sản sinh ra khí CO2 không tốt cho sức khỏe, làm gian bếp đã nóng lại càng ngột ngạt thêm. Nhược điểm của bếp từ là “kén nồi” khi chỉ dùng được nồi có đáy nhiễm từ.
Ngoài ra, bếp từ thường có giá đắt hơn bếp gas, tuy nhiên người dùng có thể tìm đến các thương hiệu lớn của nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, với chất lượng ngang với sản phẩm nhập khẩu nhưng giá thành lại ở mức cạnh tranh.
Điển hình là thương hiệu Ferroli của Italy, do chỉ chịu thuế nhập khẩu linh kiện, thay vì thuế nhập nguyên chiếc nên giá thành được nhiều người đánh giá là hợp lý. Ngoài ra, vì được các kỹ sư Italy nghiên cứu, thiết kế dành riêng cho thị trường Việt Nam, phù hợp với khí hậu và điện áp của Việt Nam nên độ bền của sản phẩm có thể lên tới 20 năm.
Toàn bộ linh kiện được Ferroli nhập khẩu từ Đức, bao gồm mặt kính Schott Ceran chống sốc nhiệt và chống xước, mâm từ bằng đồng nguyên chất, hiệu suất cao và tiết kiệm điện năng, mâm gốm Ego của Đức tăng hiệu quả truyền nhiệt... Ngoài ra, Ferroli còn có chế độ hậu mãi và bảo hành tận nhà trên toàn quốc, linh kiện sẵn có cũng là ưu điểm vượt trội.
Nhân dịp 15 năm thành lập, Ferroli đang có chương trình tri ân tặng thêm 15 tháng bảo hành cho khách hàng.
Website: https://ferroli.com.vn/danh-muc/bep-tu Hotline: 0968.222.646 hoặc 0968.222.644 |
(Nguồn: Ferroli)
" alt=""/>5 lý do nên sắm ngay bếp từ
Những việc làm của họ phần nào giúp người dân vùng rốn lũ ổn định cuộc sống.
 |
Các thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh và người dân vùng lũ tỉnh Quảng Trị. |
Trở về sau 10 ngày cùng ăn, cùng ở với bà con vùng lũ Quảng Trị, anh Trần Huỳnh Hoài Phong (33 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) cùng các đồng đội của mình vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc được giúp đỡ bà con nơi rốn lũ.
Anh Phong cho biết, ngày 21/10 vừa qua, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh do anh làm đội trưởng đã phối hợp cùng CLB Công tác xã hội Hóc Môn chở gần 30 tấn hàng hóa ra hỗ trợ bà con vùng lũ của tỉnh Quảng Trị. Số hàng trên là do bà con miền Tây đóng góp.
“Đợt lũ trước bão số 9, bà con ở tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng rất nặng nề nên đội vận động người dân đóng góp nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ. Đội không nhận tiền ủng hộ mà chỉ nhận nhu yếu phẩm. Ai đóng góp gì, đội nhận đấy miễn là không phải tiền mặt”, anh Phong nói.
Chỉ trong ít ngày, đội của Phong đã nhận một số lượng lớn hàng hóa gồm: quần áo, gạo, dầu gió, thuốc men… Trong số này, người dân còn gói hơn 1.000 đòn bánh tét Trà Cuôn, 1.000 cái bánh ú nhờ đội chở ra Quảng Trị.
Không thể để bà con vùng lũ đợi lâu hơn nữa, Phong nhanh chóng thành lập đội để chuyển 30 tấn hàng nói trên ra miền Trung. Tuy nhiên, đường xa vạn dặm, có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Phong phải tìm những thành viên có đủ các tiêu chí nhất định để thực hiện chuyến đi.
Anh Phong kể: “Phương châm của đội từ trước đến giờ là đói tự ăn, xăng tự đổ, khổ tự chịu. Thế nên, lần đi cứu trợ này, tôi phải tuyển chọn thành viên. Yêu cầu đầu tiên là thành viên nhất định phải biết bơi, sức khỏe tốt. Cuối cùng, người đó phải chấp nhận đi mà không hẹn ngày về”.
Bởi, theo tính toán của Phong, sau khi thực hiện công tác cứu trợ xong, đội sẽ chuyển sang cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ người dân tại đây ứng phó bão số 9. Với sự chuyển đổi này, Phong không dám nói trước ngày nào đội sẽ trở về.
 |
Anh Phong cùng đồng đội trong một chuyến đi hỗ trợ người dân tại vùng lũ. |
Đúng như dự liệu của Phong, sau khi đã tiếp tế lương thực cho các vùng bị ngập, bão số 9 ầm ào đổ bộ vào miền Trung. Ngay lập tức, đội cứu trợ của Phong kết hợp người dân, thanh niên tình nguyện địa phương thành lập đội SOS Hải Lăng tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Mới thành lập, SOS Hải Lăng đã nhận ngay nhiệm vụ tìm, ứng cứu một ông cụ đi lạc. Anh Phong kể: “Lúc tâm bão vào đất liền, mưa gió ghê lắm, chúng tôi nhận được thông báo có một ông cụ tinh thần không ổn định đi lang thang ngoài đường”.
“Hai chân ông bị hoại tử nặng, người dân đã đưa ông vào trạm y tế xã nhưng không có xe cứu thương để đưa lên bệnh viện huyện. Đội quyết định xuất xe cứu thương đến trạm y tế xã để đưa cụ đi. Thế nhưng khi đến nơi, ông cụ đã bỏ đi đâu không rõ”, anh Phong kể thêm.
Không để cụ già một mình ngoài mưa gió, anh Phong cùng đồng đội đội mưa đi tìm. Sau gần 1 giờ đồng hồ tìm kiếm, cả nhóm gần như tuyệt vọng, định bỏ cuộc thì anh thấy ông lão đi lang thang ngoài Quốc lộ 1A.
Nếu đội của anh Phong không gặp được ông, có lẽ người này đã không qua khỏi. Bởi, lúc phát hiện, ông lão gần như suy kiệt vì đói và lạnh, các vết thương ở chân lở loét, rướm máu… Sau này, người thân ông cụ cho biết, ông đi lạc đã 5 tháng nay. Người nhà đăng tin tìm kiếm ông trên đài truyền hình nhưng vẫn không có kết quả.
Bán xe mua xuồng hơi cứu dân
 |
Chiếc xuồng hơi anh Phong mua từ tiền bán chiếc xe mô tô phân khối lớn của mình. |
Dù chuẩn bị tinh thần và lường trước những nguy hiểm nhưng anh Phong và đồng đội vẫn nhiều lần thót tim. Anh kể, lần đầu ra xứ lạ quê người trong điều kiện đặc biệt lại không thể nắm rõ địa hình nên cả đội luôn đi trong tâm trạng lo lắng.
Phong nói, cả nhóm phải vào những nơi sâu nhất như: xã A Vao (huyện Đakrông), một số bản vùng sâu, nơi từng bị chia cắt vừa thông xe được 2 ngày… Mỗi khi phải di chuyển trong điều kiện mưa bão, anh em lúc nào cũng lo liệu có gặp sạt lở, lũ quét, lũ ống… hay không.
“Những lúc di chuyển qua vùng bị sạt lở, ai cũng nín thở vì sợ. Vậy mà có lần, đang đi thì có một tảng đá to bằng 2 người ôm lao ầm ầm từ trên núi xuống. Tảng đá đâm sượt qua đầu xe của đội. Mãi một lúc sau, anh em mới biết mình còn sống”, anh Phong kể.
Xe đi qua vùng sạt lở đã khó, việc vận chuyển nhu yếu phẩm đến cho bà con ở vùng ngập lụt càng khó khăn hơn. Rất may, điều này đã nằm trong dự liệu, tính toán của Phong.
Không để bất kỳ loại địa hình nào ngăn cản việc cứu trợ, anh cắn răng bán chiếc mô tô từng là niềm đam mê, bạn đường của mình để mua một chiếc xuồng hơi. Gặp khu vực ngập nước, đội vận chuyển hàng hóa xuống xuồng, nổ máy chạy đến tận nhà dân trao quà.
Phong thật thà chia sẻ, nói bán chiếc xe không tiếc là nói dối. Bởi, chiếc xe này là niềm đam mê của Phong. Nó gắn bó với anh trên những cung đường dẫn đoàn, nhiều lần cùng anh hỗ trợ, cứu giúp người dân gặp tai nạn.
Tuy nhiên, khi biết tiền từ chiếc xe yêu quý của mình có thể mua về chiếc xuồng hơi để giúp đỡ được nhiều người hơn, anh lại thấy xứng đáng và không hối tiếc. Phong nói, anh có ý định tặng lại chiếc xuồng này cho đội SOS Hải Lăng nếu đội này hoạt động hiệu quả.
 |
Thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đưa ông già đi lạc trong bão đến bệnh viện sau khi tìm thấy người này lang thang ngoài Quốc lộ 1A. |
Cuối cùng, sau 10 ngày cùng ăn, cùng ngủ với người dân vùng lũ, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh, CLB Công tác xã hội Hóc Môn đã phân phát hết gần 30 tấn hàng hóa.
Phong nói, điều khiến anh và đồng đội vui nhất là đã trao tận tay những phần quà theo nhu cầu của người dân từng địa phương cụ thể. Khi được nhận quà như thế, người dân rất mừng vì họ nhận được đúng thứ họ cần.
“Ví dụ vùng bị cô lập, người dân cần thức ăn, dầu gió và thuốc… Vùng cao, thường xuyên bị mất điện, đội hỗ trợ đèn pin, áo mưa… Vùng ngập sâu, đội tặng áo phao, đèn pin… Tùy nhu cầu của từng vùng mà đội sẽ có những phần quà phù hợp chứ không phải nơi nào cũng nhận một loại quà như nhau”, anh Phong chia sẻ.
Anh nói, những hình ảnh bà con vùng lũ vui mừng, nở nụ cười, rơi nước mắt khi nhận những món quà hay ăn chiếc bánh tét, bánh ú mà tấm tắc khen ngon khiến anh và đồng đội vô cùng hạnh phúc. “Chỉ cần như thế, mọi mệt nhọc của anh em như tan biến. Chuyến đi lần này đã thành công tốt đẹp”, anh Phong bộc bạch.
 |
Một cậu bé tỏ ra vui mừng, hạnh phúc khi nhận được quà tặng từ đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh. |

Người đàn ông 30 ngày lái xe tải dọc miền Trung cứu trợ vùng lũ
Cụ già ngoài tuổi 80 ngồi co ro trên nóc nhà, tay ôm con chó nhỏ, suốt 3 ngày phải nhịn đói vì nước lũ cô lập. Nhận thùng mì tôm từ tay anh Dũng, bà khóc. Anh cũng khóc.
" alt=""/>8X miền Tây bán xe mua xuồng cứu dân và chuyến đi 'thót tim' ở Quảng Trị