![]() |
![]() |
Cuối những năm 1910, Đế quốc Anh vốn đang rất hùng mạnh đã giành được quyền uỷ trị vùng đất Jerusalem và Palestine từ tay Thổ Nhĩ Kì. Tháng 1/1919, Anh ra tuyên bố Banfor về việc thiết lập ở Palestine một tổ quốc cho dân tộc Do Thái, đồng thời công nhận Palestine là một thực thể tách rời khỏi Vương quốc Ảrập và người Do Thái có chủ quyền tại đây.
Ngày 29/11/1947, Liên Hợp quốc (LHQ) thông qua nghị quyết 181 về việc bãi bỏ quyền uỷ trị của Anh và chia vùng đất này thành 2 nhà nước: Nhà nước Do Thái chiếm 58,47% diện tích vùng Palestine (14.100km2) với 498.000 người Do Thái, 325.000 người Ảrập; Nhà nước Ảrập chiếm 43,53% diện tích với 807.000 người Ảrập và 10.000 người Do Thái. Riêng thành phố Jerusalem với 100.000 người Do Thái và 105.000 người Ảrập nằm trong quốc gia Ảrập sẽ được quốc tế hoá.
![]() |
Chủ tịch PLO Yasser Arafat (phải), Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin (trái) và Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, ngày 14/5/1948, Hội đồng Dân tộc Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Israel với thủ đô là Jerusalem, bất chấp tinh thần nghị quyết 181. Biểu thị tình đoàn kết với những người anh em Palestine, các nước Ảrập đã phản đối hành động này của Israel. Chính vì vậy, sự nghiệp đấu tranh giành những quyền cơ bản của dân tộc Palestine đã trở thành cuộc xung đột Ảrập – Israel. Vấn đề Palestine đã trở thành cốt lõi của tiến trình hòa bình Trung Đông.
Đây là cuộc tranh chấp khu vực kéo dài nhất và nhiều mâu thuẫn nhất trong lịch sử thế giới đương đại, với những vụ tiến công đơn lẻ diễn ra hầu như hàng ngày giữa các bên liên quan cùng 6 cuộc chiến tranh, xung đột quy mô lớn đã diễn ra.
Tháng 5/1964, Hội đồng Dân tộc Palestine (PNC) họp lần thứ nhất ở Đông Jerusalem tuyên bố thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) do Al Fatah, tổ chức cách mạng đầu tiên của nhân dân Palestine được thành lập năm 1958, làm nòng cốt. Từ đó, PLO trở thành đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine.
Năm 1975, tại Khóa họp 30 của Đại Hội đồng LHQ, PLO đã được mời tham gia với tư cách quan sát viên. Ngày 15/11/1988, nhà nước Palestine tuyên bố thành lập, nhưng chưa được LHQ công nhận. Năm 1994, trên cơ sở hiệp định Oslo ký năm 1993 giữa Chủ tịch PLO Yasser Arafat và Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin, Chính quyền Dân tộc Palestine (PA) được thành lập để điều hành một số khu vực thuộc Dải Gaza và khu Bờ Tây. Tuy nhiên, chế độ tự quản cho người Palestine tại những vùng đất nói trên chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ.
Cùng với các cuộc vận động ngoại giao, người Palestine đã tiến hành hai cuộc nổi dậy (Intifada) vào năm 1987 và 2000, nhưng không chấm dứt được sự chiếm đóng của Israel và triển vọng thành lập một Nhà nước Palestine ngày càng xa vời. Tháng 9/2010, dưới sự trung gian của Mỹ, các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine được nối lại. Tuy nhiên, sau gần một năm, các cuộc đàm phán đã không thu được kết quả mong đợi.
Vấn đề ở chỗ, mặc dù đã rút khỏi Dải Gaza (hiện do Phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát), song Israel tiếp tục mở rộng các khu định cư Do Thái ở khu Bờ Tây, và đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel.
Thất vọng trước hiện trạng bế tắc này, ngày 23/9/2011, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chính thức trình lên Tổng thư kí LHQ đơn xin gia nhập tổ chức này với quy chế quốc gia thành viên đầy đủ và đề nghị công nhận Palestine là một nhà nước độc lập với đường biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967. Trong khi đợi chờ, ngày 31/10/2011, Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của LHQ (UNESCO) đã chính thức phê chuẩn Palestine trở thành thành viên đầy đủ thứ 195.
Đây là một thắng lợi ngoại giao quan trọng, là niềm khích lệ lớn đối với người Palestine trong nỗ lực đạt mục tiêu thành lập một nhà nước Palestine độc lập. Điều đó có nghĩa là đa số thế giới ủng hộ quyền của người Palestine trở thành một nhà nước độc lập và là thành viên của cộng đồng thế giới.
Việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái, cũng như ủng hộ Israel mở rộng các vùng định cư ở Bờ Tây là “đổ thêm dầu vào lửa” và càng làm phức tạp thêm tình hình giải quyết vấn đề Palestine, vốn tồn tại đã hơn 70 năm.
Sau hàng thập kỷ đấu tranh giành lại những quyền cơ bản của mình, Palestine đã phải chịu biết bao tổn thất nặng nề do chính sách mở rộng các khu định cư của Israel trên các vùng đất của Palestine bị chiếm đóng. Yêu cầu công nhận Palestine là một nhà nước độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô, với đường biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967, là nguyện vọng chính đáng của nhân dân Palestine.
Nguyên Phong
Nhật báo al-Jarida của Kuwait trích dẫn một nguồn tin cấp cao hé lộ, Israel bị nghi là thủ phạm đứng sau các vụ tấn công hai cơ sở quân sự và hạt nhân của Iran trong một tuần trở lại đây.
" alt=""/>Tìm hiểu căn cốt của tiến trình hòa bình Trung ĐôngNgay sau khi thông báo chính thức về tân binh Riccardo Calafiori, Arsenal tập trung hoàn tất thương vụ Mikel Merino như HLV Mikel Arteta yêu cầu.
Ý định của Arsenal là chia tay thần đồng một thời Emile Smith Rowe - người đang trên đường gia nhập Fulham (27 triệu bảng; cộng thêm 7 triệu bảng trả sau), và dùng khoản tiền này mua Merino.
Hợp đồng của Merino với Real Sociedad hết hạn vào tháng 6/2025. Vì thế, Arsenal tin tưởng chi phí cho cầu thủ 28 tuổi người Tây Ban Nha không cao.
Trong tham vọng chinh phục danh hiệu Premier League lần đầu tiên kể từ 2003-04, Mikel Arteta muốn xây dựng hàng tiền vệ mới với Merino kết hợp cùng Martin Odegaard và Declan Rice.
Đích thân Mikel Arteta đang liên hệ về mặt cá nhân với Merino để thuyết phục cầu thủ người xứ Basque sang Anh. Nhà vô địch EURO 2024 hiện cũng là mục tiêu của Barcelona.
Mourinho lôi kéo Lindelof
HLV Jose Mourinho đang liên hệ với đội bóng cũ MU để đặt vấn đề chuyển nhượngtrung vệ Victor Lindelof.
Tham vọng của Mourinho là biến Fenerbahce thành thế lực bóng đáchâu Âu, cũng như giành quyền vào vòng bảng Champions League (hiện đang dự giai đoạn sơ loại).
Mourinho là người đưa Lindelof về MU. Cầu thủ người Thụy Điển chỉ còn 1 năm hợp đồng và "Người đặc biệt" muốn kéo anh sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong kế hoạch của mình, Mourinho muốn xây dựng hàng phòng ngự với cặp trung vệ Lindelof và Caglar Soyuncu - bản hợp đồng mới từ Atletico.
Trước khi lôi kéo Lindelof, Mourinho đón 2 tiền đạo đáng chú ý là Allan Saint-Maximin (mượn từ Al-Ahli) và Youssef En-Nesyri (19,5 triệu euro, từ Sevilla).
Real Madrid muốn có Frimpong
Sau những màn ra mắt đình đám của các ngôi sao tấn công Kylian Mbappe và Endrick, Real Madrid đang hướng đến một bước khác trên thị trường chuyển nhượng.
Fichajes đưa tin, kế hoạch mà Real Madrid đang triển khai là chiêu mộ Jeremie Frimpong, ngôi sao của Bayer Leverkusen và đội tuyển Hà Lan.
Real Madrid sẽ không lấy Frimpong ngay trong mùa hè năm nay, mà dành cho những thay đổi ở mùa giải 2025-26.
Hiện tại, Real Madrid vẫn còn 2 hậu vệ phải Dani Carvajak và Lucas Vazquez. Vì thế, Frimpong chỉ gia nhập sân Bernabeu mùa hè năm sau.
Real Madrid dự tính kích hoạt điều khoản phá vỡ hợp đồng của Frimpong giá 40 triệu euro. Mùa hè 2025, ngôi sao 23 tuổi này sẽ cùng đến thủ đô Tây Ban Nha với Alphonso Davies.
Tin vắn- Borussia Dortmund dự kiến hoàn tất 2 bản hợp đồng quan trọng trong tuần này là Pascal Gross và Yan Couto.
- Bất chấp sự quan tâm của nhiều CLB lớn, Xavi Simons quyết định gắn bó với RB Leipzig thêm một mùa giải theo dạng cho mượn từ PSG.
- Thủ môn Keylor Navas đang trên đường gia nhập Serie A, sau khi đạt thỏa thuận với CLB Monza theo dạng chuyển nhượng tự do.
- Bryan Gil chính thức gia nhập Girona theo hợp đồng mượn từ Tottenham. Điều khoản mua lại vào năm 2025 có giá 15 triệu euro.
- Atletico vừa tiến hành đàm phán với PSG về tiền đạo Goncalo Ramos, trong kế hoạch tìm kiếm giải pháp thay thế Alvaro Morata.
- Lời đề nghị 20 triệu euro của Marseille cho Wataru Endo bị Liverpool từ chối. CLB Pháp dự kiến sẽ tăng mức giá để lấy tiền vệ người Nhật Bản theo yêu cầu của tân HLV Roberto de Zerbi.
- West Ham của HLV Julen Lopetegui vừa gia nhập cuộc đua giành chữ ký Niclas Fullkrug, chân sút vừa có mùa giải thành công ở Borussia Dortmund.
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 30/7: Arsenal ký Merino, Mourinho lấy sao MU